ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Giúp học sinh:- Giúp học sinh củng cố hệ thống hoá kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học : Kiến thức chung, kiến thức về thể loại và kiến thức về tác phẩm (hoặc đoạn trích).
2. Kĩ năng:- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của VHDG để phân tích các tác phẩm cụ thể.
3. Thái độ:- Giáo dục các em có thái độ trân trọng đối với di sản tinh thần của dân tộc.
8 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 28, 29: Ôn tập văn học dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/09/2012 STTPPCT: 28,29
Ngày dạy: Lớp: ..10A2...ngày......thỏng........năm 2012
........................................................................................
ôn tập văn học dân gian
I.Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Giúp học sinh:- Giúp học sinh củng cố hệ thống hoá kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học : Kiến thức chung, kiến thức về thể loại và kiến thức về tác phẩm (hoặc đoạn trích).
2. Kĩ năng:- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của VHDG để phân tích các tác phẩm cụ thể.
3. Thái độ:- Giáo dục các em có thái độ trân trọng đối với di sản tinh thần của dân tộc.
II. chuẩn bị của GV và HS.
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
III. tiến trình dạy học.
Hoạt động 1( 5phỳt )
1.Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Tâm trạng của chàng trai và cô gái trong đoạn trích “ Lời tiễn dặn”.
* Đáp án: - Cô gái : Đau khổ, nuối tiếc, mỗi bước đi là nỗi đau, cô gái trong hoàn cảnh và tâm trạng tuyệt vọng.
- Chàng trai : Diễn biến tâm trạng từ xót xa đến khảng định tình yêu vượt qua mọi ngáng trở, động viên cô gái ước hẹn chờ đợi trong mọi thời gian, bộc lộ khát vọng tự do.
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1): Ngày hôm nay chúng ta sẽ ôn tập toàn bộ chương trình văn học dân gian đã học ở hai cấp THCS- THPT; ôn tập theo cách trả lời các câu hỏi ôn tập, hệ thống hoá và làm bài tập vận dụng.
HĐ của GV của HS
Nội dung GHI BẢNG
Hoạt động 2( 15phỳt )
? Trình bày những đặc trưng cơ bản của VHDG (minh hoạ bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học)?
? Văn học dân gian có những thể loại nào?
? Chỉ ra đặc trưng của các thể loại sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ?
? Sử thi có đặc trưng gì?
? Truyền thuyết có đặc trưng gì?
? Truyện cổ tích có đặc trưng gì?
? Truyện cười có đặc trưng gì?
? Ca dao có đặc trưng gì?
? Truyện thơ có kết cấu như thế nào?
I. Nội dung ôn tập :
1. Đặc trưng cơ bản của VHDG:
2. Thể loại :
- Gồm 3 thể loại :
+ Truyện cổ dân gian
+ Thơ ca dân gian
+ Sân khấu dân gian
- Mỗi thể loại bao gồm nhiều tiểu loại
VD :
- Truyện cổ ( thần thoại, truyền thuyết sử thi, TCT, truyện cười, truyện ngụ ngôn).
- Thơ ca dân gian : ( Ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đối, vè)
- Sân khấu dân gian ( Chèo, tuồng, cải lương).
- Đặc trưng các thể loại :
+ Sử thi :
HS đọc và trả lời
Đặc trưng các thể loại :
+ Sử thi. Dòng tự sự dân gian có quy mô lớn. Xác định được nhân vật mang cốt cách cộng đồng dân cư thời cổ đại. Ngôn ngữ có vần, có nhịp, có hai loại : sử thi anh hùng và sử thi thần thoại.
+ Truyền thuyết:
+ Truyền thuyết. Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử nhưng không phải là lịch sử theo xu hướng lý tượng hơn. Qua đó nội dung muốn gửi gắm tâm hồn và lý tưởng của mình. Truyền thuyết có nội dung phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước, lao động và sáng tạo của nhân vật trong truyền thuyết thường nửa thần, nửa người hoặc còn người được lý tưởng hoá.
+ Truyện cổ tích :
+ Truyện cổ tích.
Dòng tự sự dân gian miêu tả cuộc đời số phận bất hạnh của con người lương thiện, đồng thời thể hiện ước mơ đổi đời của họ ( truyện cổ tích thần kỳ)
* Kể về sinh hoạt của nhân dân ( truyện cổ tích sinh hoạt).
* Kể về loại vật biết nói tiếng người ( truyện cổ tích loài vật).
-> Nhân vật trong truyện cổ tích thần kì thường là người có số phận bất hạnh và có nhân vật phù trợ như Tiên, Bụt, Phật.Nhân vật truyện cổ tích sinh hoạt là con người ở hai đối cực hoặc thông minh hoặc đần độnTruyện cổ tích về loài vật kể về loài vật nhưng vẫn hướng về con người.
+ Truyện cười :
+ Truyện cười.
Ngắn gọn, nhân vật ít, truyện cười gồm hai yếu tố : Cái cười và bản chất cái cười, cái cười tạo ra bởi mâu thuẫn, bình thường/không bình thường ; có/không; Thường dựa vào thủ pháp, cử chỉ, lời nói để gây cười. Cái cười mang ý nghĩa phê phán hoặc khôi hài.
