Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 14 - Tiết 51 đến tiết 56

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác giả qua việc phân tích các nhân vật (Chí Phèo).

 - Thấy được một số một nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

 1/ Kiến thức

 - Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù, nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát)

 - Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

 - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật

 2/ Kĩ năng

Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 3/ Thái độ

 Thấy đựơc số phận khốn cùng, bi thảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ qua hình tượng Chí Phèo và niềm thương cảm thông trân trọng của Nam Cao đối với họ.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1/ Giáo viên

 - Phương pháp: diễn giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại

 - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11 , giáo án, truyện ngắn Nam Cao.

 

doc18 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 14 - Tiết 51 đến tiết 56, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: 28/10/202012 Tiết 51 + 52 + TC14 CHÍ PHÈO ( Nam Cao) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác giả qua việc phân tích các nhân vật (Chí Phèo). - Thấy được một số một nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. 1/ Kiến thức - Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù, nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát) - Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật 2/ Kĩ năng Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Thấy đựơc số phận khốn cùng, bi thảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ qua hình tượng Chí Phèo và niềm thương cảm thông trân trọng của Nam Cao đối với họ. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: diễn giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11 , giáo án, truyện ngắn Nam Cao... 2/ Học sinh - Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Nêu những yêu cầu của việc đọc truyện? Hãy đọc đoạn đầu của truyện ngắn Hai đứa trẻ theo những yêu cầu đó. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Là một nhà văn luôn băn khoăn trăn trở về cách sống và cách viết, Nam Cao đã từng tuyên ngôn “Sống đã rồi hãy viết”. Một nhà văn muốn viết được nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo bởi cuộc đời quyết định đến văn chương.Nam Cao luôn nhìn đời bằng đôi mắt của tình thương, đôi mắt của lòng nhân ái. Với cách nhìn đời này, Nam Cao bắt đầu cầm bút sáng tác.Trước Cách Mạng, Nam Cao viết về hai đề tài, đề tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài nông dân hay nhất, tiêu biểu nhất phải kể đến sáng tác đầu tay của Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo. Linh hồn của câu chuyện là nhân vật cùng tên được nhà văn miêu tả với một tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: Sinh ra là người nhung không được làm người, cả đời khao khát lương thiện, cuối cùng trở thành kẻ bất lương.Thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của hắn nông dân Chí, ngòi bút Nam Cao bộc lộ là một ngòi bút nhân đạo, nhân văn, sâu sắc và cao cả. