Giáo án Ngữ văn 10 - Nghị luận về một ý kiến đối với văn học

A. Kiến thức trọng tâm

- Củng cố và nâng cao ý thức về nghị luận văn học

- Biết làm bài nghị luận về một ý kiến đối với văn học

1- Khái niệm

- Là quá trình vận dụng nhiều thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng, phản bác, so sánh để làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ, hiểu sâu ý

 kiến đó ở nhiều góc độ khác nhau. Người ta phân các ý kiến đó theo thể loại:

- Nghị luận về tác phẩm văn xuôi (tác giả, nhân vật, cốt truyện, đề tài , chủ đề. )

- Nghị luận về thơ

- Nghị luận về sân khấu (kịch, tuồng, chèo)

2- Yêu cầu

a. Xác định được hoàn cảnh và mục đích của lời nhận định

b. Xác định được nội dung của lời nhận định: Đề cập tới vấn đề gì

c. Người tham gia nghị luận phải có hiểu biết về văn học ở nhiều phương diện.

 Thống kê những lĩnh vực thuộc văn học

 

doc5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Nghị luận về một ý kiến đối với văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4- Nghị luận về một ý kiến đối với văn học A. Kiến thức trọng tâm - Củng cố và nâng cao ý thức về nghị luận văn học - Biết làm bài nghị luận về một ý kiến đối với văn học 1- Khái niệm - Là quá trình vận dụng nhiều thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng, phản bác, so sánh để làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ, hiểu sâu ý kiến đó ở nhiều góc độ khác nhau. Người ta phân các ý kiến đó theo thể loại: - Nghị luận về tác phẩm văn xuôi (tác giả, nhân vật, cốt truyện, đề tài , chủ đề... ) - Nghị luận về thơ - Nghị luận về sân khấu (kịch, tuồng, chèo) 2- Yêu cầu a. Xác định được hoàn cảnh và mục đích của lời nhận định b. Xác định được nội dung của lời nhận định: Đề cập tới vấn đề gì c. Người tham gia nghị luận phải có hiểu biết về văn học ở nhiều phương diện. Thống kê những lĩnh vực thuộc văn học Lĩnh vực văn học Biểu hiện cụ thể Thuật ngữ văn học Cốt truyện, kết cấu, đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề, lãng mạn, hiện thực, nhân văn, tình huống, sáng tạo nghệ thuật, hình ảnh, hình tượng, điển hình, không gian nghệ thuật, trữ tình, trào phúng, nhân vật trữ tình, sử thi, bi kịch, hài kịch, bi hùng, ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, độc thoại, đối thoại, thi pháp, vòng đời tác phẩm, tiếp nhận văn học, trào lưu, khuynh hướng sáng tác. Tính chất văn học Tính hiện thực, tính nhân đạo, tính nhân dân, tình dân tộc (Hiện thực và nhân đạo còn có quan niệm chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa nhân đạo). ở phương Tây có chủ nghĩa nhân văn. Chức năng Nhận thức, giáo dục tư tưởng tình cảm, thẩm mĩ. Ngoài ra còn chức năng dự báo, vui chơi giải trí... Ngôn ngữ Ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ truyện, ngôn ngữ kí, ngôn ngữ kịch, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện. Nhịp điệu, tiết tấu. d. Thành thạo các thao tác làm văn như giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh, bình giảng, so sánh, phản bác và đặc biệt là biết phối hợp các thao tác khi nghị luận 3- Cách làm a. Tìm hiểu đề (nội dung, thao tác chính, phạm vi dẫn chứng) b. Lập dàn ý (Mở bài, thân bài, kết bài). ý kiến của thạch Lam Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý 1. Xác định vấn đề cần bình luận: Phân tích lời nhận định + Văn chương là một khí giới thanh cao và đắc lực đ văn chương là phương tiện + Vừa tố cáo, vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác đ Xác định văn chương phải nêu cao tính chiến đấu, vạch tìm bộ mặt của cái xấu, cái ác. Đồng thời văn chương cũng có khả năng nhân đạo hoá con người. Lời nhận định của Thạch Lam đề cao tính chiến đấu và nhân đạo hoá con người của văn chương đích thực. Văn chương chân chính bao giờ cũng thể hiện giá trị nhân đạo cao cả. 2. Khẳng định vấn đề đ Đúng 3. Mở rộng bàn bạc - Tại sao văn chương phải có tính chiến đấu và nhân đạo hoá con người. Nó thể hiện như thế nào? + Đối tượng của văn học là cuộc sống con người. Mác-xin-goorơ-ki đã khẳng định “Văn học là nhân học” + Chủ nghĩa nhân đạo là một trong nét đẹp truyền thống của văn học Việt Nam. Trong quá trình hiện đại hoá, văn chương nhất định phải phát huy vẻ đẹp truyền thống ấy. + Đặc biệt chức năng của văn học giúp con người nhận thức được cuộc sống, nhìn rõ bất công ngang trái và bộ mặt tàn bạo của “thế giới giả dối và tàn ác”, giáo dục cho con người lòng căm thù, dám vượt lên