+ Ca dao :
+ Ca dao.
Là lời hát đã tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, chỉ còn lời. Ca dao là tiếng nói thể hiện tình cảm. Ca dao có cấu trúc bằng nhiều mô típ dưới hình thức đối đáp, sử dụng nhiều biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ
+ Truyện thơ có cấu trúc đồ sộ.
+ Truyện thơ có cấu trúc đồ sộ.
* Lời thơ kết hợp giữa phương thức tự sự với trữ tình.
* Nội dung thường phản ánh mối tình oan nghiệt của đôi thanh niên nam nữ. Nó có kết cấu ở ba chặng : Gặp gỡ, đính ước, lưu lạc, đoàn tụ hoặc yêu nhau; gặp nhiều oan trái, tìm cách thoát khỏi cách ngộ chết cùng nhau hoặc vượt khó khăn để trở về sống hạnh phúc.
* Kết thúc truyện thơ thường là cái chết hoặc phải xa nhau vĩnh viễn của đôi bạn tình. Rất ít truyện thơ kết thúc mà đôi bạn tình được cùng sống hạnh phúc.
? Từ các truyện dân gian hoặc các đoạn trích đã học lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu.
- HS trình bày bảng chuẩn bị của bản thân.
- GV bổ sung, nhận xét, đưa ra bảng chuẩn.
? Ca dao than thân là lời của ai? Thân phận con người ấy hiện lên ntn? Bằng những so sánh ẩn dụ gì?
? Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất gì của người lao động?
? So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán của ca dao hài hước?
? Nêu những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao?
- Học sinh trình bày bảng chuẩn bị của bản thân.
- GV nhận xét, bổ sung rồi đưa ra bảng chuẩn.
3. Lập bảng tổng hợp về các thể loại.
HS đọc và trả lời
Tên thể loạ
Mục đích sáng tác
Hình thức LT
ND
Kiểu nhân vật chính
Nghệ thuật
Sử thi
Ghi lại cuộc sống và mơ ước phát triển cộng động của người dân Tây Nguyên cổ đại
Hát - Kể
Xã hội Tây Nguyên cổ đại
Người AH cao đẹp kỳ vĩ của cộng đồng ( DS)
So sánh, phóng đại, trùng điệp, hình tượng hào hùng.
Truyền thuyết
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của ND đối với sự kiện lịch sử và NVLS
Kể diễn xướng
Các sự kiện, NVLS có thật được khúc xa qua hư cấu
Nhân vật LS được truyền thuyết hoá
VD : ADV
Từ cái lỗi LS hư cấu tưởng tượng thành câu truyện mang yếu tố kỳ ảo
Cổ tích
Thể hiện nguyện vọng mơ ước của ND trong XH cũ : Thiện thắng ác
Kể
Xung đột XH đấu tranh giữa Thiện - ác
Người dân từng, người con riêng, phương, vua, tiên, bụt.
Hoàn toàn hư cấu
Truyện
cười
Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán XH
Kể
Những điều trái TN, những thòi hư tật xấu trong XH
Kiểu người có thói hư tât xáu
Ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột, gây cười
Truyện
thơ
Đời sống và tâm tình của ND miền nuí trong XHPK
Kể - Hát
Thân phận bất hạnh ước mơ hạnh phúc của người nghèo
Người lao động nghè và nhiều bất hạnh
TT dài, kết hợp kể cốt truyện, sự việc, tả TN, tâm trạng nhân vật.
4- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa , Ca dao hài hước :
HS đọc và trả lời
Đặc điểm
CD than thân
CD tình nghĩa
CD Hài nước
Nội dung
Lời người phụ nữ bất hạnh, thân phận phụ thuộc, giá trị không được ai biết đến, tương lai mờ mịt
Những tình cảm trong sáng cao đẹp của người lao đông nghèo, ân tình thuỷ chung mạnh liệt thiết tha ước muốn hạnh phúc
Tâm hồn lạc quan yêu đời trong cuộc sống nhiều lo toan vất vả của người lao động trong xã hội cũ.
Nghệ thuật
So sánh ẩn dụ, mô típ Thân em
Dùng hình ảnh tượng trưng : Khăn, cầu, đèn, mắt, dòng sông, gừng cay, muối mặn.
Cường điệu, phóng đại, so sánh, đối lập, hình ảnh hài hước, tự trào, phê phán, chầm biếm, đả kích
Hoạt động 3( 20 phỳt )
? Qua đoạn trích miêu tả ĐS hãy cho biết nét nổi bật NT miêu tả nhân vật ST AH?
? Điền tiếp các từ mở đầu: Thân em, chiều chiều
? Hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong cài ca dao lấy từ đâu?
? Tìm một số câu ca dao nói về chiếc khăn, chiếc áo, Ty, cây đa, bến nước, con thuyền.?
? Tìm một số bài thơ, câu thơ của các nhà thơ TĐ, HĐ có ảnh hưởng CD?
? Nêu đặc sắc NT của truyện TC về sự tiến hóa của Tấm?