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt TIẾT 1 * Hoạt động : Tìm hiểu chung - Gv gọi Hs đọc tiểu dẫn Sgk. - Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm? - Tại sao ban đầu Chí Phèo lại có tên là Đôi lứa xứng đôi? - Nhan đề Chí Phèo có ý nghĩa gì? - Mỗi lần đổi tên cho ta thấy điều gì ở việc tiếp nhận tác phẩm? Nêu chủ đề tác phẩm? - Gv hướng dẫn Hs đọc tác phẩm. Gv đọc trước một đoạn. Chọn những đoạn tiêu biểu để Hs đọc. - Hs đọc. - Em hãy phân chia bố cục văn bản? * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản CHÍ PHÈO Nông dân lương thiện Biến thành tên lưu manh Bị tước đoạt quyền làm người Khát vọng sống lương thiện Giết Bá Kiến rồi tự sát - Gv yêu cầu Hs tóm tắt tác phẩm. - Gv treo bảng phụ tóm tắt tác phẩm. - Vì sao nói, làng Vũ Đại là hình ảnh nông thôn thu nhỏ của Việt Nam trước 1945? Gv diễn giảng thêm: Môi trường thiếu tình thương của làng Vũ Đại đã đẩy con người vào con đường lưu manh.Cánh cửa tình người duy nhất - Thị Nở vừa hé mở đã bị đóng sập. Chí Phèo tuyệt vọng bế tắc và kết cục bi thảm. Môi trường có thể cứu vớt con người song cũng có thể vùi lấp con người. Hình ảnh làng Vũ Đại - hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8 - 1945. - Gv giới thiệu ngắn gọn cuộc đời của Chí Phèo. Ba giai đoạn trong cuộc đời Chí Phèo: 1/ Từ lúc ra đời cho đến khi bị đẩy vào tù; do Chí Phèo quá lương thiện và Bá Kiến quá độc ác ghen tuông. 2/ Từ khi Chí Phèo ra tù cho đến khi gặp Thị Nở. 3/ Khi bị Thị Nở từ chối đến khi tự sát. - Tuổi thơ của Chí Phèo là một tuổi thơ không may mắn và gặp nhiều bất hạnh. Những chi tiết nào thể hiện điều đó? - Khi bị bà ba gọi lên bóp chân Chí Phèo có phản ứng như thế nào? Điều đó thể hiện điều gì trong nhân cách của Chí? - Vậy trước khi đi tù, Chí Phèo là một người như thế nào? - Phân tích hình dáng, cách ăn mặc và lời nói, cử chỉ, hành động của Chí Phèo sau khi ra tù. Qua đó nhà văn muốn nói gì? - Sự thay đổi về hình dáng và đặc biệt là sự xuất hiện của tiếng chửi chứng tỏ Chí Phèo có còn như trước đây nữa không? - Đến nhà Bá Kiến không những không trả thù được mà còn bị Bá Kiến lợi dụng làm gì? - Nam Cao đã chỉ rõ cho ta thấy nguyên nhân nào dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo? - Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao muốn nêu ra một vấn đề mới đối với người nông dân lúc bấy giờ. Đó là vấn đề gì? TIẾT 2 - Hs đọc lại đoạn mở đầu Chí vừa đi vừa chửi. - Vì sao Chí Phèo lại chửi bới lung tung như vậy? Có phải chỉ vì say, không làm chủ ý thức hay vì còn những lí do khác nữa? Nhận xét ngôn ngữ kể, tả phân tích tâm lí của tác giả. - Vì sao Chí Phèo chửi mà không ai lên tiếng? Và vì sao hắn lại chửi chính những người sinh ra mình? - Nhận xét về tiếng chửi của Chí Phèo? - Tiếng chửi tưởng như vô thức nhưng thật ra rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa gì? - Con đường hoàn lương của Chí Phèo diễn ra như thế nào? - Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã hoàn toàn thay đổi ra sao? - Miêu tả sự thay đổi của Chí Phèo, Nam Cao muốn gửi gắm điều gì đến người đọc? - Thị Nở là ai? - Thị Nở và Chí Phèo đã gặp nhau như thế nào? - Tâm trạng của Chí Phèo khi ở bên cạnh Thị Nở? - Cuộc gặp gỡ kì diệu hay nói cách khác là tình yêu đã giúp Chí phèo thay đổi như thế nào? - Cánh cửa cuộc đời tưởng như đang rộng mở chào đón Chí Phèo thì bỗng đóng sập lại? Vì sao vậy? - Hình ảnh bà cô đại diện cho điều gì của xã hội phong kiến Việt Nam đương thời? - Khi bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo có những diễn biến tâm lí như thế nào? Tâm trạng ấy dẫn đến kết quả gì? - Vì sao Chí Phèo lại giết Bá Kiến mà không đòi tiền như mọi khi? Ý nghĩa của hành động này? - Tại sao Nam Cao lại không để cho Chí Phèo sống? - Em hãy cho biết những nét tiêu biểu trong cách cư xử, tính điển hình của nhân vật này. - Khi trở về và thấy sự thể Chí Phèo đang chửi bới Bá Kiến đã xử lí như thế nào? - Vậy Bá Kiến là một con người như thế nào? * Hoạt động 3.Hướng dẫn tổng kết - Gv hướng dẫn Hs khái quát những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? TC14 * Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc chết - Hs tóm tắt lại tác phẩm Chí Phèo đầu từ đoạn sau khi Chí Phèo gặp Thị Nở. - Sau khi gặp Thị Nở, sáng mai tỉnh dậy, Chí Phèo đã có những thay đổi gì? - Chí suy nghĩ về những điều gì? - Chí hi vọng điều gì ở mọi người và đặc biệt ở Thị Nở? - Phút giây hạnh phúc của Chí Phèo vụt mất vì lí do gì? - Chí Phèo lại uống rượu, nhưng kì lạ thay càng uốn, càng tỉnh. Vì sao vậy? - Tại sao Chí lại xách dao đến nhà Bá Kiến chứ không phải là đến nhà Thị Nở? - Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo? *Hoạt động 2: Viết bài văn Dựa trên những phân tích trên em hãy viết bài văn phân tích nhân vật Chí Phèo. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Xuất xứ tác phẩm - Xuất bản năm 1941. - Từ một câu chuyện có thật ở làng Đại Hoàng quê hương nhà văn được nhà văn hư cấu lại nên mang tính điển hình cao. - Ban đầu nhà văn đặt tên là: “Cái lò gạch cũ” nhằm nhấn mạnh sự ra đời của Chí - nơi bắt đầu mọi thống khổ của nhân vật này. => sự luẩn quẩn, bế tắc. - Nhà xuất bản đổi thành Đôi lứa xứng đôi là để nhấn mạnh mối tình Chí Phèo, Thị Nở mục đích cho phù hợp thị hiếu đương thời. - 1946 xuất bản lại trong tập “Luống cày” tác giả đổi thành Chí Phèo nhan đề này thể hiện bao trùm toàn bộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo. Cơ sở của truyện: “Chí Phèo” là chuyện về người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng - quê tác giả. 2. Chủ đề Phản ánh hiện thực tối tăm, ngột ngạt cùng những bi kịch đau đớn, cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám 1945. 3/ Bố cục: 3 phần: - Đoạn 1: từ đầu đến “Cả làng Vũ Đại không ai biết” => Nhân vật Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi. - Đoạn 2: tiếp đó đến “Hồi đấy hắn đâu mới 27,28” => Kể về nguồn gốc của Chí Phèo từ lúc được sinh ra đến khi hắn đi tù về và bị Bá Kiến lợi dụng. - Đoạn 3: còn lại => Sự thức tỉnh và bi kịch không được làm người. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Làng Vũ Đại - hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám - Là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động. - Thành phần dân cư: những kẻ thống trị với các phe cánh của Bá Kiến, Đội Tảo, Binh Chức...; những người nông dân bị thống trị, bóc lột, trong đó có một bộ phận côn đồ, lưu manh. 2/ Nhân vật Chí Phèo a. Chí Phèo trước khi đi tù. Số phận bất hạnh của Chí Phèo - Hoàn cảnh xuất thân: Cuộc đời của Chí Phèo là một con số 0 tròn trĩnh (không cha, không mẹ, không tấc đất cắm dùi, không nhà không cửa) - Ngay từ lúc được sinh ra, Chí Phèo đã bị bỏ rơi (đời con hoang), đi ở hết nhà này đến nhà khác. Nghèo khổ cày thuê cuốc mướn để nuôi thân, lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến. - Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà Bá Kiến. Bị bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân. Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì -> biết phân biệt tình yêu chân chính và ý thức được nhân phẩm, phân biệt được tình yêu và nhục dục thấp hèn, thói dâm dục xấu xa, vì lòng ghen bạo chúa của Bá Kiến nên hắn phải đi ở tù cái lí thuộc về kẻ mạnh. => Hai mươi năm đầu của cuộc đời Chí Phèo là một anh canh điền hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng nhưng vì ghen tuông Bá Kiến đã đẩy anh canh điền hiền lành và chất phác ấy vào nhà tù. b. Chí Phèo khi đi tù về - Đi biệt 7, 8 năm Chí Phèo lù lù xuất hiện, trông khác hẳn: + Nhân hình: “đầu cạo trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm". .Mọi người không ai nhân ra đó là hắn “mới đầu chẳng ai biêt hắn là ai” - Nhà văn đặc tả khuôn mặt Chí Phèo bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, bằng những lời nhận xét trông gớm chết làm nổi bật sự thay đổi của Chí Phèo sau khi ở tù về. - Sự thay đổi này của Chí đã báo hiệu sự thay đổi về nhân tính, Chí Phèo hiện lên trước con mắt của dân làng Vũ Đại là một tên côn đồ ai trông cũng thấy sợ. Nhà văn đã cho mọi người thấy tội ác của nhà tù thực dân. suốt ngày