Giáo án Ngữ văn 10 tiết 49 đến 62

Tiết 49

LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Gíup học sinh:

 Nắm được yêu cầu của một kế hoạch cá nhân

Biết xác định mục tiêu, nội dung của một bản kế hoạch cá nhân.

Hình thành ý thức làm việc khoa học và hiệu quả.

Thành thạo kĩ nămg xây dựng kế hoạch cá nhân trong học tập hiện tại và công tác sau này.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN

SGK

Thiết kế bài học

Các tài liệu tham khảo

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi

 

doc23 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 49 đến 62, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49 LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Nắm được yêu cầu của một kế hoạch cá nhân Biết xác định mục tiêu, nội dung của một bản kế hoạch cá nhân. Hình thành ý thức làm việc khoa học và hiệu quả. Thành thạo kĩ nămg xây dựng kế hoạch cá nhân trong học tập hiện tại và công tác sau này. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. SỰ CẦN THIẾT LẬP BĂN KẾ HOẠCH CÁ NHÂN. GV: HS tìm hiểu mục I trong sgk. PV: Trong thực tế cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường được nghe ông bà, cha mẹ,.. nhắc nhở điều gì? Những điều ấy có liên quan đến vấn đề gì của mỗi cá nhân nói riêng, tập thể nói chung? PV: Từ đó chúng ta có nhận xét gì về vai trò của kế hoạch cá nhân đối với mỗi người? PV: Vậy theo em như thế nào là lập bản kế hoạch cá nhân? GV: Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định của một người nào đó. Kế hoạch cá nhân giúp cho mỗi người sống và làm việc một cách có ý thức, có tổ chức và có hiệu quả. Giúp cho mỗi người có thể làm từng việc đến nơi đến chốn theo trình tự việc nào cần thiết, việc nào chưa thật cần thiết thì có thể làm sau. Giúp cho mỗi người có thể chủ động tổ chức cuộc sống của mình một cách khoa học, thoải mái, có thời gian làm việc và có thời gian vui chơi giải trí hợp lý. Ngược lại nếu không có kế hoạch cá nhân thì có thể suốt ngày tất bật mà công việc vẫn bị chồng chéo, ách tắc, kém hiệu quả, cuối cùng là mệt mỏi chán nản. II. CÁCH LẬP BẢN KẾ HOẠCH CÁ NHÂN. PV: Em hãy cho biết để lập một bản kế hoạch cá nhân yêu cầu có mấy bước? PV: Em hãy cho biết các phân và nội dung của mỗi phần trong bản kế hoạch? PV: Thế còn đặc điểm ngôn ngữ của bản kế hoạch cá nhân yêu cầu như thế nào? PV: Em hãy xây dựng kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn HKI: Họ và tên Tổ ... lớp ... 1. Mục tiêu cần đạt - Về kiến thức - Về kĩ năng 2. Nội dung và kế hoạch ôn tập: - Nội dung: Trong phạm vi SGK Văn 10 – 1 - Kế hoạch: Hoàn thành trước tháng 1/2007. Các bước: Xác định yêu cầu, nội dung và quỹ thời gian của công việc. Xây dựng kế hoạch cụ thể. Nội dung cụ thể của bản kế hoạch: Nội dung công việc Cách thức thực hiện Thời gian thực hiện Ngôn ngữ: Ngắn gọn, rõ ràng. III. LUYỆN TẬP. BT 1: Đọc và cho biết những điểm khác biệt của bản kế hoạch cá nhân? PV: BT 2: Giúp bạn hoàn thiện bản kế hoạch chuẩn bị Đại hội ĐTNCS HCM? GV: Đây là thời gian biểu trong một ngày. Không phải là bản kế hoạch cá nhân dự kiến làm công