Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 13 - Tiết 47 đến tiết 50

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Hiểu một số đặc điểm của thể loại văn học thơ truyện.

 - Cảm nhận được văn bản thơ, truyện căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại.

 1/ Kiến thức

 - Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình.

 - Truyện tiêu biểu cho loại tự sự.

 2/ Kĩ năng

 - Nhận biết đặc trưng của các thể loại văn học: Thơ – truyện.

 - Phân tích bình giá tác phẩm thơ, truyện theo đặc trưng thể loại.

 3/ Thái độ

 Say mê tìm hiểu một số thể loại văn học quen thuộc.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1/ Giáo viên

 - Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại, tích hợp đọc văn

 - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11, giáo án, bảng phụ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 13 - Tiết 47 đến tiết 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày 26/10/2012 Tiết 49 + 50 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu một số đặc điểm của thể loại văn học thơ truyện. - Cảm nhận được văn bản thơ, truyện căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại. 1/ Kiến thức - Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. - Truyện tiêu biểu cho loại tự sự. 2/ Kĩ năng - Nhận biết đặc trưng của các thể loại văn học: Thơ – truyện. - Phân tích bình giá tác phẩm thơ, truyện theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Say mê tìm hiểu một số thể loại văn học quen thuộc. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại, tích hợp đọc văn - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11, giáo án, bảng phụ. 2/ Học sinh - Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài soạn của Hs. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm hình thức tổ chức của tác phẩm. Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu hai thể loại thông dụng nhất đó là thơ và truyện. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt TIẾT 1 * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm loại, thể văn học - Quan niệm về cách phân chia thể loại có từ lúc nào? Có một hay nhiều quan điểm? Gv: Thời cổ đại đã có sự phân chia. Hiện có nhiều quan niệm. - Loại là gì? Ví dụ? Đặc trưng của loại? Có mấy loại hình văn học? - Thể là gì? Mối quan hệ với loại? Căn cứ để phân chia các thể? Trong từng loại hãy nêu một số thể chủ yếu? * Hoạt động 2: Tìm hiểu thể loại thơ - Em hiểu như thế nào về thơ? - Thơ có những đặc trưng gì? Thơ phân biệt với các thể loại khác nhờ những điểm nào? - Người Trung Quốc và Hê ghen quan niệm thơ như thế nào? Em còn biết những quan niệm nào khác về thơ? - Yêu cầu Hs đọc bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Nhận xét nhịp điệu của bài thơ. - Gv đọc bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu theo đúng nhịp điệu của bài thơ.( nhanh, gấp gáp, vội vàng nhưng tràn đầy cảm xúc) - Người ta phân loại thơ như thế nào? - Yêu cầu Hs lấy ví dụ? Sóng – Xuân Quỳnh, Hôn – Xuân Diệu... - Gv lấy ví dụ minh họa. Mồng hai tết viếng cô Ký – Tú Xương - Em có thích, có hay đọc thơ? Em thường đọc thơ như thế nào? Nếu không có bài giảng của thầy cô, đọc một bài thơ lạ trên sách báo, em thường làm thế nào? Mức độ hiểu biết, cảm nhận và đánh giá của bản thân ra sao? - Gv định hướng cho Hs biết cách đọc một bài thơ theo SGK có giảng giải, nêu ví dụ. TIẾT 2 * Hoạt động 3: Tìm hiểu thể loại truyện - Truyện khác thơ, tự sự khác trữ tình ở những điểm nào? Nêu 1 vd tiêu biểu. - Truyện thường có những đặc trưng gì? - Người ta phân loại truyện ra sao? - Ngoài những yêu cầu như đọc thơ như tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tác giảĐọc truyện cần đạt những yêu cầu riêng nào? Nêu và phân tích một ví dụ. * Hoạt động 4: Luyện tập - Gv yêu cầu Hs đọc BT 1, đọc bài thơ Thu điếu. Nêu những đặc điểm của bài thơ. - Gv hướng dẫn Hs làm bài. - Gọi Hs trả lời. - Gv yêu cầu Hs đọc bài tập 2. Gv hướng dẫn Hs làm bài. I. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM LOẠI, THỂ VĂN HỌC - Loại (loại hình, chủng loại) là phương thức tồn tại chung - Thể (thể tài, thể loại, kiểu, dạng) là sự hiện thực hoá của loại. - Các tác phẩm văn học được phân thành ba loại lớn: Trữ tình, tự sự và kịch - Trữ tình (lấy cảm xúc, suy nghĩ con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu ). Bộc lộ tình cảm, thể hiện tâm hồn con người đặc biệt là đời sống nội tâm. - Tự sự (dùng lời kể, lời miêu tả để xây dựng cốt truyện khắc hoạ tính cách nhân vật, dựng lên bức tranh đời sống)... Tự sự là kể chuyện, trình bày sự việc, sự vật, một cách cụ thể chi tiết. Tập trung miêu tả thế giới bên ngoài. - Kịch: thông qua lời thoại và hành động cuả các nhân vật mà tái hiện xung đột xã hội. Kịch là sự xung đột giữa hiện thực cuộc sống và tâm trạng con người thể hiện qua lời thoại và hành động của nhân vật. - Mỗi loại có nhiều thể, trong một thể lại có nhiều kiểu nhỏ hơn. VD: Loại tự sự dân gian có loại truyện cổ, loại truyện cổ lại chia ra: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.. VD: Loại hình văn học dân gian gồm: Truyện cổ dân gian, thơ ca dân gian, sân khấu dân gian. II.THƠ 1/ Khái lược về thơ - Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu - Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú.. - Cái cốt lõi của thơ là trữ tình - Thơ ca là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. - Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu.... Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng - Theo cách thức tổ chức bài thơ có: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi. Thơ là thể loại ra đời sớm và có nhiều thành tựu đáng kể - Thơ là tiếng nói cảm xúc mãnh liệt, chất trữ tình là quan trọng nhất, kì diệu nhất. Người Trung Quốc nhận xét:” Thơ hay như người con gái đẹp. Cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu dài đó là đức hạnh, chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ.” Hê Ghen: “ Thơ bắt nguồn từ cái nghề mà con người thấy cần phải biểu hiện lòng mình “ Ngô Thì Nhậm:’’Hãy xúc hồn thơ cho ngọn bút có thần”. - Đặc trưng thứ hai của thơ là nhịp điệu. Nhịp điệu làm tăng tính trữ tình của thơChế Lan Viên: “ Thơ đi giữa ý và nhạc” . Xuân Diệu nói:’’ Tôi muốn sát nhập thơ ca vào lĩnh vực của âm nhạc”. - Nội dung trữ tình, ngôn ngữ giàu nhịp điệu là đặc trưng cơ bản của thơ. 2.Các thể tiêu biểu a. Thơ: Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng, sâu, ra đời sớm. Là cảm xúc mãnh liệt cuả con người trước cuộc đời. Đặc trưng cơ bản: Nội dung trữ tình. Ngôn ngữ giàu nhịp điệu. Các kiểu loại thơ: - Thơ trữ tình: đi sâu vào tâm tư tình cảm chiêm nghiệm cuộc đời. - Thơ tự sự: Cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện. - Thơ trào phúng: Phủ nhận những điều xấu bằng đùa cợt, mỉa mai. b. Phân loại theo tổ chức bài thơ Thơ cách luật: viết theo quy định như: thơ Đường, lục bát, song thất lục bát... Thơ tự do: không theo luật. Thơ văn xuôi: như văn xuôi nhưng có nhịp 2. Yêu cầu về đọc thơ - Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác... - Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu.. - Lí giải, đánh giá đòi hỏi cảm thụ mang tính tổng hợp, nâng cao để phát hiện ra ý nghĩa tư tưởng bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Các ý thơ đều bắt đầu từ tứ thơ. Đó là ý chính, ý lớn bao quát toàn bài, làm điểm tựa cho sự vận động của toàn bài thơ. Tứ thơ là sự kiện, hình ảnh tiêu biểu nhất trong thơ để cho cảm xúc vận động xung quanh nó. VD: Tứ thơ trong bài Tát nước đầu đình là chiếc áo bỏ quên III. TRUYỆN 1. Khái lược về truyện - Là một thể loại văn học phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Có cốt truyện và nhân vật - Sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau gắn với đới sống. Cốt truyện được tổ chức một cách nghể thuật. Nhân vật được miêu tả sinh động, chi tiết, gắn với hoàn cảnh, phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian, thời gian. - Truyện mang tính khách quan trong phản ánh. Con người, sự kiện được miêu tả, kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Dù kể chuyện người hay chuyện mình thì truyện bao giờ cũng tôn trọng sự thật. Bởi trên cái nền sự thực ấy mới có thể hư cấu, tạo nhân vật điển hình. - Cốt truyện: gồm nhân vật, sự