II. Bài tập vận dụng.
1. Đọc đạon văn miêu tả Đăm Săn và trả lời câu hỏi:
a. Nét nổi bật trong NT miêu tả anh hùng sử thi:
- NT: so sánh, phóng đại, trùng điệp.
- DC: “ Một lần xốc tới.vượt một đồi tranh. Một lần xốc nữa.
b. Hiệu quả NT: Lí tưởng hóa người AHST, một vẻ đẹp kì vĩ trong một không gian hoành tráng.
Bài tập:5. Ca dao
a. Điền: GV sửa bài của HS và đọc mẫu một số câu:
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
- Thân em như hạt cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống đất, hạt vào vườn hoa
...
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngóng về quê mẹ ruột đau chín chiều
- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng
- Chiều chiều sách giỏ hái rau
Nhìn lên mộ mẹ ruột đau như dần
- Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về quê mẹ mà không có đò
- Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn nước mắt và trộn cơm
b. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong cài ca dao đã học.
- Như: tấm lụa đào, củ ấu gai, chiếc khăn, ngọn đèn, trăng, sao, mặt trời.
- TGDG lấy hình ảnh đó trong cuộc sống thường lấy ở đời thường ngày gần gũi, trong thiên nhiên.nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ.
c. Tìm thêm một số câu ca dao nói về:
+ Chiếc khăn, chiếc áo
- Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
- Nhớ khi khăn gửi trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình
- Người về để áo lại đây
Để đêm em đắp. để ngày em thương
- Người về để áo lại đây
Phòng khi gió bắc, gió tây lạnh lùng
- áo xông hương của chàng vắt mắc
Đêm em nằm em đắp lấy hơi
+ Cây đa, bến nước, con thuyền:
- Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ
- Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
- Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
+ Ca dao hài hước.
- Xắn quần bắt kiến cưỡi chơi,
Trèo cây rau má đánh rơi mất quần.
- Ngồi buồn đốt một đống rơm,
Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào.
Ngói lên đến tận thiên Tào,
Ngọc Hoàng phán hỏi: Thằng nào đốt rơm.
6. Tìm một số bài thơ, câu thơ của các nhà thơ TĐ, HĐ có ảnh hưởng CD:
- Truyện Kiều:
Thiếp như hoa đã lìa cành,
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
- Ca dao:
Ai làm cho bướm lìa hoa,
Con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
Ai đi muôn dặm non sông,
Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy.
- BT “ Bánh trôi nước” của HXH có cùng cảm hứng về thân phận phụ nữ trong ca dao than thân.
- CLV mượn hình ảnh Thánh Gióng trong bài “Tổ quốc bao giờ đẹp như thế này”.
“Mỗi chú bé đều năm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa BĐ.
3. PT truyện Tấm Cám.
- Thời gian đầu: Tấm yếu đuối,luôn khóc khi gặp khó khăn, chỉ trông cậy vào bụt.
- Thời gian sau, kể từ khi làm hoàng hậu, Tấm kiên quyết đấu tranh bảo vệ HP và giành sự sống cho mình.
? Lập bảng so sánh về nộidung trong truyện ADV – MC – TT ?
- HS trình bày bảng phụ.
- GV nhận xét và bổ sung.
HS trả lời:
2. Lập bảng ghi nội dung theo mẫu sau.
Cốt lõi sự thật LS
Bi kịch được hư cấu
Chi tiết hoang đường, kì ảo
Bài học rút ra
Cuộc XL của TĐ với nước ÂL thời ADV
Bi kịch TY, GĐ và quốc gia
Thần Kim Quy, nỏ thần, ngọc trai – giếng nước, ADV đI xuống biển
Luôn cảnh giác trước kẻ thù, không được cả tin nhẹ dạ.
4. Đọc kĩ truyện cười trả trả lời câu hỏi theo mẫu sau:
Truyện
ĐT cười
(Cười ai)
ND cười
(Cười cáI gì)
Tình hướng gây cười
Cao trào để tiếng cười òa ra
Tam đại con gà
Học trò dốt mà làm thầy đồ, ông bố
Sự dấu dốt của con người
Không biết chữ kê. Khấn hỏi thổ công
Khi anh học trò dốt đọc kê thành Dủ dỉ là chị con công.
Nhưng nó phảI bằng hai mày
Thầy Lí, CảI, Ngô
Sự trơ tráo của kẻ ăn hối lộ,tấn bi hài kịch của kẻ hối lộ
Hối lộ tiền mà vấn bị đánh. Nhận tiền hối lộ mà vấn đánh con người hối lộ
Khi thầy Lí nói nhưng nó phảI bằng hai mày.
Hoạt động 5( 5phỳt )
3. Củng cố, luyện tập.
* Củng cố: - Nắm được các kiến thức đã hệ thống hóa về VHDG.
* Luyện tập : - Hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
4. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới:
* Bài cũ:- Học bài theo hướng dẫn trong SGK.
* Bài mới:- Chuẩn bị bài ( T33 ) theo câu hỏi hướng dẫn của GV.
File đính kèm:
- Tiet 28,29 on tap vhdg.doc