việc nào đó. Công việc chỉ nêu chung không cụ thể, không có phần dự kiến hoàn thành công việc, kết quả cần đạt. Nội dung cần phải bổ sung - Viết dự thảo báo cáo, dự kiến nội dung. Kiểm điểm quá trình thực hiện nhiệm vụ của chi đoàn những việc đã làm được kết quả cụ thể Nguyên nhân Những mặt yếu kém, nguyên nhân. Phương hướng công tác trong nhiệm kì tới, nêu rõ phương hướng cụ thể để thực hiện tốt những gì đã đề ra. - Cách thức tiến hành Đại hội: Thời gian, địa điểm Ai đảm nhiệm công tác tổ chức trang hoàng cho đại hội. Bí thư báo cáo Đề cử ứng cử và BCH Bầu ban kiểm phiếu. Tất cả phải có ý kiến tham gia của cô chủ nhiệm lớp và duyệt BCH nhà trường. Nội dung ôn tập Cách thức tiến hành Thời gian Phần văn Phần tiếng Việt Phần Tập làm văn Phô tô, Mục lục sgk văn 10-1 Hệ thống hóa phần văn- tiếng Việt-Làm văn. Tóm tắt kiến thức đã học bằng cách hiểu và lời văn của mình. Đối chiếu với bài giảng của các thầy cô. Đối chiếu với các mục ghi nhớ trong sgk để kiểm tra. Tuần 1 – tháng 12: hoàn thành mục 1 và 2. Tuần 2 – tháng 12: hoàn thành mục 3. Tuần 3 – tháng 12: hoàn thành mục 4. Tuần 4 – tháng 12: hoàn thành mục 5. Nội dung công việc Yêu cầu Cách thực hiện Thời gian hoàn thành Tiết 50 THƠ HAI–CƯ CỦA BA SÔ. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Bước đầu làm quen với văn học Nhật bản, hiểu được thơ hai-cư; vài nét đặc trưng giá trị tư tưởng-nghệ thuật thơ hai-cư của Ba-sô. Hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ hai-cư. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Giảng bài mới: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tiểu dẫn a, Tác giả Ba-sô. PV: Em hãy cho biết nội dung nào là nội dung quan trọng trong phần tiểu dẫn? PV: Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy tóm tắt thân thế và sự nghiệp của Ba-sô? Quê quán: I-ga nay là tỉnh Mi-ê Xuất thân trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. 30 tuổi, chuyển đến Ê-đô (Tô-ki-ô) sống và sáng tác thơ hai-cư với bút danh Ba Tiêu (Ba-sô) 10 năm cuối đời, đi khắp nước, viết du kí và làm thơ hai-cư. Mất ở Ô-sa-ca năm 50 tuổi. Tác phẩm nổi tiếng nhất: Lối lên miền Ô-ku (1689). b, Thơ hai-cư. GV: Ba dàng có chức năng: Dòng 1: giới thệu. Dòng 2: tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng 3. Dòng 3: kết lại ý thơ nhưng không rõ ràng, mở ra những suy nghĩ cảm xúc cho người đọc ngân nga, lan tỏa. Thơ hai-cư là một trong những thể thơ truyền thống độc đáo của Nhật Bản –thi quốc. Bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVI đến XVII thì đạt tới đỉnh cao với Ba-sô, Bu-sôn, It-sa, Si-ki,.. Đến nay người Nhật vẫn yêu thích và sáng tác thể thơ này. Đồng thời còn được các nhà thơ phương tây tiếp thu và sáng tác bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Tân Ban Nha,.. Hình thức thơ hai-cư vào loại ngắn nhất thế giới: cả bài chỉ gồm 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn: 5-7-5. Nguyên bản tiếng Nhật chỉ có 1 hàng (1 câu thơ). Phiên âm la tinh xếp thành 3 hàng. Dịch ra tiếng Việt thành 3 câu thường là: 5-5-5, hoặc 4-5-3, 5-3-4,... hoặc dịch ra thành một câu