say và đập phá cướp giật bản chất thay đổi. - Không những hắn không trả thù được Bá Kiến mà hắn còn trở thành công cụ gây tội ác trong tay kẻ thù trước dân lành “đập lương thiện”. - Đối mặt với Bá Kiến, trở thành con quỷ: Chí Phèo khi Bá kiến xuất hiện thì “nằm dài, không nhúc nhích, rên khẽ như gần chết, nghe những lời ngọt nhạt của Bá Kiến lòng Chí Phèo “ thấy nguôi nguôi và thế là cái thói hám danh, hám lợi, cái nhẹ dạ của người bị áp bức lại gặp phải cái xảo quyệt của kẻ thù Chí Phèo đã rơi vào tay bá Kiến lần nữa, lần này thì Chí Phèo mất tất cả nhân hình, nhân tính trở thành tay sai cho Bá Kiến đàn áp dân lành, trở thành con quỷ của làng Vũ Đại ai cũng phải khiếp sợ. => Nam Cao đã chỉ ra tận nguồn gốc sự tha hoá của Chí qua đó tố cáo bọn cường hào ácbá đã vùi dập con người cướp cả nhân hình nhân tính của người nông dân. Đồng thời nhà văn cũng bênh vực cho Chí, Chí chỉ là nạn nhân của cái xã hội độc ác này. => Chí Phèo bị vùi dập cả thể xác lẫn linh hồn, nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào thâm độc giết chết phần người trông con người chí. Hiện tượng bi thảm ấy khá phổ biến và có tính qui luật trong xã hội đương thời. Nhà văn đã nêu ra một vấn đề mới trong số phận tăm tối của người nông dân: bị tàn phá về tâm hồn, bị huỷ diệt cả nhân tính. c. Con đường hoàn lương của Chí Phèo - Tiếng chửi: thèm giao tiếp mà không thể được giao tiếp Chí phải chửi. Tiếng chửi vô cùng sâu sắc, ý nghĩa của tiếng chửi: * Chửi trời: Chí nhận thấy cái bi kịch của số phận và xem bi kịch này là do trời, do định mệnh làm nên. * Chửi đời: nhận thức rõ ràng hơn một chút: bi kịch của đời mình là do đời, do cái xã hội này làm nên. * Chửi làng Vũ Đại: nơi nó sinh ra nơi nó bị vứt bỏ nơi nó từ con người thành ra con quỷ, nơi có kẻ thù của nó mà nó không thể chống lại. * Chửi cái đứa không chửi nhau với hắn: Chí bị đẩy ra khỏi xã hội loài người và thèm được chấp nhận những không ai công nhận sự có mặt của Chí. * Chửi cái đứa đẻ ra thân hắn: Cái đứa đẻ ra Chí, và Chí Phèo, hắn đang đi tìm vì đâu, ví ai mà hắn lại khổ thế này. => Tiếng chửi mở đầu truyện gây một sự bất ngờ đối với độc giả. Thoạt nghe tiếng chửi đó thật vu vơ mơ hồ nhưng thực ra nó rất tỉnh táo. Chí Phèo mượn rượu để chửi đời, chửi cái xã hội đểu cáng đã sinh ra Chí Phèo và cướp mất phần người trong anh. Trong đó tác giả sử dụng ngôn ngữ của lời nói nửa trực tiếp, nó như mở mang, gợi tìm cho người đọc. - Tiếng chửi tưởng như vô thức nhưng thật ra rất có ý nghĩa: chí dùng tiếng chửi đẻ thông báo là y có mặt, để muốn mọi người cong nhận y. Chí Chửi là Chí đang tìm kẻ nào gây nên cái bi kịch cuộc đời này của Chí. Tiếng Chửi là một phản kháng lại con quỷ để tìm về con người của Chí. Vậy tiếng chửi của Chí cũng là hành trình tìm về nhân cách đã mất của nó. - Con đường hoàn lương: Nguyên nhân gặp Thị Nở, bị ốm, tỉnh rượu chí bắt đầu hoàn lương. - Chí nhận biết thế giới và cuộc sống bình thường xung quanh y sau mấy chục năm chìm trong rượu đập phá, chém giết: - Làm lòng Chí Phèo sống lại một quá khứ xa xôi ngày y vẫn là y với những ước mơ bình dị một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn.. + Chí bắt đầu có lại những cảm xúc của một con người: “hắn buâng khuâng, lòng mơ hồ buồn”, khi nhận ra thế giới với cuộc sống bình yên của mọi người lòng hắn cuộn lên nỗi buồn “chao ôi là buồn” đặc biệt là Chí sợ rượu con người ngày xưa đã trở về trong Chí. + Chí tự nhận thức về mình: “ Hắn già rồi Hình dung tương lai: “thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độcà Chí ý thức rõ ràng về cuộc đời của hắn, Chí đã có những suy nghĩ, cảm xúc của con người. + Chí biết yêu thương và được nhận tình yêu: “Ngạc nhiên, mắt hình như ươn ướthắn nhìn bát cháo bốc khói mà lòng bâng khuâng hắn thấy vừa vui