kiện, mối quan hệ giữa tình tiết, sự kiện. Tất cả tạo ra sự vận động của hiện thực được phản ánh góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng nhân vật. Nhân vật được đặt trong hoàn cảnh, môi trường xung quanh. - Ngôn ngữ: phong phú gồm ngôn ngữ người kể chuyện, nhân vật, và ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. - Trong văn học dân gian truyện có nhiều kiểu loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích.. - Trong văn học trung đại có truyện viết bằng chữ hán và truyện thơ Nôm. - Trong văn học hiện đại có truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài * Đặc trưng của truyện: - Loại văn tự sự, phản ánh đời sống mang tính khách quan. - Các sự kiện, biến cố, tình tiết xảy ra liên tiếp nhau tạo nên cốt truyện nhằm khắc hoạ tính cách, số phận cuả từng nhân vật. - Phạm vi miêu tả không gian, thời gian không hạn chế. Ngôn ngữ linh hoạt gần với ngôn ngữ đời sống. * Các kiểu truyện - Văn học dân gian - Văn học hiện đại: + Truyện ngắn: ít nhân vật, sự kiện có thể kể về cuộc đời hay một đoạn, chốc lát của một nhân vật. Trong phạm vi hạn hẹp vẫn có thể đặt ra vấn đề lớn lao. + Truyện vừa và dài: Không có ranh giới phân biệt, truyện dài, tiểu thuyết phản ánh đời sống một cách toàn ven, sinh động đi sâu khám phá số phận cá nhân, hư cấu linh hoạt, tổng hợp thư pháp, của các thể loại văb học, nghệ thuật khác, đa dạng về màu sắc thẩm mĩ: "Tiểu thuyết là hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” ( Cô– gi- nôp) 2/ Yêu cầu về đọc truyện - Tìm hiểu xuất xứ: bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác, thấy được tính lịch sử cụ thể... hiểu thêm ý nghĩa truyện. - Phân tích diễn biến của cốt truyện: mở đầu, vận động, kết thúc, có sinh động hấp dẫn không, phản ánh hiện thực chưa? Ngôn ngữ kể, điểm nhìn, cách dẫn dắt, gợi tả, giọng văn khách quan trữ tình hay châm biếm. - Phân tích nhân vật: theo diễn biến côt truyện, tình tiết sự kiện diễn ra, ngoại hình nhân vật => bản chất, hành động, ngôn ngữ( đối thoại, độc thoại) quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác trong tác phẩm, với môi trường xung quanh. - Ý nghĩa tư tưởng của truyện: qua phương tiện: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, tái hiện đời sống, hành trình đi tìm “con người trong con người” - Phân tích nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. - Xác định vấn đề truyện đặt ra, ý nghĩa tư tưởng, giá trị của truyện trên các phương diện: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. IV. LUYỆN TẬP 1/ Bài 1 - Một bức tranh thu cổ điển với thi đề, thi liệu quen thuộc. - Mùa thu trong “Câu cá mùa thu” là điển hình cho mùa thu của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Đường nét trong bức tranh thu thật mảnh mai, tinh tế. - Sự hòa phối màu sắc đã đạt đến độ tinh tế bậc thầy. - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn tả được những biểu hiện tinh tế của sự vật và của tâm trạng con người. Đặc biệt, vần eo được tác giả sử dụng thật tài tình, diễn tả một không gian vắng lặng và thu nhỏ dần. - Bút pháp nghệ thuật của thơ cổ điển (lấy động tả tĩnh). => Cảnh chan chứa tình và tình thấm đẫm trong cảnh là nét đặc trưng của mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến. 2/ Bài 2 Cốt truyện không có cốt truyện. Nhân vật: Ngôn ngữ: tả bên ngoài, tả bên trong (nội tâm nhân vật). Đối lập nhiều phương diện âm thanh thơ mộng, âm thanh gợi cuộc sống lam lũ, đối lập sáng tối. Lời kể tâm tình thủ thỉ như tâm sự với người đọc. Đó là phong cách của Thạch Lam. 4/ Củng cố - Nắm được những đặc trưng cơ bản của thể loại thơ và truyện. - Nắm được những yêu cầu đọc thơ và truyện. Tập đọc những văn bản trong sgk theo đúng yêu cầu. 5/ Dặn dò - Soạn bài Chí Phèo – Nam Cao + Đọc và tóm tắt văn bản. + Qúa trình tha hóa của Chí Phèo diễn ra như thế nào? + Mối tình Chí Phèo – Thị Nở. + Nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao. -------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 20/10/2012 Tiết 47 + TC13 CHÍ PHÈO ( Nam Cao) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nắm được những nét cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao. - Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác của tác giả qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. - Thấy được một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. 