lục bát. c, Đặc điểm thơ hai-cư. PV: Em hãy cho biết đặc điểm chính của thơ hai-cư? DG: Chẳng hạn, mùa thu: mùa sương-chiều thu, gió thu; mùa hè: chim đỗ quyên-tiếng ve; mùa đông: cánh đồng hoang-khô; mùa xuân: hoa anh đào. Đó là thời điểm hiện tại, cảnh trước mắt, sự gắn bó sâu sắc của con người với thiên nhiên. GV: Thể hiện một khoẳng khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của cảm xúc, hàm súc nghệ thuật khơi gợi chứ không phải hàm súc của châm ngôn, triết lý. Thiên nhiên và triết lý về thiên nhiên: tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị, bình thường của thiên nhiên. Thấm đẫm tinh thần Thiền tông (Phật giáo) và tinh thần văn học phương Đông: cách nhìn nhất thể hóa: trời-đất, con người vạn vật... là một quan hệ khắng khít. Những hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên có thể tương giao, chuyển hóa lẫn nhau theo những quy luật bí ẩn của tự nhiên: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, mùi hương... đều có thể chuyển hóa với nhau. Cảm thức cái thểm mĩ rất riêng, rất cao, rất tinh tế. Hai-cư đề cao, cái: vắng lặng; đơn sơ; u huyền; mềm mại; nhẹ nhàng. 1 phong cảnh, 1 vài sự vật cụ thể thể hiện 1 tứ thơ, 1 xúc cảm, suy tư của người viết. Thời điểm xác định theo mùa: Quý ngữ (ki-go): từ chỉ mùa là bắt buộc trong mỗi bài thơ. Thủ pháp tượng trưng: Ngôn ngữ: Dùng rất ít các tính từ, trạng từ cụ thể háo sự vật, hạn chế tưởng tượng người đọc. Dùng nhiều danh, động gợi tưởng tượng suy ngẫm. Mơ hồ là đặc điểm ngôn ngữ quan trọng trong thơ hai-cư. II. ĐỌC HIỂU] 1. BÀI 1: GV: HS đọc diễn cảm bài thơ. PV: Em hãy cho biết quý ngữ trong bài thơ? Tứ thơ? Cách sử dụng từ? Bài thơ nói cảm xúc gì? Vì sao có cảm xúc đó? GV: Có thể chịu ảnh hưởng bài Độ- Tang Càn ; qua bến Tang Càn của Giả Đạo đời Đường: Tinh châu đất khách trải mười hè, Hôm sớm Ham Dương bụng nhớ về, Qua bến tang Càn vô tích nữa, Tinh Châu ngoảng lại đã thành quê. Gần với tứ thơ của Chế lan Viên: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Kh ta đi đất đã hóa tâm hồn. Quý ngữ: mùa sương – mùa thu. Tứ thơ: đất khách, đất lạ hóa thành quê hương khi đã một thời gian sống, gắn bó và xa cách. Cách biểu hiện tứ thơ rất súc tích, rất gợi, không còn những liên tưởng gián tiếp. 2. BÀI 2: GV: Chim đỗ quyên: chim quốc (chỉ kêu, không hót), chim tu hú (cũng không kêu, không hót). Hót là lời người dịch thêm vào chưa hẳn đã chính xác vì trong bản dịch nghĩa: Ơû kinh đô Cũng nhớ tiếc kinh đô Chim đỗ quyên. PV: Em hãy cho biết quý ngữ trong bài thơ? Tứ thơ? Cách sử dụng từ? Bài thơ nói cảm xúc gì? Vì sao có cảm xúc đó? GV: Thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với mảnh đất mình đã và đang sống. Quý ngữ: chim đỗ quyên - mùa hè. Sự chuyển đổi cảm giác: âm thanh tiếng chim gợi nhớ kinh đô. Ơû kinh đô mùa hè – hiện tại mà nhớ kinh đô ngày xưa – kỉ niệm đã qua. Liên hệ câu thơ Bà huyện Thanh Quan: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. 