Giáo án Ngữ văn 10 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Giúp hs cảm nhận được nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn, chia lìa đôi lứa và hiểu được ý nghĩa đề cao hạnh phúc trong đoạn trích.

- Nắm được nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật, âm điệu tha thiết triền miên của đoạn trích.

- rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ mang thể loại ngâm khúc.

- Hiểu được giá trị nhân đạo, đề cao quyền sống, sự trân trọng khát khao hạnh phúc lứa đôi của con người.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, bình giảng, đàm thoại, ngâm khúc thơ.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo án.

- học sinh: đọc sgk và soạn bài theo hướng dẫn trong sgk.

 

doc6 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 10A4 Đọc văn, tiết TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Dịch giả: Đoàn Thị Điểm- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp hs cảm nhận được nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn, chia lìa đôi lứa và hiểu được ý nghĩa đề cao hạnh phúc trong đoạn trích. - Nắm được nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật, âm điệu tha thiết triền miên của đoạn trích. - rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ mang thể loại ngâm khúc. - Hiểu được giá trị nhân đạo, đề cao quyền sống, sự trân trọng khát khao hạnh phúc lứa đôi của con người. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, bình giảng, đàm thoại, ngâm khúc thơ. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo án. - học sinh: đọc sgk và soạn bài theo hướng dẫn trong sgk. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Tính cách Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào? 3. Dạy học bài mới: Chiến tranh là chia li, là đau thương mất mát. Đã có nhiều nhà văn nhà thơ viết về đề tài này nhưng phải kể đến trước hết là tác giả Đặng Trần Côn với tác phẩm nổi tiếng “Chinh Phụ Ngâm”. Và đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là một trong những đoạn tiêu biểu viết về nỗi cô đơn buồn tủi của người chinh phụ trong khi chờ đợi người chinh phu đi chinh chiến ở nơi xa. Vậy nỗi cô đơn đó thể hiện như thế nào? Cô trò ta cùng đi vào tìm hiểu: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT *Hoạt động1: giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm: Thao tác 1: gọi 1 hs đọc phần tiểu dẫn sgk và hỏi: - Em hãy nêu những nét gắn gọn về tác giả - dịch giả và tác phẩm? Em hãy cho biết bối cảnh lịch sử xã hội trước khi tác phẩm ra đời? - Tác phẩm được làm theo thể loại nào? - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? xác định vị trí của đoạn trích? đoạn trích có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? đoạn trích này đề cập đến vấn đề gì? *Hoạt động 2: Huóng dẫn Hs tìm hiểu phần II. Thao tác 1: hướng dẫn Hs tìm hiểu phần 1: Em hãy cho biết nội tâm của chinh phụ qua những cử chỉ, hành động nào? Em cảm nhận những việc làm đó đang diễn ra như thế nào? Vì sao chinh phụ lại có những việc làm tưởng chừng như vô nghĩa thế? Gv bình: chiến tranh đối với người vợ ở nhà là sự phá vỡ cảnh êm ấm gia đình, là cô đơn là sầu muộn. Nỗi sầu bên trong chi phối hành động bên ngoài. Nhớ chồng mà bước đi không vững, có thể là không muốn bước “gieo từng bước”, những hành động vô thức cứ lặp đi lặp lại mà nàng đâu hay biết. - Ngoài những động tác cử chỉ thì tác giả còn mượn phương diện nào để phản ánh nội tâm của người chinh phụ? Em hãy chỉ ra? Gv: dùng âm thanh trong đêm để tô đậm sự vắng lặng của không gian. Như nhà thơ Hồ Xuân Hương: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”à lấy cái động tả tĩnh là bút pháp thường gặp trong thi ca. hình ảnh “ngọn đèn, bóng người”gợi cho em sự liên tưởng nào? Gv: Hình ảnh “ngọn đèn” được lặp lại (3 lần và điệp ngữ bắt cầu), câu hỏi tu từ đã diễn tả tâm trạng buồn trải dài trong không gian, thời gian. Tâm trạng nhân vật trữ tình chuyển giọng từ lời kể bên ngoài thành lời tự độc thoại nội tâm da diết. Hình ảnh: “Ngọn đèn”, “Hoa đèn” cho thấy niềm khao khát được đồng cảm chia sẻ và sự cô độc của người chinh phụ. Nỗi lòng cô đơn của người chinh phụ sở dĩ được lột tả hết là nhờ sự có mặt của các biện pháp tu từ, em hãy chỉ ra những biện pháp tu từ đó? Tác dụng của câu hỏi tu từ được dùng trong các dòng thơ này như thế nào? Ở đây chúng ta bắt gặp phép điệp ngữ nối tiếp, em phân tích cái hay của biện pháp này trong những dòng thơ trên? Em hiểu so sánh này như thế nào? Gợi lên cho chúng ta điều gì? - thông qua ba yếu tố: cử chỉ, hành động, ngoại cảnh, tác giả diễn tả nỗi cô đơn của người chinh phụ nhằm mục đích gì? - Nỗi nhớ của người chinh phụ được gửi vào “ gió đông-non yên”, hình ảnh ấy có gợi cho em sự liên tưởng liên hệ đến điều gì? Gv: chỉ biết gởi vào gió trời, nàng như nhắn nhủ rằng gió ơi hãy gửi đến chồng tôi nỗi nhớ thương vô bến vô bờ này “ Gió ơi hãy dừng cho tôi gửi đến nơi xa vời” - Từ láy “thăm thẳm” “đau đáu” gợi cho em điều gì? GV: Nỗi nhớ “ đau đáu” như cứa vào trong gan ruột người chinh phụ - Tương tự 16 câu thơ đầu ta thấy tác giả lại tiếp tục dùng yếu tố ngoại cảnh để diễn tả nỗi nhớ thương đau khổ của người chinh phụ. Em hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh này?