LUYỆN TẬP PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
* Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức về hai pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Tích hợp với vốn sống, vốn VC đã học và với các bài làm văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng phân biệt, phân tích, thẩm định và sử dụng hai pháp tu từ nói trên.
3. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Hình thành ở HS có vốn kiến thức về ẩn dụ và hoán dụ trong học tập và giao tiếp .
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 44: Luyện tập phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/10/2012 STTPPCT: 44
Ngày dạy: Lớp:10A2 ngày......thỏng 10 năm 2012
Lớp: .........ngày..........thỏng.............năm 2012
.
Luyện tập phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
I. Mục tiêu bài học.
* Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức về hai pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Tích hợp với vốn sống, vốn VC đã học và với các bài làm văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng phân biệt, phân tích, thẩm định và sử dụng hai pháp tu từ nói trên.
3. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ :
- Hình thành ở HS có vốn kiến thức về ẩn dụ và hoán dụ trong học tập và giao tiếp .
II. chuẩn bị của GV và HS.
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
III. tiến trình dạy học.
Hoạt động 1
1. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Cho HS làm bài tập trong quá trình luyện tập.
* Đáp án:
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (1). ẩn dụ và hoán dụ là hai phép tu từ khá quan trọng mà ở chương trình trung học cơ sở các em đã được học. Tiết học hôm nay về “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ’ sẽ giúp các em ôn tập, củng cố, nâng cao sự hiểu biết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
* Dạy bài mới:
HĐ của GV của HS
Nội dung GHI BẢNG
Hoạt động 2 (20ph)
GV: Gợi dẫn để học sinh tái hiện kiến thức đã học ở lớp 6 và trả lời các câu hỏi.
? ẩn dụ là gì?.
? Có mấy kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ?
- Phân loại ẩn dụ:
+ Nhân hoá: Là ẩn dụ lấy từ ngữ chỉ hịên tượng, tình cảm của người để chỉ hịên tượng, tính chất của vật.
+ Vật hoá: Là lấy từ ngữ chỉ vật (hiện tượng, đặc điểm hoạt động) dùng cho người.
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Là lấy từ ngữ chỉ cảm giác thuộc giác quan này để gợi tên cảm giác của giác quan khác hoặc các cảm giác nội tâm.
? Phân biệt ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật?.
-> GV tổng hợp bằng bảng phụ.
GV: Hướng dẫn HS thực hành theo nhóm.
- Bài tập 1: Những từ “Thuyền”; “Bến” không chỉ là thuyền bến mà còn mang nội dung, ý nghĩa khác. Nội dung, ý nghĩa khác đó là gì?
? Những từ cây đa, bến cũ, con đò không chỉ là cây đa, bến cũ, con đò mà còn mang nội dung ý nghĩa khác. Nội dung ý nghĩa ấy là gì?
? Thuyền và bến câu (a) với cây đa, bến cũ, con đò ở câu (b) có gì khác nhau?
? Tìm và phân tích phép ẩn dụ ( 1,2,3,4,5)?
? Tìm và phân tích phép ẩn dụ?.
? Tìm và phân tích phép ẩn dụ?
? Tìm và phân tích phép ẩn dụ?
? Tìm và phân tích phép ẩn dụ?
Hoạt động (20ph).
GV: Hướng dẫn HS ôn tập về phép tu từ hoán dụ.
? Hoán dụ là gì?
? Có mấy kiểu hoán dụ?
? Phân biệt hoán dụ ngôn ngữ và hoán dụ nghệ thuật?
GV hướng dẫn HS thực hành về phép tu từ hoán dụ.
- Bài tập 1: Cụm từ “đầu xanh”; “má hồng” nội dung ám chỉ ai?
- Bài tập 2: Câu thơ này có cả ẩn dụ và hoán dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó?
I. ẩn dụ:
1. Ôn tập về phép tu từ ẩn dụ:
- Khái niệm:
- Khái niệm: ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Phân loại ẩn dụ:
+ Nhân hoá: VD: Mây đi vắng trời xanh buồn rộng rãi.
+ Vật hoá:
VD: Sĩ tốt kén tay tì hổ.
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh.
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: VD: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
+ Phân biệt:
ẩn dụ ngôn ngữ
ẩn dụ nghệ thuật
- Là hình thức chuyển đổi tên gọi cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm: trong đó có các sự vật, hiện tượng giống nhau về vị trí, hình thức, chức năng, cảm giác.
VD: Chân người (nơi tiếp xúc với đất) thành chân núi, chân mây, chân bàn, chân kiềng, chân trời..