3. BÀI 3: GV: HS đọc diễn cảm bài thơ. PV: Em hãy cho biết bài thơ nói lên tình cảm gì của tác giả? Tình cảm ấy được gợi lên từ cử chỉ hành động nào? PV: Em hãy cho biết quý ngữ trong bài thơ? 1684 Ba sô 40 tuổi. Từ xa trở về thăm nhà. Về đến nơi mới hay tin mẹ đã mất. Người anh đưa cho em di vật của mẹ: mái tóc bạc. Oâng viết bài hai-cư này. Quý ngữ: làn sương thu – làn tóc mẹ; làn sương thu, cuộc đời ngắn ngủi, mong manh như sương, hay là dòng nước mắt xót thương của người con? 4. BÀI 4. GV: Năm 1685, Ba sô có lần đi qua một cánh rừng, nghe rõ tiếng vượn hú thê thảm, ông làm bài thơ này. Thực tế ở Nhật thời ấy vào những năm mất mùa đói kém, nhiều gia đình nghèo túng quá, không nuôi nổi con cái, đành đưa chúng bỏ trong rừng hoặc thậm chí còn phải giết khi còn sơ sinh đó là những ma-ki-bu – những đứa trẻ bị tỉa bớt. Liên hệ: Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha Lấy ai bồng bế vào ra U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng. Tiếng vượn hú hay tiếng của trẻ con than khóc. Liên tưởng bắt nguồn từ thực tế ấy. Tiếng vượn hay tiếng trẻ khóc thật sự? Trong gió thu hay gió thu cũng đang khóc than cho nỗi đau của con người. 5. BÀI 5. GV: Đi ngang qua rừng, chợt tình cờ thấy chú khỉ con đang run lên trong mưa lạnh. Nhà thơ liên tưởng và viết thành thơ. Đó chính là mơ ước của tác giả cho chú khỉ, cho trẻ em, cho những người cơ nhỡ trong cơn hoạn nạn – mà mùa đông chỉ là một cách biểu hiện tượng trưng và hiện thực. 6. BÀI 6 Quý ngữ: hoa anh đào – mùa xuân. Hoa anh đào rụng lả tả như mây hoa rơi xuống làm làn nước hồ gợn sóng. Triết lý sâu sắc: sự tương giao các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, thiên 7. BÀI 7.8 GV hướng dẫn HS cách tiếp cận và hiể bài thơ. TIẾT 51 LẦU HOÀNG HẠC NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ KHE CHIM KÊU A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Hiểu được chủ đề-cảm hứng chủ đạo và nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu trong từng bài thơ và qua cả 3 bài thơ nổi tiếng, hiểu thêm giá trị của thơ Đường. Tích hợp với các bài thơ Đường đã học với tiết trả bài viết số 3. Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu tác phẩm trữ tình qua hệ thống câu hỏi trong sgk. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Giảng bài mới: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM YÊU CẦU CẦN ĐẠT LẦU HOÀNG HẠC 1. Tác giả. PV: Em hãy cho biết tên tác gỉa tên những người dịch, nhận xét thể thơ trong nguyên tác và trong các bản dịch? Thôi Hiệu (704 – 754) nhà thơ Đường nổi tiếng, cùng thời với Lý Bạch. Những người dịch: Tản Đà dịch thành thơ lục bát, một trong những bản dịch được hâm mộ nhất. Khương Hữu Dụng dịch theo thể thơ nguyên tác: thất ngôn bát cú đường luật. 2. Hoàn cảnh sáng tác. PV: Em hãy cho biết hòan cảnh sáng tác của bài thơ? Có thể kể theo truyền thuyết Phí văn Vi, chỉ rõ vị trí của lầu Hoàng Hạc? GV: Truyền thuyết kẻ rằng xưa có chàng nho sinh tên Phí Văn Vi, buồn vì thi hỏng, lang thang trên bãi Anh Vũ, bên bờ Trường Giang. Bỗng có con hạc vàng đáp xuống, chàng liền cưỡi lên hạc vàng bay về trời Người đời sau xây một ngôi lầu để kỉ niệm, gọi là lầu Hoàng Hạc. Thôi Hiệu đến thăm và cảm tác làm bài thơ này Lầu Hoàng Hạc là một ngôi lầu có thật – nay trở thành một địa điểm du lịch của Trung Quốc, ở bờ bắc Trường Giang, thuộc tỉnh Hồ Bắc. Là một người thích du lịch, một lần dừng chân tới thành Tây Nam-Vũ Xương-Hồ Bắc, tác giả thả bộ lên lầu Hoàng Hạc. Tác cảnh sinh tình tác giả đã sáng tác bài thơ này. 3. Đọc hiểu. a. Bốn câu đầu. PV: Theo em chủ đè và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? GV: Cảm xúc cảu nhà thơ khi đừng trước cảnh đẹp nơi lầu Hoàng Hạc. Kết đọng nỗi sầu hoài cổ nhớ quê xa. Gợi trong lòng người đọc sự ngỡ ngàng, bâng khuâng, nỗi nhớ, nỗi buồn trong trẻo sâu thẳm. Hạc vàng biểu tượng cho sự linh thiêng, cao quí, nó gắn liền với truyền thuyết. Viết vè lầu Hoàng Hạc mà không miêu tả cụ thể lầu mà chủ yếu tả cảnh xung quanh à nét riêng và dụng ý của tác giả. Có sự đối lập: Về thời gian: xưa – nay Về cảnh vật: thực – ảo è Tâm trạng bâng khuâng đau đớn trước thực trạng của quá khứ: cái linh thiêng, cao đẹp, huy hoàng giờ đã không còn nữa. b, Bốn câu sau. PV: Có ý kiến cho rằng chữ sầu cuối bài đã kết đọng lại cảm hứng của bài thơ. Yù kiến của em như thế nào? HS thảo luận. GV: Cả bài thơ chữ nào câu nào cũng bâng khuâng man mác một nỗi niềm buồn thương, nhung nhớ. Nhớ người xưa đi mất hút không bao giờ trở lại, đám mây trắng chơi vơi, ngọn khói sóng buổi chiều trên dòng sông rộng khêu gợi nỗi sầu nhớ quê hương. Thiên nhiên đẹp nhưng buồn và tĩnh lặng. èTâm trạng hoài cổ bắt nguồn từ chỗ không bằng lòng với hiện tại nhưng quá khứ thì đã qua đi à nuối tiếc và cảm thấy sầu. NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ 1. Tác giả. SGK 2. Đọc hiểu.. PV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật câu từ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ? PV: Diễn biến tâm trạng của người phụ nữ trong bài thơ này như thế nào? PV: Em hãy phân tích tâm trạng và sự chuyển biến tâm trạng của nàng trong từng câu thơ? Vì sao có sự chuyển biến đó? PV: Màu xanh của cây dương liễu có ý nghĩa gì đối với tâm trạng của người thiếu phụ? GV: Hối hận việc đã xui đã để chồng ra đi tòng quân, lập công, làm quan kiếm ấn phong hầu. Oán cái ấn phong hầu, oán chiến tranh phi nghĩa đã khiến cho vợ chồng chia ly. Cấu tứ là hình ảnh, sự kiện chi tiết tiêu biểu của thơ để cho cảm xúc vận động xung quanh. Cáu tứ của bài thơ này rất đặc biệt. Hai câu đầu người phụ nữ này không biết buồn, rất vô tư: Vì tuổi trẻ, vì chung giấc mộng công danh với chồng và hy vọng chồng sẽ dược phong hầu ban tước sau này. Trang điểm bước lên lầu để thưởng ngoạn cảnh xuân. Màu xanh của thiên nhiên, của tuổi trẻ, mùa xuân – cảnh hiện tại lại là ly biệt. Đây là cái cớ để chuyển đổi tâm trạng của nàng. Diễn biến tâm trạng: bất tri sầu – hốt – hối – oán mà nguyên nhân – nguyên cớ trước mắt là màu dương liễu; nguyên nhân sâu xa là ấn phong hầu, là chiến tranh phi nghĩa. KHE CHIM KÊU. 1. Tác giả. sgk 2. Đọc hiểu.. PV: Em hãy cho biết bài thơ tả cảnh gì? Nét đặc sắc của bức tranh phong cảnh trong bài thơ là thế nào? Trạng thái tâm hồn của tác giả lúc ấy ra sao? Câu 1: Hoa quế nhỏ li ty rụng khe khẽ mà người