vừa buồn hắn rủ Thị Nở hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui + Chí muốn có cuộc sống như tất cả mọi người. Chí ăn năn về tội ác của mình chứng tỏ Chí đã trở lại là con người như xưa. Hắn muuốn làm hoà với mọi người và Thị Nở sẽ giúp hắn, “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn “ mọi người sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện Tâm lý của chí Phèo thay đổi từ từ và Chí dang đi trên con đường trở lại làm người cho dù con đường đó đối với Chí thật khó khăn và dài biết bao. Nhà văn thấy được cái bản chất tốt đẹp của người lương thiện không hề bị mất đi mà nó chỉ bị vùi dập khi có cơ hội nó lại trỗi dậy đó là nét đẹp ở người lao động. Nhà văn tin vào con người, tin vào sự hoàn lương. c. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở - Hoàn cảnh gặp gỡ: Tình yêu thương mộc mạc chân thành của người đàn bà xấu xí ấy đã khiến bản chất lương thiện của Chí Phèo thức dậy. - Lần đầu tiên Chí Phèo nhận ra sự hiện hữu của mình, nhận ra tình trạng bế tắc của thân phận mình. Khi thấy Thị Nở bưng bát cháo hành đến hắn “Rất ngạc nhiên” và hết sức xúc động... Hắn thấy thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người biết bao - Cuộc gặp gỡ diệu kì, tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời của Chí Phèo. Tình yêu của Thị Nở đã làm thức tỉnh lương tri trong con người u mê, tội lỗi của Chí, kéo Chí từ kiếp sống của loài cầm thú trở lại cuộc sống con người. Tác giả đã dùng phép “nhiệm màu” của tình yêu để thay đổi Chí Phèo. Nam Cao với tấm lòng nhân đạo đã cho những con người lầm lỗi có cơ hội trở lại làm người. Đó cũng là khát vọng hướng thiện. => Linh hồn Chí Phèo đã trở về. Lần đầu tiên sau bao năm bán linh hồn cho quỷ dữ, Chí Phèo nhận ra những thay đổi trong con người của mình và cuộc sống: Hắn thấy mình già và cô độc. Cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống giản dị, ấm tình người. d. Tình thế bi kịch dẫn đến việc giết chết Bá Kiến rồi tự sát của Chí Phèo - Bi kịch cự tuyệt quyền làm người. Cánh cửa tình yêu, chiếc cầu nối của Chí Phèo với cuộc đời đã khép lại, Chí Phèo đã chết trên ngưỡng trong sự kháo khát cháy bỏng có thể trở về làm người sau đúng 5 ngày anh sống trong hạnh phúc. - Cái nhìn của bà cô Thị Nở là thành kiến chung của xã hội thối nát đương thời. Chí ngạc nhiên - Chí hiểu ra. Quá trình này: Thức tỉnh -> hi vọng -> thất vọng -> đau đớn -> phẫn uất - > tuyệt vọng. + Chí “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí phèo uống rượu, càng uống càng tỉnh, đầu anh chỉ nghĩ đến trả thù, sai đường nhưng đúng hướng, lưỡi dao của Chí vung lên lần cuối để đâm chết kẻ thù và tự kết liễu chính anh vì anh không thể tiếp tục đội lốt quỷ dữ, Chí đã chết như một con người, điều mà cả làng Vũ Đại và xã hội đương thời không thể hiểu. - Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, giết Bá kiếnà tự sát -> khi ý thức trở về Chí Phèo không bằng lòng trở lại cuộc sống thú vật như trước nữa và Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống. => Tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn hết sức gay gắt không gì có thể xoa dịu dược. Cái chết của Chí đầy bất ngờ nhưng mạng tính tất yếu vì con đường quay về với cái thiện đã bị chặn đứng, Chí Phèo chết để đoạn tuyệt với quá khứ bất lương để bảo toàn phẩm giá. Anh đã chết đúng vào lúc bản thân đang khao khát sống nhất. Cái chết thảm khốc trước ngưỡng cửa trở về với cuộc đời có ý nghĩa tố cáo sâu sắc. 3/ Nhân vật Bá Kiến - Bốn đời làm tổng lí “Uy thế nghiêng trời”. - Diện mạo bên ngoài: tiếng quát “ rất sang”, “ cái cười Tào Tháo” - Bá Kiến:”cất tiếng hỏi rất sang” để trấn áp mọi người, trấn áp cả Chí Phèo. Bá Kiến xua đuổi mọi người “về đi thôi chứ” à để cô lập Chí Phèo, làm giảm cơn hăng máu khi