- Là phép tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ (không chỉ gọi tên lại mà quan trọng hơn, gợi ra những hiện tượng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của con người).
VD:
“ Con cò ăn bãi rau răm - Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai” (Ca Dao ).
+ Con cò: AD chỉ nông dân, chỉ số phận của người DN.
+ Bãi rau răm: chỉ hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người ND.
2. Thực hành về ẩn dụ:
1. Bài tập 1:
a). “Thuyền ơi... đợi thuyền”.
+ Phân biệt: - Thuyền: Đặc điểm luôn cơ động, ngược xuôi -> so sánh ngầm với người con trai.
- Bến: Đặc điểm cố định, thụ động, chờ đợi-> so sánh ngầm với người con gái.
=> Thuyền là ẩn dụ chỉ người con trai trong xã hội cũ có quyền lấy năm thê bảy thiếp, cũng như chiếc thuyền đi hết bến này đến bến khác.Bến là ẩn dụ. Bến nước cố định chỉ tấm lòng chung thuỷ son sắt của người con gái.
b). “Trăm năm... khác xưa”
+ Cây đa bến cũ: nơi hai người gặp nhau để thề thốt, hẹn hò. ẩn dụ cho một kỷ niệm đẹp.
+ Con đò khác đưa: ẩn dụ về việc cô gái đã lấy người con trai khác làm chồng.
=> Thuyền và bến ở câu (a) chỉ hai đối tượng: chàng trai và cô gái. Còn bến và đò ở câu (b) lại là con người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó mà phải xa nhau.
Bài tập 2:
- Nhóm 1 tổ 2.
a). “ Dưới.... đâm bông”.
- Lửa lựu lập loè: ẩn dụ chỉ mùa hè.
b). “Thứ văn nghệ ngọt ngọt”; “tình cảnh gầy gò” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ thứ vật chất thoát li đời sống vô bổ và thứ tình cảm cá nhân nhỏ bé, ích kỉ.
c). “Ơi... hứng”.
- Con chim chiền chiện: Là ẩn dụ cho cuộc sống mới.
- Hót: ẩn dụ cho tiếng reo vui của con người.
- Giọt: Là ẩn dụ cho những thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước.
- Hứng: Là ẩn dụ cho sự thừa hưởng một cách trân trọng những thành quả cách mạng.
d). “Thác.... trên đời”.
- Thác: là ẩn dụ chỉ những khó khăn của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
- Thuyền: Là ẩn dụ chỉ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta.
e). “Xưa... trôi mất”.
- Phù du: ẩn dụ chỉ kiếp sống nhỏ bé, quanh quẩn.
- Phù sa: Là ẩn dụ chỉ cuộc sống mới màu mỡ, tươi đẹp.
II. Hoán dụ:
1. Ôn tập về phép tu từ hoán dụ:
- Khái niệm:
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có 4 kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
- Phân biệt:
- Nhóm 1 tổ 1.
Hoán dụ ngôn ngữ
Hoán dụ nghệ thuật
Là phương thức chuyển đổi tên gọi trên cơ sở của mỗi quan hệ đi đôi giữa bộ phận và toàn thể, giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật, giữa cái cụ thể với cái trừu trượng.
VD:
Cả thành phố xuống đường.
Là phương thức chuyển đổi theo quan hệ liên tưởng đi đôi giữa bộ phận với toàn thể, giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng, giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật, giữa cái cụ thể với cái trừu tượng. Đồng thời với việc xây dựng hình tượng thẩm mĩ về đối tượng đã được nhận thức.
VD: Về hoán dụ nghệ thuật
“áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”
->Các hoán dụ trên xây dựng nên hình tượng về tình đoàn kết và sức mạnh của nhân dân.
II. Thực hành
Bài tập 1:
- Nhóm 2 tổ 1.
a). “đầu xanh... chưa thôi”
-> Mối quan hệ đi đôi.
+ Đầu xanh: Tuổi trẻ
+ Má hồng: Người con gái trẻ đẹp.
(Lấy tên của đối tượng này để gọi một đối tượng khác dựa vào sự tiếp cận).
“Thôn Đoài... giầu không thôn nào”
+ Thôn Đoài, Thôn Đông là chỉ hai người trong cuộc tình (hoán dụ) “Cau thôn Đoài) và “trầu không thôn nào”. Lại là ẩn dụ trong cách nói lấp lửng của tình yêu lứa đôi: Em nhớ ai.
Bài tập 2:
3. Củng cố, luyện tập
1. Bài cũ: - Xem lại lý thuyết.
- Về nhà làm bài tập số 3 trang 137.
File đính kèm:
- Tiet 44 Thuc hanh AD, HD.doc