1/ Kiến thức - Tác giả: Những đặc điểm chính về quan điểm nghệ thuật, những đề tài chủ yếu, phong cách nghệ thuật của nhà văn. - Tác phẩm Chí Phèo + Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát.) + Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm + Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật... 2/ Kĩ năng - Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học. - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ - Hiểu được nghệ thuật xây dựng cốt truyện, cách miêu tả tâm lí nhân vật, lối kể chuyện đặc sắc của tác giả. - Giáo dục cho học sinh tình cảm nhân ái với mọi người, nhất là đối với người nông dân. Qua đó nâng cao hơn nữa những việc làm tốt – xấu trong xã hội. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại, - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11, giáo án, truyện ngắn Nam Cao... 2/ Học sinh - Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Câu hỏi Kể tên một số thể loại báo chí. Nêu yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ của tiểu phẩm, bản tin, phóng sự. Nêu chức năng của báo chí. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Ở THCS các em đã làm quen với nhà văn Nam Cao qua tác phẩm Lão Hạc. Lên lớp 2012 các em gặp lại nhà văn Nam Cao không chỉ qua tác phẩm cụ thể mà còn tìm hiểu Nam Cao với tư cách là một tác gia lớn. Vậy khi tìm hiểu về một tác gia lớn chúng ta xem xét những điều gì, đó hính là nội dung chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt Tiết 1 * Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc đời Nam Cao - Khi tìm hiểu về một tác gia ta thường tìm hiểu những đặc điểm gì? - Căn cứ SGK, em hãy tóm tắt những điểm quan trọng về cuộc đời Nam Cao? (Quê hương, gia đình, bản thân) - Gv nhấn mạnh những nét lớn có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. - Đọc SGK em biết được những đặc điểm cơ bản nào về con người Nam Cao? - Gv diễn giảng thêm: + Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc . + Ở Nam Cao có một tấm lòng rất đáng trân trọng... Chính tấm lòng đó giúp Nam Cao thoát khỏi sự cám dỗ của lối sốâng hưởng lạc, tự nguyện đến với con đường nghệ thuật “vị nhân sinh” và đây cũng chính là cái gốc nhân đạo của Nam Cao. * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nghiệp văn học của nhà văn Nam Cao - Gv giải thích khái niệm “quan điểm nghệ thuật”. - Nam Cao trình bày quan điểm nghệ thuật của mình về tác phẩm văn học, về nhà văn, về nghề văn như thế nào? - Quan điểm nghệ thuật của ông có sự thay đổi qua hai chặng đường. Tại sao lại có sự thay đổi đó? Và có sự khác nhau như thế nào? - Những đề tài chính trong tác phẩm của Nam Cao là gì? Tại sao ông lại quan tâm đến những vấn đề đó? - Kể tên những tác phẩm tiêu biểu thuộc đề tài này? - Viết về đề tài này Nam Cao muốn phản ánh điều gì? - Kể tên những tác phẩm tiêu biểu thuộc đề tài người nông dân. Những tác phẩm của Nam Cao có gì khác so với những tác phẩm viết về nông dân ra đời trước đó? - Đánh giá nghệ thuật viết truyện của Nam Cao? * Hoạt động 3: Kết luận - Gv khái quát lại những ý cơ bản nhất về tác giả Nam Cao TC13 - Gv yêu cầu Hs nhắc lại quan điểm nghệ thuật là gì? - Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao đã được học ở tiết trước? - Khi mới cầm bút Nam Cao có chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời không? - Gv đưa ra dẫn chứng Tâm hồn tan tác thành trăm mảnh Vương vấn theo ai bốn góc trời Rồi để một chiều theo gió thổi Bay lên thành một mảnh mây trôi ( Thiên Hư ) - Trong Trăng sáng, Nam Cao trình bày quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh thông qua những câu nói nào? - Tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc nghĩa là tác phẩm đó phải chứa đựng điều gì? - Nam Cao luôn dành cho những nhân vật của mình đôi mắt của tình thương. Em hãy lấy dẫn chứng cụ thể. - Nhà văn Hộ đã trình bày quan niệm về nghề văn của mình như thế nào ở tác phẩm "Đời thừa"? - Vì