Giáo án Ngữ văn 10 tiết 62 Tựa “Trích diễm thi tập” -Hoàng Đức Lương

Tiết 62: TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”

-Hoàng Đức Lương-

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Gíup học sinh:

Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân.

Có thái độ trân trọng và yêu qúi di sản.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN

SGK

Thiết kế bài học

Các tài liệu tham khảo

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 62 Tựa “Trích diễm thi tập” -Hoàng Đức Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62: TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP” -Hoàng Đức Lương- A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân. Có thái độ trân trọng và yêu qúi di sản. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG TÌM HIỂU TÁC PHẨM: Giải thích nhan đề. Tựa: thường là văn nghị luận hoặc thuyết minh, biểu cảm (phần đầu của một cuốn sách). II. PHÂN TÍCH GV: Điều mà Hoàng Đức Lương gọi là “trải qua bao cơn binh lửa” là có thật. Đời Trần năm 1371 quân Chiêm Thành có lần đánh phá Thăng Long, đốt phá, cướp bóc nhiều giấy tờ sách vở. Quân Minh năm 1407, khi sang xâm lược nước ta đã nhận được đạo chỉ của Minh Thành tổ về việc đốt phá cướp tất cả các chứng tích văn hóa, văn học nước ta như bia, sách vở giấy tờ nói chung. “Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo phật, đạo lão thì không thiêu hủy, ngoài ra mọi loại giấy tờ, văn tự cho đến cả sách ghi chép ca lý dân gian hay sách dạy trẻ như loại sách có câu “thượng đại nhân, khưu ất dĩ”, một mảnh một chữ phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia đá Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia đá An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ để còn”. Nguyên nhân của sự thất truyền thơ văn. Người có học, người làm quan thì bận việc quan không quan tâm đến thơ văn. Người yêu thích thơ văn thì không đủ năng lực, trình độ, tính kiên trì. Nhà nước không khuyến khích in ấn, chỉ chú trọng kinh kệ. Chỉ có thi nhân mới hiểu được cái hay, cái đẹp của thi ca. Nguyên nhân khác: Sự tàn phá của thời gian đối với sách vở. Chiến tranh hỏa hoạn cũng góp phần thiêu hủy đối với văn thơ, sách vở. * Tình cảm yêu quý, trân trọng văn thơ của ông cha ta, tâm trạng xót xa, thương tiếc di sản quý báu bị tản mát, hủy hoại của tác giả. Củng cố: Cho một vài em phát biểu nhận định của bản thân về các nội dung của bài tựa “Trích diễm thi tập”. Sau đó, HS thảo luận theo câu hỏi đặt ở cuối bài. Ví dụ: Hãy tưởng tượng chân dung Hoàng Đức Lương khi viết bài tựa này, giải thích vì sao” GV: Một vẻ mặt trầm ngâm, tư lự, đau đớn, song cũng đầy kiên quyết, tràn đầy nhiệt huyết.

File đính kèm:

  • docTIET 62.doc
Giáo án liên quan