Tiết 91 BAN CƠ BẢN.
VĂN BẢN VĂN HỌC.
I/ Mục tiêu bài học.
1. Nắm được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn bản văn học.
2. Nắm chắc đặc điểm của VBVH về ngôn từ, hình tượng để hiểu được ý nghĩa VB, cá tính sáng tạo của nhà văn. Từ đó vận dụng vào đọc hiểu VBVH.
II/ Phương tiện thực hiện.
1. SGK, SGV
2. Thiết kế bài học.
III/ Cách thức tiến hành.
- GV tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề, kết hợp trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV/ Tiến hành dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
- Trong chương trình học văn ở THCS, dù chúng ta đã học qua rất nhiều tác phẩm văn chương bất hủ, nhưng không mấy ai trong chúng ta để ý tìm hiểu xem thế nào là văn bản VH. VBVH có những đặc điểm gì? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta cần tìm hiểu bài Văn bản văn học.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 91: Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 91 BAN CƠ BẢN.
VĂN BẢN VĂN HỌC.
I/ Mục tiêu bài học.
Nắm được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn bản văn học.
Nắm chắc đặc điểm của VBVH về ngôn từ, hình tượng để hiểu được ý nghĩa VB, cá tính sáng tạo của nhà văn. Từ đó vận dụng vào đọc hiểu VBVH.
II/ Phương tiện thực hiện.
SGK, SGV
Thiết kế bài học.
III/ Cách thức tiến hành.
GV tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề, kết hợp trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV/ Tiến hành dạy học.
Kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài mới.
- Trong chương trình học văn ở THCS, dù chúng ta đã học qua rất nhiều tác phẩm văn chương bất hủ, nhưng không mấy ai trong chúng ta để ý tìm hiểu xem thế nào là văn bản VH. VBVH có những đặc điểm gì? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta cần tìm hiểu bài Văn bản văn học.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Thế nào là VBVH được hiểu theo nghĩa rộng? Cho ví dụ.
+ Gv gọi 1 HS đọc bài thơ “Viếng lăng Bác” sau đó cho HS nhận xét rút ra khái niệm.
- Thế nào là VBVH được hiểu theo nghĩa hẹp? Cho ví dụ.
+ GV phân tích các hình tượng nghệ thuật qua truyện “Tấm Cám”.
- Yêu cầu HS đọc mục 1-SGK.
+ Ngôn từ trong VBVH có mấy đặc điểm? Nêu từng đặc điểm đó?
- HS đọc bài ca dao (SGK).
+ Ngôn ngữ trong bài ca dao có gì đáng chú ý?
+ Thế nào là tính hình tượng của ngôn từ trong VBVH?
TD: Dế Mèn kể chuyện mình thì không phải lời của Dế Mèn mà là lời kể của Tô Hoài tưởng tượng ra. Hay như nhân vật Lão Hạc, chị Dậu cũng không có thật mà do nhà văn hư cấu từ sự quan sát nhận biết từ bao cảnh đời trong hiện thực cuộc sống.
+ Tính hình tượng của VBVH có đặc điểm gì?
+ Cho HS đọc SGK và nhận xét.
- Ngôn từ sử dụng trong đoạn thơ có gì khác ngôn ngữ hàng ngày?
- Từ các TD đã phân tích em rút ra kết luận gì về tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật?
- Hình tượng văn học có những đặc điểm gì?
- Phân tích tác phẩm VH minh hoạ 1 đặc điểm của hình tượng VH?
I) Khái niệm văn bản văn học.
- Theo nghĩa rộng VBVH là tất cả các VB sử dụng ngôn từ 1 cách nghệ thuật: có hình ảnh, nhịp điệu, biểu hiện tình cảm của người viết.
- Theo nghĩa hẹp VBVH chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu.
* Tóm lại:VBVH (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) có nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng ngôn từ trong văn bản văn học được sử dụng có tính nghệ thuật. Còn theo nghĩa hẹp sủ dụng ngôn từ theo sự sáng tạo bằng hư cấu. Vậy phân biệt VBVH theo nghã hẹp và nghĩa rộng là ở sự hư cấu và sáng tạo.
II) Đặc điểm của văn bản văn học.
1) Đặc điểm về ngôn từ.
- Có 3 đặc điểm:
+ Tính nghệ thuật và thẩm mỹ.
+ Tính hình tượng.
+ Tính biểu tượng và đa nghĩa.
a/ Tính nghệ thuật và thẩm mỹ.
- Tính nghệ thuật và thẩm mỹ trong VBVH là cách sắp xếp có vần điệu, lời diễn tả có hình ảnh sinh động, có những biện pháp tu từ. Tính thẩm mỹ có được là do sự liên tưởng thoát khỏi tính thực dụng trực tiếp để tạo ra vẻ đẹp hấp dẫn, ý nhị, gợi cảm.
- Chẳng hạn: Trong bài ca dao “lối vào vườn hồng” không phải chỉ đường đi thật mà là cách tỏ tình, ướm hỏi của chàng trai.
b. Tính hình tượng của ngôn từ.
- Tính hình tượng của ngôn từ trong VH là do trí tưởng tượng của người viết tạo ra.
- Tính hình tượng trong VBVH có đặc điểm là làm cho VB thoát ly sự thật cụ thể để nói tới sự thật có tính khái quát.
c. Tính biểu tượng đa nghĩa.
- Ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật là ngôn ngữ có tính biểu tượng đa nghĩa.
TD: Cùng la øtừ mẹ. Nếu dùng trong giao tiếp thông thường từ này mang tính cụ thể (đơn nghĩa) chỉ người mẹ sinh ra con. Nhưng trong trong câu thơ của Tố Hữu “Mẹ ơi lau nước mắt” từ “mẹ” mang tính đa nghĩa khái quát là biểu tượng chung cho người mẹ Việt Nam.
Cũng như thế nước mắt không chỉ là nước mắt còn là biểu tượng của sự đau khổ.
- Ngôn từ trong VH do yêu cầu sáng tạo mà có tính biểu tượng đa nghĩa, biểu hiện những ý ngoài lời “ý tại ngôn ngoại”
TD: Trong câu thơ tả tiếng đàn của Thuý Kiều khi hầu rượu Hồ Tôn Hiến:
“Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”.
Hai chữ nhỏ máu có nỗi đau của tiếng đàn, của con người và hình như có cả nỗi đa của cây đàn nữa!
2) Đặc điểm về hình tượng.
- Hình tượng VH là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên trong tâm trí người đọc. Thế giới hình tượng đó tuy cũng sống động, hấp dẫn như cuộc sống thực nhưng chỉ tồn tại đối với trí tưởng tượng và trong trí tưởng tượng.
- Hình tượng VH là 1 phương tiện giao tiếp đặc biệt, 1 thế giới “biết nói” ở đó kí thác những điều tâm huyết của nhà văn. Vì vậy đọc – hiểu văn bản VH chính là quá trình thực hiện giao tiếp giữa người đọc và tác giả
V/ Củng cố.
- Cho HS luyện tập qua 3 bài tập trong SGK- trang 48.
VI/ Dặn dò.
.
File đính kèm:
- tiet91.doc