sao nhà văn không được cẩu thả trong nghề của mình? - Nói rõ hơn về sự sáng tạo trong nghề văn mà Nam Cao trình bày? - Nhật ký Ở rừng thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật của Nam Cao sau cách mạng? Đó là quan điểm nghệ thuật gì? I. CUỘC ĐỜI 1/ Tiểu sử - Nam Cao(1917- 1951) - Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. - Gia đình: nông dân nghèo. - Học xong thành chung ông vào Sài Gòn làm kế toán tại một nhà may, ốm phải về quê, dạy trường tư thục, Nhật chiếm đóng ông mất việc về quê viết văn, làm gia sư. - Tham gia cách mạng: Năm 1943 tham gia nhóm văn hoá cứu quốc. 1945 tham gia tổng khởi nghĩa ở quê và làm chủ tịch uỷ ban hành chính xã. 1946 tham gia đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ. Làm công tác văn nghệ ở Việt Bắc, 1950 tham gia chiến dịch biên giới. Tháng 2012 - 1951 vào công tác tại vùng địch hậu Liên khu III ông bị địch bắt và sát hại. - Đóng góp: ông tham gia viết văn từ 1936 và được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I -1996. 2. Con người - Bề ngoài có vẻ ít nói, vụng về, lạnh lùng, nhưng có đời sống nội tâm phong phú: luôn đấu tranh với chính mình để sống cao đẹp hơn. Cuộc đấu tranh giữa lòng nhân đạo và thói ích kỷ, tinh thần dũng cảm và thói hèn nhát, giữa chân thực và giả dối, thể hiện rõ trong tác phẩm của ông. - Một nhà văn chân chính có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương gắn bó tha thiết với những người nông dân nghèo khổ ở quê hương, có đời sống tinh thần phong phú. Những tác phẩm ông sáng tác đều chứa chan tinh thần nhân đạo. II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1/ Quan điểm về nghệ thuật a. Quan điểm về tác phẩm văn học - Văn học phải phản ánh chân thực cuộc sống. - Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc. - Nghệ thuật vị nhân sinh. Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động. b. Quan điểm về nhà văn - Nhà văn chân chính trước hết phải là con người chân chính, phải có lòng yêu thương con người, có nhân cách. - Nhà văn phải có lương tâm trách nhiệm không được cẩu thả. c. Quan điểm về nghề văn - Đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo cái mới. - Sau cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, sẵn sàng hi sinh thứ "nghệ thuật cao siêu" của mình với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. - Ông quan niệm: "sống đã rồi hãy viết", "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn" 2. Đề tài chính a. Đề tài người trí thức nghèo - Tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa, Mua nhà; Quên điều độ... - Phản ánh tình trạng chết mòn, sống mòn. Họ đều là những con người có bản chất tốt, biết rung cảm trước cái đẹp, muốn sống có ích nhưng tất cả họ đều sống mòn mỏi về tinh thần, bị huỷ hoại những phẩm chất tốt đẹp. Nguyên nhân: do đời sống “áo cơm ghì sát đất” - Miêu tả bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Đó là những viên chức nghèo, họ là người làm công ăn lương, tất cả đều ý thức rất rõ về cuộc sống và có nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết tài năng nhưng rốt cuộc bị gánh nặng cơm áo ghì sát đất, phải sống mòn, chết mòn, trở thành những kẻ sống vô ích, sống thừa, thậm chí là tàn nhẫn với chính bản thân mình. Nam Cao đã phê phán xã hội vô nhân đạo đã cướp đi tài năng, niềm mơ ước của những con người vốn lẽ ra sống có ích. b. Đề tài về người nông dân nghèo: Chí Phèo; Dì Hảo; Lão Hạc; Lang rận; Một bữa no... - Phán ánh những số phận bi thảm: ông đặt nhân vật trong mối quan hệ đời tư nhỏ hẹp để thể hiện quá trình bần cùng hoá và ly tán của họ à phản ánh sự độc ác của chế độ thực dân. - Phản ánh tình trạng người nông dân bị huỷ diệt mất nhân tính, thậm chí mất cả nhân hình, họ muốn trở lại làm người mà không được. - Dựng nên bức tranh chân thực về đời sống nông thôn Việt Nam trước cách mạng đói nghèo, xơ xác, bần cùng hoá những năm 1930 – 1945. - Đặc biệt là một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường bần cùng dẫn đến sự lưu manh hoá đầy tội lỗi không lối thoát. Nhà văn không hề bôi nhọ người nông dân mà ngược lại ông khẳng định nhân phẩm của họ không bao giờ mất dù có bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. 