cũng nghe được chứng tỏ đêm phải rất yên tĩnh. Và lòng người cũng phải rất yên tĩnh, tập trung thì mới có thể nghe được âm thanh cực nhỏ ấy. Câu 2: Trực tiếp tả cảnh đêm xuân trong núi vắng vẻ. Câu 3: Trăng lên làm gì có tiếng động thế mà lại làm cho chim núi sợ hãi. Cũng là vì đêm quá yên tĩnh. Câu 4: Những tiếng kêu khe khẽ của chim núi vì sợ hãi lúc trăng lên lại càng chứng tỏ đêm tĩnh lặng. Bài thơ tả cảnh dêm trăng xuân trong khe núi. Cái đặc sắc là lấy động tả tĩnh. Sự tĩnh lặng của đêm xuân và sự bình yên thanh thản của tâm hồn con người. Đó là tiếng đêm xao động tâm hồn bình yên. Mối quan hệ giữa động và tĩnh: nhà thơ lắng nghe được những gì nhỏ bé nhất xao động xung quanh mình. Trăng sáng giữa đêm xuân. Núi rừng cũng bừng lên vẻ đẹp tiếng chim kêu làm cho bức tranh có hồn sự sống vẫy gọi. TIẾT 52.53 CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Em hãy trình bày bố cục của văn bản thuyết minh: để từ đó rút ra kết luận gì về bố cục của văn bản thuyết minh? Một danh lam thắng cảnh; Một đồ vật dụng cụ. Một danh nhân. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH. 1. Khái niệm: PV: Em hãy cho biết thế nào là văn bản thuyết minh? PV: Theo em có mấy kiểu thuyết minh? Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Có loại chủ yếu trình bày giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh,.. . Có loại miêu tả sự vật hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu hình tượng. 2. Kết cấu của văn bản thuyết minh. HS đọc 2 văn bản trong sgk. PV: Em hãy xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản? PV: Em hãy tìm ý chính để tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản? GV: (Hình thể, màu sắc bên ngoài, mùi thơm của vỏ, vỏ mỏng,) GV: (màu hồng đào, múi thì màu hồng quyến rũ, tép bưởi, vị không cay, không chua, không ngọt đậm mà ngọt thanh) PV: Em hãy cho biết cách sắp xếp các ý trong từng văn bản? Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy? GV: Từ bên ngoài và bên trong. Từ hình dáng bên ngoài dến chất lượng bên trong. GV: Người ốm; thương bệng binh; bộ đội qua làng; sang cả Hồng Kông, Pa ri; theo một trật tự lô gíc. VB 1: Giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây. VB 2: Giới thiệu Bưởi Phúc Trạch – Hà Tĩnh. VB 1: Giới thiệu sơ qua làng Đồng Vân thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây. Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày rằm tháng giêng. Luật lệ và hình thức thi. Nội dung hội thi (diễn biến cuộc thi) Đánh giá kết quả. Yù nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Vân. VB 2: Trên đất nước ta có nhiều loại bưởi nổi tiếng : Đoan Hùng, mê Linh, Long Thành, Phúc Trạch,.. Miêu tả quả bưởi Phúc Trạch Miêu tả hiện trạng. Ơû Hà Tĩnh người ta biếu người ốm bằng bưởi. Thời kì chống Pháp, chống Mĩ thương binh mới được ưu tiên. Bưởi đến các trạm quân y. Các mẹ chiến sĩ tiếp bộ đội hành quân qua làng. Trước CM có bán ở Hồng Kông. Theo việt kiều sang Pa ri và nước Pháp. Năm 1938 được trúng giải thưởng trong một cuộc thi. BGK xếp vào hàng “Quả ngon xứ Đông Dương”. VB 1: các ý được sắp