Giáo án Ngữ văn 10 tiết 48 Đọc thêm: Lầu Hoàng Hạc_Thôi Hiệu; Nổi oán của người phòng khuê_Vương Xương Linh; Khe chim kêu_Vương Duy

Tiết 48: Đọc văn

Đọc thêm:LẦU HOÀNG HẠC_Thôi Hiệu

 NỔI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ_Vương Xương Linh

KHE CHIM KÊU_Vương Duy

A.Mục đích yêu cầu

 Giúp HS hiểu được chủ đề - cảm hứng chủ đạo & nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu trong từng bài thơ & qua cả ba bài thơ nổi tiếng, hiểu thêm giá trị của thơ Đường

B.Các bước lên lớp

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ

C.Nội dung bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 48 Đọc thêm: Lầu Hoàng Hạc_Thôi Hiệu; Nổi oán của người phòng khuê_Vương Xương Linh; Khe chim kêu_Vương Duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48: Đọc văn Đọc thêm:LẦU HOÀNG HẠC_Thôi Hiệu NỔI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ_Vương Xương Linh KHE CHIM KÊU_Vương Duy A.Mục đích yêu cầu Giúp HS hiểu được chủ đề - cảm hứng chủ đạo & nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu trong từng bài thơ & qua cả ba bài thơ nổi tiếng, hiểu thêm giá trị của thơ Đường B.Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ C.Nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI GV hướng dẫn HS tự đọc hiểu từng bài thơ HS đọc bài thơ trong SGK PV: Cho biết tên tác giả, tên những người dịch, nhận xét thể thơ trong nguyên tác và trong bản dịch? PV: Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ? DG: Lầu Hoàng Hạc (gác hạc vàng)là ngôi lầu có thật ở bờ bắc Trường Giang thuộc tỉnh Hồ Bắc(TQ).Truyền thuyết kể rằng có anh chàng nho sinh Phí Văn Vi buồn vì thi hỏng lang thang trên bãi Anh Vũ ,bên bờ Trường Giang bỗng có con hạc vàng đáp xuống Phí Văn Vi cưỡi hạc bay lên trời. Người đời sau xây ngôi lầu làm kỉ niệm gọi tên là lầu Hoàng Hạc. Thôi Hiệu và nhiều nhà thơ khác đã đến thăm lầu và làm thơ. PV:Theo em ,chủ đề & cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? PV: Về nghệ thuật, tác giả có tả kĩ lầu Hoàng Hạc hay không? Có sự đối lập nào xuất hiện trong bài thơ? PV: Có ý kiến cho rằng chữ “sầu” cuối bài đã kết đọng cảm hứng của bài thơ.Ý kiến của em ntn? GV cho HS đọc phiên âm cả hai bản dịch: Nhận xét, so sánh về thể loại giữa nguyên tác và bản dịch. PV: Diễn biếm tâm trạng người vợ trẻ trong bài thơ ntn? PV: Em có liên hệ đến tác phẩm nào cũng viết về đề tài này trong chương trình Ngữ Văn THCS? Chinh phụ ngâm khúc-Đặng Trần Côn HS đọc diễn cảm các văn bản phiên âm và các bản dịch PV:Bài thơ tả cảnh gì? PV: Nét đặc sắc của bức tranh phong cảnh trong bài thơ là ntn? PV: Trạng thái tâm hồn nhà thơ ấy ra sao? PV: So sánh cách lấy động tả tĩnh trong các bài thơ đã học? Bài Tĩnh dạ tứ (Lí Bạch) Bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến) I.LẦU HOÀNG HẠC(Hoàng Hạc Lâu) -Tác giả: Thôi Hiệu (704-754) nhà thơ Đường nổi tiếng cùng thời với Lí Bạch -Những người dịch: +Tản Đà dịch thành thơ lục bát, đây là một trong những bản dịch hâm mộ nhất. +Khương Hữu Dụng dịch theo thể thơ nguyên tác (thất ngôn bát cú) - Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước cảnh đẹp nơi lầu Hoàng Hạc: +Kết đọng nỗi sầu hoài cổ, nhớ quê xa +Gợi trong lòng người đọc sự ngỡ ngàng, bâng khuâng, nỗi nhớ, nỗi buồn trong trẻo,sâu thẳm. -Viết về lầu Hoàng Hạc mà không tả cụ thể ngôi lầu ra sao, chủ yếu là tả khung cảnh xung quanh, đám mây trắng,bãi cỏ Anh Vũ ,hàng cây Hán Dương, dòng Trường Giang. Đó là nét riêng và dụng ý của tác giả. -Có sự đối lập: +Về thời gian: xưa - nay +Về cảnh vật: thực - ảo -Cả bài thơ chữ nào, câu nào cũng bâng khuâng ,man mác một niềm buồn thương, nhớ nhung. Nhớ người xưa đi mất hút không bao giờ trở về, đám mây trắng chơi vơi, ngọn khói buổi chiều trên dòng sông rộng khơi gợi nỗi sầu nhớ quê hương. II.Nỗi oán của người phòng khuê(Khuê oán)_Vương Xương Linh -Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật -Bài thơ +Câu 1: “Bất tri sầu”-không biết buồn, rất vô tư.Vì sao? Vì tuổi trẻ, vì chung giấc mộng công danh với chồng vì hi vọng chồng sẽ được phong hầu ban tước sau này. +Câu 2: Ngày xuân trang điểm đẹp đẽ, bước lên lầu ngắm cảnh. Đó là việc hằng ngày của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ. Tuy nhiên lên lầu cao để nhìn xa, là để giãi bày,bộc bạch tâm sự.Đến đây, hình như tâm hồn của thiếu phụ không còn hoàn toàn vô tư nữa. +Câu 3: Hốt kiến-bỗng thấy Màu xanh của thiên nhiên, mùa xuân tượng trưng cho tuổi trẻ cũng là màu xnh của sự biệt li. +Câu 4: Hối hận việc đã xui để chồng ra đi tòng quân, lập công, làm quan, kiếm ấn, phong hầu. Sau “hối” là “oán” vậy oán gì? Oán cái phong hầu, oán chiến tranh phi nghĩa đã khiến vợ chồng nàng phải chia li không bíêt đến bao giờ III.Khe chim kêu (Điểu minh giản)_Vương Duy -Bài thơ tả cảnh đêm trăng xuân trong khe núi -Cái đặc sắc là lấy động tả tĩnh -Câu 1: Hoa quế nhỏ li ti, rụng khe khẽ mà người cũng nghe được chứng tỏ đêm rất yên tĩnh và lòng người cũng rất yên tĩnh, tập trung thì mới có thể nghe được âm thanh cực nhỏ. -Câu 2: Trực tiếp tả đêm xuân trong núi vắng vẻ -Câu 3: Trăng lên thì làm gì có tiếng động thế mà làm chim núi sợ hãi. Cũng là vì đêm quá yên lặng đó thôi. -Câu 4:Những tiếng kêu khe khẽ của chim núi vì sợ hãi lúc trăng lên lại càng chứng tỏ đêm tĩnh lặng vô cùng. Sự tĩnh lặng đêm xuân & sự bình yên thanh thản của tâm hồn con người.Đó là tiếng đêm xao động tâm hồn bình yên. Lấy cái động để tả cái tĩnh. Bức tranh bằng âm thanh độc đáo. D.Củng cố Những điểm giống và khác về nội dung và nghệ thuật của ba bài thơ này? Gía trị nghệ thuật của thơ Đường? E. Dặn dò Học bài Soạn bài: “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh”

File đính kèm:

  • docTiet 48docthemLau Hoang Hac.doc