3/ Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao- a. Luôn hướng tới đời sống tinh thần của con người “con người bên trong. Là nhà văn có biệt tài diễn tả và phân tích tâm lý nhân vật: dùng lời độc thoại nội tâm, dùng những đối thoại sinh động. Nam Cao thường đảo lộn trật tự không gian, thời gian tự nhiên tạo nên lối kết cấu linh hoạt hết sức chặt chẽ. b. Thường viết về cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có sức khái quát lớn và đặt ra những vấn đề xã hội lớn lao, nêu những triết lí nhân sinh sâu sắc, quan điểm nghệ thuật tiến bộ. c. Giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư: buồn thương chua chát mà đắm thắm yêu thương, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm. d. Ngôn từ sống động, tinh tế mà giản dị, gần gũi Luôn thay đổi linh hoạt: giọng tự sự lạnh lùng. Giọng trữ tình tha thiết, sôi nổi Giọng đa thanh hay lời nửa trực tiếp. Với Nam Cao, truyện ngắn Việt Nam thể hiện đầy đủ tính hiện đại, đồng thời đạt tới độ hoàn thiện. III. KẾT LUẬN Nam Cao là cây bút lớn đóng góp cho văn học nước nhà nhiều kiệt tác, góp phần hoàn thiện thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện Nam Cao là nhà văn lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển và hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên con đường hiện đại hoá. IV. LUYỆN TẬP * Làm rõ hơn quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. Lấy dẫn chứng minh họa a. Quan điểm về tác phẩm văn học - Văn học phải phản ánh chân thực cuộc sống. + Khi mới cầm bút Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn chương lãng mạn đương thời. Sau đó ông dần dần nhận thức đó chỉ là "ánh trăng lừa dối" + Nghệ thuật vị nhân sinh. Nghệ thuật phải bám sát cuộc đời, gắn bó với đời sống của nhân dân lao động. Văn học phải phản ánh chân thực đời sống cực khổ của nhân dân trên tình thần nhân đạo. Chao ôi. Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối ,không nên là ánh trăng lừa dối ,nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than ”(Trăng sáng) - Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc. “Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương ,tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn ”(Đời thừa) + Nhà văn phải có đôi mắt của tình thương. Ông luôn nhìn con người bằng đôi mắt của tình thương: “Lão Hạc, Lang Rận, Mụ Lợi, Thị Nở. b. Quan điểm về nhà văn - "Hắn có thể hi sinh thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, tầm thường nhưng hắn cũng vẫn còn được là người. Hắn là người chứ không thể là quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình"(Đời thừa). Nhà văn chân chính trước hết phải là con người chân chính, phải có lòng yêu thương con người, có nhân cách. - Nhà văn phải có lương tâm trách nhiệm không được cẩu thả. "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện" c. Quan điểm về nghề văn - Đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo cái mới. Văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo. Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi các nhà văn phải tìm tòi sáng tạo, đồng thời phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng. Lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu; người cầm bút phải có lương tâm. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo môt vài kiểu mẫu đưa cho .Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa ai có”(Đời Thừa ) Sau 1945, tham gia kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Nhật ký Ở rừng (1948) - là tác phẩm có giá trị của văn xuôi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, thể hiện quan niệm "sống đã rồi hãy viết" và "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này là chính để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn". 4/ Củng cố - Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao. - Những nét đặc sắc nghệ thuật viết truyện của Nam Cao. 5/ Dặn dò - Chuẩn bị tiết "Trả bài viết số 3" + Nhớ lại đề kiểm tra. + Lập dàn ý cho câu 3 của đề. --------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuần 13.doc