được đám đông chứng kiến của Chí. Đồng thời cũng để cụ dễ bề khóng chế anh chàng say rượu bằng ngón võ của mình. - Cụ bá bắt đầu chinh phục Chí bằng sự mềm dẻo, hỏi han ân cần “ về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi” Cụ đánh vào tâm lý của những anh cố cùng hám danh “ai Chứ anh với nó còn có họ kia đấy, làm thế người ngoài biết mang tiếng cả, đánh vào cái hám lợi làm một bữa cơm rượu, cho thêm đồng bạc về boi thuốc Bá Kiến dã mua đứt Chí Phèo “cụ Bá biết mình đã thắng” - Nhân vật độc thoại phơi ra những suy nghĩ, tính toán thuộc về phương châm chính sách cùng những âm mưu thâm độc trong việc đàn áp thống trị nhân dân. Bản chất gian hùng thể hiện đầy đủ nhất trong cái cách hắn đối xử với Chí Phèo. -> Là một lão già háo sắc và ghen tuông đến thẩm hại. Bá Kiến tiêu biểu cho giai cấp thống trị: có quyền lực, gian hùng, nham hiểm. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Cách xây dựng nhân vật điển hình. Sở trường miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. - Ngôn ngữ tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ tác giả vừa là ngôn ngữ nhân vật... - Xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật một cách sắc sảo, tinh tế. - Kết cấu truyện hiện đại, độc đáo, lời kể tự nhiên, đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại kết hợp giữa lời nói gián tiếp và nửa trực tiếp. 2/ Nội dung Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao thể hiện đầy đủ ba nội dung thường biểu hiện cho tư tưởng nhân đạo: Miêu tả số phận bất hạnh và sự cảm thông chia sẻ sâu sắc của tác giả đối với những người cùng khổ. Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ. Lên án hành vi vô nhân đạo. Điều mới mẻ ở tác phẩm của Nam Cao là phát hiện và phản ánh phẩm chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ đã từng là quỷ dữ. IV. LUYỆN TẬP Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc chết 1. Sự thức tỉnh Bắt đầu là tỉnh rượu. Lần đầu tiên, Chí cảm nhận được về căn lều của mình, một không gian quen thuộc mà như mới mẻ, lạ lẫm; cảm nhận và nghe được những âm thanh của cuộc sống xung quanh. Chí nhớ lại  ước mơ của những ngày còn trai trẻ từng “ ao ước có một gia đình nho nhỏ." 2. Tỉnh ngộ trong ý thức, trong tâm lí. - Chí nhận thức được tình trạng thê thảm của bản thân: “ Tỉnh dậy hắn thấy hắn đã già mà vẫn còn cô độc.    - Chí cảm động trước tình người - sự chăm sóc “ vô tư “ của Thị Nở qua bát cháo hành nóng sốt, ngát hương. Chí ý thức thật rõ ràng cử chỉ của Thị Nở  là tình yêu, hành động trước kia của Mụ vợ ba Bá Kiến là sự làm nhục. Chí phân biệt bát cháo hành của thị Nở mang cho là sự ân cần đùm bọc vì lòng thương yêu, còn trước kia Chí có ăn là do cướp giật. Chí khao khát được trở lại làm người lương thiện. Tình yêu của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện còn sót lại của Chí Phèo. 3. Niềm hi vọng - Được làm hòa với mọi người, được trở lại làm người lương thiện. Chí đặt hi vọng vào Thị Nở. Hi vọng của Chí là biểu hiện mạnh mẽ nhất của nhân tính trong con người anh ta. 4. Nỗi thất vọng và đau đớn. Bà cô, hiện thân của thành kiến nặng nề, không cho cháu bà đâm đầu đi lấy một thằng không cha lại chỉ có một nghề là “rạch mặt, ăn vạ”. Thị Nở thẳng thừng đoạn tình Chí 5. Tỉnh ngộ      Trong trạng thái phẫn uất, tuyệt vọng, Chí cố nốc rượu nhưng lạ thay càng uống Chí càng tỉnh, tỉnh vì ý thức làm người đã trở về. Hơi cháo hành hiện về trong tâm trí, Chí ôm mặt khóc rưng rức. Đây là lần đầu tiên Chí biết khóc và khóc được. Chí chưa hề khóc trong suốt cả mười mấy năm “trần trụi giữa bầy sói”- kể từ lúc ra tù .Đó là sự thức nhận bi kịch tinh thần của Chí Phèo, bi kịch bị khước từ quyền được làm người lương thiện.     