xếp theo một trình tự thời gian, giới thiệu hội thi và thi một công việc cụ thể nên người trình bày phải theo thời gian. Sự việc ấy được diễn ra từ lúc nào. Người giới thiệu đã theo qúa trình vận động của cuộc thi mà lần lượt trình bày. VB 2: Là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Lúc đầu giới thiệu quả bưởi Phúc Trạch theo trình tự không gian. Giới thiệu giá trị sử dụng bưởi Phúc Trạch. II. LUYỆN TẬP. PV: Nếu phải thuyết minh bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão thì chọn hình thức kết cấu nào? PV: Nếu phải thuyết minh một di tích một thắng cảnh của đất nước thì em giới thiệu và sắp xếp nội dung đó ra sao? Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp. Giời thiệu Phạm Ngũ Lão một vị tướng và cũng là môn khách là con rể Trần Quốc Tuấn. Đã từng đánh đông dẹp bắc. Ca ngợi sức mạnh của quân dân đời Trần trong đó có Phạm Ngũ Lão. Phạm Ngũ Lão còn băn khoăn vì nợ công danh. So sánh với Gia Cát Lượng thì xấu hổ vì mình chưa làm được bao nhiêu để đáp đền ơn nước. GV gợi ý HS làm. III. GHI NHỚ Khi viết bài văn Thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau: Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển. Theo trình tự không gian: trình bày sự vật hiện tượng theo tổ chức vốn có của nó (bên trên, bên dưới, bên trong, bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát). Theo trình tự lô gíc: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân-kết quả; chung-riêng; liệt kê các mặt, các phương diện) Theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau. TIẾT 54 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Vận dụng được những kiến thức đã học về văn TM, kĩ năng lập dàn ý để lập đwojc dàn ý cho một bài văn TM. Có đề tài gần gũi quen thuộc. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Em hãy cho biết những đặc điểm hình thức kết cấu của văn bản TM? Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG I. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa PV: Thực hiện các câu hỏi tương tự như ở phần trên. Bố cục gồm 3 phần: MB: Giới thiệu. TB: Triển khai. KB: Tổng kết. 2. Bố cục của một bài văn hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh vì đó là cách trình bày một vấn đề, thực hiện một văn bản hoàn chỉnh. II. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH: Xác định đề tài: PV: Nêu các bước lập dàn ý một bài văn thuyết minh: GV: Cho một số đề tài hoặc yêu cầu học sinh tự xác định đề tài trình bày. GV: Sau khi xác định đề tài sẽ thực hiện bước lập dàn ý. GV: Cho một văn bản và yêu cầu học sinh tìm, lược ý chính. An toàn giao thông. Thần tượng của em. Môi trường. Biến động dân số VN trong những năm gần đây. Mở bài: Nêu được đề tài. Người đọc nhận ra được kiểu văn bản: (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự biểu cảm văn nghị luận). Thu hút sự chú ý của người đọc. Thân bài: Tìm ý, chọn ý. Sắp xếp ý. Ghi nhớ: Để lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt cần: Nắm vững các kiến thức về dàn ý, kỹ năng lập dàn ý. Có đầy đủ tri thức cần thiết, chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh. Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lý, chặt chẽ. III. Luyện tập: GV: Hướng dẫn học sinh thực hành theo đề tài. 4. Củng cố Giới thiệu một tác giả văn học. Giới thiệu tấm gương học tập. Giới thiệu phong trào trường, lớp. Giới thiệu quy trình sản xuất và các bước của quá trình học tập. IV. Luyện tập: Dặn dò: Học sinh về nhà tự lập dàn ý một đề tài tự chọn. Soạn bài Tiết 55 BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ -Trương Hán Siêu- A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Qua những hoài niệm về quá khứ HS thấy được niềm tự hào về truyền thống dân tộc và tư tưởng nhân văn của tác giả với việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử. Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu hình tượng nghệ thuật, lời văn, đồng thời thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của phú sông bạch đằng. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG I. GIỚI THIỆU CHUNG: Thú du ngoạn của khách Cảnh sông Bạch Đằng, nhiều cảm khái của tác giả. Hồi tưởng chiến trận giữa ta và địch. Bàn về nền độc lập nước nhà. Bài học kinh nghiệm giữ nước. Tác giả: sgk Tác phẩm: Thể loại: phú cổ thể. Bố cục: 5 phần: ... thú tiêu dao. ... còn lưu. ... nghìn xưa ca ngợi. ... anh hùng lưu danh. Còn lại. II. PHÂN TÍCH PV: Nhân vật trữ tình có thú du ngoạn như thế nào Điều đó cho thấy tính cách ra sao? GV: Tư Mã tử trường. PV: Cảnh sông Bạch Đằng được miêu tả như thế nào? Trong không gian, thời gian nào? PV: Tâm trạng của khách ra sao trước cảnh? PV: Khí thế của quân ta được miêu tả như thế nào? GV: : Chiến thắng của ta thất bại thảm hại của quân thù. Thú du ngoạn của khách: Bút pháp liệt kê hàng loạt những địa danh nổi tiếng của Trung Quốc Khách là người có tính cách khoáng đạt, thích ngao du sơn thủy. Không gian vô tận, thời gian không hạn định thể hiện tính cách ham hiểu biết, có tráng chí của khách. Khách học theo thú tiêu dao của người xưa không chỉ dạo chơi cảnh đẹp mà còn biết tìm đến nơi có những chiến công oanh liệt để chiêm ngưỡng. Cảnh vật, niềm cảm khái của tác giả. Nét bút xuất thần tác giả đã miêu tả cảnh sông Bạch Đằng thật mơ mộng, diễm lệ vào mùa thu. Khách nhìn cảnh mà hồi tưởng lại chiến trường xưa tiếc thương những người anh hùng đã khuất. Cảnh vật làm xúc động lòng người. Khách dạo chơi trong tâm trạng vừa vui, vừa buồn, vừa tự hào- tiếc nhớ. Hồi tưởng chiến trận giữa ta và địch: Giọng thơ mạnh mẽ, dứt khoát. Tự hào trước những chiến thắng oanh liệt của ông cha ta. So sánh độc đáo chiến thắng của ta vô cùng vẻ vang, oanh liệt. Bàn luận về nền độc lập nước nhà. Ta chiến thắng bởi 3 yếu tố: Thiên thời. Địa lợi. Nhân hòa. Sự lãnh đạo tài ba của người cầm quân khởi nghĩa. Lời tuyên ngôn dõng dạc về chân lý chính nghĩa thắng gian tà. Bài học giữ nước. Nhờ vào công đức của hai vị thánh quân. Sức mạnh đoàn kết dân tộc. III. TỔNG KẾT: Củng cố: PV: Cảm nhận sau khi học xong bài phú. Dặn dò: Học, soạn bài. Với ngôn từ trang trọng, sảng khoái, hào hùng, sự tuyệt diệu giữa

File đính kèm:

  • docTiet 52lap dan y bai van thuyet minh.doc