Tiết 93-BCB
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu và bứoc đầu biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học.
- Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Bài soạn
III. CÁHC THỨC TIẾN HÀNH
Tiến hành giờ dạy theo phương pháp kết hợp các hình thức: trao đổi thảo luận, đặt câu hỏi
và trả lời caâu hỏi.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 93: Nội dung và hình thức của văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93-BCB
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
Hiểu và bứoc đầu biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học.
Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV
Bài soạn
III. CÁHC THỨC TIẾN HÀNH
Tiến hành giờ dạy theo phương pháp kết hợp các hình thức: trao đổi thảo luận, đặt câu hỏi
và trả lời caâu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
Hoạt động của GV& HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn hs đọc phần I- SGK.
Gv định hướng HS : Văn bản vh ko thể tách biệt nội dung khỏi hình thức, hay hình thức khỏi nội dung. Nội dung chỉ có thể thể hhiện trong hình thức và hình thức là hình thức của một nội dung nào đóNhưng chúng ta can phân chia 2 khái niệm này để có thể đi sâu vào từng lớp của vb, cũng như để hiểu dần mối quan hệ giữa nhà văn và cuộc sống
Khái niệm nội dung bao gồm những gì?
Vậy thế nào là đề tài?
Vd : Đề tài trong Tắt đèn của NTT là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước CMT8 1945 , trong những ngày sưu thuế.
Thế nào là chủ đề?
Chủ đề trong Tắt đèn là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại trong nông thôn Việt Nam.
.
Cảm hứng trong Tắt đèn là lòng căm phẫn, là sự tố cáo bọn hào lí quan lại ở nông thôn cũng như chính sách dã man của thực dân pháp.
Giữa đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thụât có mối liên hệ mât thiết với nhau, bổ sung làm nổi bật nhau.
Gv chuyển ý.
Nêu các khái niệm thuộc phạm trù hình thức?
Các khái niệm ngôn từ, kết cấu, thể loại được thể hiện ntn trong vbvh?
Nội dung và hình thức có ý nghĩa thế nào đối với văn bản văn học?
I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học
1. Khái niệm của nội dung
Các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt nội dung của văn bản văn học: đề tài , chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.
+ Đề tài:
Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhân thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
Khuynh ướng và ý đồ sáng tác của tác giả được thể hiện trong việc lựa chọn đề tài.
+ Chủ đề:
Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Nó thể hiện sự quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức cua 3nhà văn đối với cuộc sống.
Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ của văn bản.
Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề. Có những văn bản đề tài có thể đồng nhất với chủ đề.
+ Tư tưởng:
Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc.
Là linh hồn của văn bản.
+ Cảm hứng nghệ thuật:
Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.
Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.
2. Khái niệm hình thức
Các khái niệm thường được coi là thuộc hình thức: ngôn từ, kết cấu và thể loại.
+ Ngôn từ:
Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học.Không có ngôn từ, ta không có căn cứ cụ thể để tìm hiểu, thưởng thức văn bản.
Ngôn từ hiện diện trong câu, trong hình ảnh, trong giọng điệu của văn bản.
+ Kết cấu:
Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bảnthành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giảsao cho phù hợp với nội dung văn bản.
+ Thể loại:
Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: thơ, tiểu thuyết, kịch
Thể loại cũng biến đổi theo thời đại và mang màu sắc riêng của tác giả.
èKhông thể có hình htức thuần tuývà nội dung chỉ tồn tại trong một hình thức nhất định.
II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức
Nội dung là cốt lõi, là phần không thể thiếu của văn bản.
Hình thức là yêu cầu quan trọng để nội dung tồn tại.
à Sự kết hợp hài hoà nội dung và hình thức làm nên sự hoàn mĩ của văn bản văn học.
4. Củng cố:
- Các khái niệm thuộc phạm trù nội dung, hình thức và mối quan hệ giữa hai phạm trì này?
- Ý nghĩa của nội dung và hình thức?
5. Dặn dò:
- Đọc thuộc phần ghi nhớ trong bài.
- Làm phần luyện tập SGK.
- Chuẩn bị bài:các thao tác nghị luận.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet93.doc