Bị dồn đẩy đến chân tường, Chí Phèo xách dao đi, miệng lẩm bẩm đâm chết “ con đĩ Nở và con khọm gìa nhà nó” nhưng chân lại bước đến nhà Bá Kiến. Chí dõng dạc đòi lương thiện ở kẻ thù trực tiếp đã cướp đi cả cuộc đời hắn. “Ai cho tao lương thiện?”,“ Tao không thể là người lương thiện nữa!” là những câu nói bộc lộ rõ nhất ý thức của Chí về bi kịch của chính mình và Chí đã hành động cái hành động chót cùng của một số phận bi kịch. 6. Cái chết Chí Phèo chết vì không tìm được lối thoát, vì xã hội không cho hắn sống tử tế. Ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí không thể tiếp tục sống kiếp thú vật nữa. Chí chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời. Vì là chết trong sự ý thức nên đó không phải là cái chết của một con vật. Bằng bi kịch của một con người bị gạt bỏ quyền làm người ở đầu truyện hiện hình qua tiếng gào thét, chửi bới trong cô đơn và bi kịch bị từ chối khát vọng cải hóa thành người tốt đẹp ở cuối truyện do sự ghẻ lạnh của một cộng đồng ngái ngủ hiện hình qua tiếng khóc một mình; tiếng nói dõng dạc đòi lương thiện và những nhát dao định mệnh, cảm hứng tố cáo xã hội mãnh liệt cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc  của Nam Cao thật sự giàu khả năng thức tỉnh người đời. 4/ Củng cố - Nắm cốt truyện. - Nhân vật Chí Phèo - Nhân vật Bá Kiến - Gía trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm? b. Dặn dò - Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ( Tiếp theo) + Các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí. + Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. -------------------------------------- Ngày soạn: 01/2012 /202012 Tiết 54 THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU A.MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nâng cao thêm một bước nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu đối việc thể hiện nội dung và đối với việc liên kết ý trong văn bản. - Có kĩ năng nhận biết và phân tích tác dụng của trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu, đồng thời biết sắp xếp trật tự trong câu khi nói, khi viết nhằm đạt hiệu quả giao tiếp nhất định. 1/ Kiến thức - Trật tự các bộ phận trong câu có nhiều tác dụng: thể hiện nội dung ý nghĩa, nhấn mạnh trọng tâm thông tin, tạo sự liên kết về nội dung văn bản mạch lạc. - Trong câu đơn, trật tự giữa các bộ phận (thành phần) câu như thành phần phụ, vị ngữ, trạng ngữ so với nhau trong những ngữ cảnh nhất định đều có tác dụng về ý nghĩa và liên kết văn bản. Còn trong câu ghép trật tự sắp xếp giữa các vế câu có tác dụng quan trọng. Ở câu ghép, trật tự giữa các vế câu liên quan đến việc dùng các phương tiện thể hiện quan hệ giữa các vế câu (quan hệ từ, phó từ...). - Nếu các bộ phận trong câu không được đặt đúng vị trí thích hợp thì câu mơ hồ về nghĩa, hoặc trở thành vô nghĩa. 2/ Kĩ năng - Nhận biết và phân tích vai trò (nhấn mạnh nội dung thông tin hay liên kết văn bản) của các trật tự các bộ phận trong câu (câu đơn và câu ghép) khi câu nằm trong một ngữ cành nhất định. - Nhận biết sự mơ hồ hay vô nghĩa của câu do các bộ phận trong câu sắp đặt ở vị trí không thích hợp. Từ đó cần có kĩ năng sửa lỗi. - Sắp xếp một cách tối ưu các bộ phận trong câu khi câu được dùng trong ngữ cảnh để đạt hiệu quả giao tiếp cao. 3/ Thái độ Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 2012 , giáo án... 2/ Học sinh Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT... C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Phong cách là gì? Tại sao ngôn ngữ báo chí lại đòi hỏi phải có tính thông tin thời sự? * Đáp án: Phong cách là toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt ở một loại văn bản. Tính thông tin thời sự là đặc điểm bắt buộc của ngôn ngữ báo chí vì báo chí có chức năng truyền bá thông tin chính xác kịp thời cho

File đính kèm:

  • docTuần 14.doc