( Cảnh được thể hiện như thế nào, qua đó ta thấy tâm trạng của chinh phụ ra sao?) - Biện pháp nghệ thuật được dùng chủ yếu trong đoạn trên là gì? - Mục đích tác giả đi vào diễn tả nỗi nhớ niềm thương của người chinh phụ là gì? - Em hãy rút ra chủ đề của đoạn trích? - Tất cả những trạng thái nỗi cô đơn nhớ thương cho thấy con người rơi vào cảnh ngộ nào do đâu gây ra? - Nêu những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã dùng để khắc hoạ thành công tâm lý của nhân vật? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả và dịch giả a. Tác giả: Đặng Trần Côn sống nửa đầu thế kỉ XVIII, là tác giả của nhiều bài thơ phú chữ Hán ngoài tác phẩm “Chinh phụ ngâm”. b. Dịch giả(1705 - 1748), nổi tiếng thông mình, dịch Nôm tác phẩm Chinh phụ ngâm. 2. Tác phẩm a. Bối cảnh xã hội trước khi tác phẩm ra đời Đời Lê Hiển Tông à khởi nghĩa nông dânà triều đình cất quân đánh dẹpà cảm độngà viết tác phẩm Chinh phụ ngâm. b. Thể loại - Nguyên tác viết bằng chữ Hán theo thể ngâm khúc, thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau). - Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc, thể song thất lục bát. c. Giá trị nội dung và nghệ thuật - Giá trị nội dung: tác phẩm thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu hạnh phúc đôi lứa của người phụ nữ, lên tiếng oán ghét chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến suy tàn - Giá trị nghệ thuật: Bút pháp trữ tình và miêu tả nội tâm sâu sắc. 3. Vị trí và bố cục đoạn trích a. Vị trí: Đoạn trích từ câu 193 – 216 b. Bố cục: hai phần: + Đoạn 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. + Đoạn 2 (8 câu cuối): Niềm nhớ thương người chồng ở phương xa. 4. Đại ý của đoạn trích Đoạn trích nói lên tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không rõ tin tức, không rõ ngày trở về. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ (16 câu đầu) - Động tác: + dạo hiên ngồi rèm à là hành động lặp đi lặp lại vô nghĩa, không mục đíchà nỗi cô đơn chán chường, nỗi lòng không biết san sẻ cùng ai. + Đốt hương, soi gương, gảy đàn à “gượng” miễn cưỡng à sự trống vắng lẻ loi. - Ngoại cảnh: + Ngọn đèn, bóng người: không gian mênh mông và sự cô đơn của con người. + Tiếng gà gáy + bóng hòe: cảnh quạnh hiu à lòng người trống trãi, thao thức vò võ suốt cả đêm trong một không gian hoang vắng của sự chờ đợi. - Nghệ thuật: + Câu hỏi tu từ: hỏi đèn chính là hỏi lòng mìnhà tô đậm nỗi trăn trở day dứt. + Điệp ngữ nối tiếp: “đèn biết chăng”, “đèn có biết...” à tâm trạng triền miên kéo dài tầng tầng lớp lớp không thể nguôi ngoai. + So sánh: “khắc giờ” = “niên” “ mối sầu” = “biển” Là dòng thời gian tâm trạng, cụ thể hoá mối sầu. à chinh phụ cảm nhận thời gian đằng đẵng vô tận, tưởng như ngưng trệ, đọng lại một nỗi buồn vô hạn định. ðtình cảnh đáng thương : thể hiện sự đồng cảm và thái độ phê phán chiến tranh. Tóm lại: hiện lên trong 16 câu thơ đầu là nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ: nàng nhớ chồng trong sự lẻ loi – một nỗi nhớ trãi dài vô tận, vô cùng không gì đong đếm được. 2. Nỗi nhớ thương của người chinh phụ - Nỗi nhớ gửi “gió đông”, “non yên”: Hình ảnh ước lệ gợi không gian rộng lớn, xa xôi, cách trở giữa chinh phu và chinh phụàmột nỗi nhớ mênh mông vô tận, trải rộng ra trong không gian - chính khoảng cách đó như càng nhân lên đến cao độ nỗi nhớ mong chinh phu da diết, khắc khoải của người chinh phụ. Đồng thời ta thấy kèm theo nỗi nhớ là nỗi vô vọng vì người chinh phụ không biết gửi nỗi nhớ đó vào đâu. - Từ láy “thăm thẳm”, “đâu đáu”: điệp hai lần à nỗi nhớ không nguôi dai dẳng, vô tận như vò xé trong tâm can. - Ngoại cảnh: Giọt, mưa, tiếng trùngà Nỗi nhớ niềm thương nhuốm vào giọt mưa, giọt sương đều đều, miên man trong tiếng trùng ra rả. -Bút pháp ước lệ, tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm đã trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ nhung đau đớn của chinh phụ. è Tác giả đề cao hạnh phúc lứa đôià giá trị nhân đạo sâu sắc cua tác phẩm III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. 2. Nghệ thuật: + Thể thơ dân tộc được tác giả sử dụng thuần thục, nhuần nhuyễn. + Miêu tả tâm trạng, nội tâm nhân vật đặc sắc. + Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ,..... 3. Ý nghĩa văn bản: Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa, đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến. 4. Củng cố: các em nắm những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 5. Dặn dò: về nhà học thuộc đoạn trích và soạn bài tiếp theo “ Lập dàn ý bài văn nghị luận”. V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM Tổ trưởng, kí duyệt ngày:......... NGUYỄN THỊ THANH TUẤN

File đính kèm:

  • docgiao an bai tinh canh le loi cua nguoi chinh phu.doc