giành cuộc sống cho mình. Đồng thời văn học cũng góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho con người “thêm trong sạch và phong phú hơn”. Chứng minh: - Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa Thạch Lam đã miêu tả tình yêu thương con người. Hai đứa trẻ truyện ngắn giàu tâm trạng là sự cảm thông với cuộc sống mòn mỏi, lay lắt của những cư dân nghèo Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng bằng những tác phẩm của mình đã khơi sâu lòng căm thù với chế độ người bóc lột người và trong bất hạnh vẻ đẹp của tình yêu thương con người còn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Sự hốt hoảng và lòng tốt của bà hàng xóm với gia đình chị Dậu, mối quan hệ gần gũi giữa Lão Hạc và ông giáo làng, sự thức tỉnh, hoàn lương của Chí Phèo cố gắng vươn lên giữ vững lẽ sống nhân đạo của Hộ... tất cả đã giúp người đọc liên tưởng và nhận ra vẻ đẹp của nhân cách con người văn chương đã mang lại. 4. Nêu ý nghĩa câu nói - Góp một tiếng nói khẳng định thiên chức của văn chương chân chính. - Định hướng và cổ vũ những người cầm bút tâm huyết với cuộc đời. - Sự quan tâm của nhà văn Thạch Lam với văn chương dân tộc, với cuộc sống của những người dân đang bị áp bức lầm than. - Ngày nay, lời nhận định của Thạch Lam vẫn còn giá trị. B – Câu hỏi và bài tập Câu hỏi a _Thế nào là nghị luận về một ý kiến bàn về văn học b _ Nêu yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học c_ Nêu khái quát cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Bài tập : a _“ Thơ phải có tư tưởng, có ý thức , vì bất cứ cảm xúc , tình tiết nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ . Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống . Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tiết” (Mấy ý nghĩ về thơ- Nguyễn Đình Thi ) . Anh (chị ) hãy nêu những suy nghĩ của mình . b _“Thơ là thơ, nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” - Sóng Hồng . Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì về ý kiến trên c _“Một cuốn tiểu thuyết thực sự hứng thu là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta mà quan trọng hơn là giúp chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải thế giới” (Nhà văn pháp Gióoc-giơ Duy-a-men (1884-1966) ) . Anh (chị ) có suy nghĩ gì ? C- Đề kiểm tra a- “Thơ là tầm lòng nhưng trước hết thơ phải là cuộc sống” ( Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại – Hà Minh Đức ) Anh ( chị ) hiểu và suy nghĩ gì về lời nhận định trên. b- “ Nếu văn học chỉ câm đi trong một phút thôi thì chẳng khác nào cái chết của cả một dân tộc” ( Bông Hồng Vàng – Pau-tôp-xki) Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì ? c- “Nỗi buồn trong thơ mới lãng mạn (1930-1945 ) là nỗi buồn nhiều cung bậc rung lên từ đáy lòng mỗi nhà thơ. D- Gợi ý trả lời Câu hỏi: (a ,b, c dựa vào kiến thức trọng tâm để trả lời). Bài tập: a- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Phân tích lời nhận định của Nguyễn Đình Thi để chỉ ra vấn đề cần bình luận là gì. + Cảm xúc của con người bao giờ cũng gắn liền với suy nghĩ. Suy nghĩ xuất phát từ tư tưởng của người làm thơ. + Đụng chạm tới hành động hàng ngày, tâm hồn nảy lên bao hình ảnh. Đó là hình ảnh sôi động có sức lôi cuốn. + Hình ảnh trong thơ phải ở ngay trong đời thực - Vấn đề cần bình luận: Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, tư tưởng trong thơ phải gắn liền với suy nghĩ và biểu hiện bằng hình ảnh của đời sống thựctế. - Khẳng định vấn đề: Hoàn toàn đúng. - Mở rộng bàn bạc: Tại sao thơ phải có tư tưởng, ý thức, tư tuởng trong thơ phải gắn liền với suy nghĩ qua hình ảnh của đời sống và nó thể hiện nhu thế nào? + Người làm thơ phải có xúc cảm trên cơ sở của tư tưởng, ý thức, suy nghĩ. + Người làm thơ phải mựon hình ảnh trong thực tế để diễn tả tư tưởng tình cảm của mình. Có như vậy thơ mới chân thực. + Người làm thơ bao giờ cũng hướng cảm xúc của mình vào mục đích nhất định. Thơ là tấm lòng nhưng trước hết thơ phải là cuộc sống. (Chứng minh bằng một vài đoạn thơ, bài thơ đã học). - Nêu ý nghĩa vấn đề. b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Tìm hiểu câu nói của Sóng Hồng như thế nào? + Thơ là gì? + Thơ là họa biểu hiện như htế nào? (hình ảnh trong thơ). + Thơ là nhac biểu hiện như thế nào? (tính nhac trong thơ). + Thơ là chạm khắc theo một cách riêng là gì? (phong cáhc riêng). - Tại sao thơ là riêng? (Phải dựa vào đặc trưng của thơ, cách nói (ngôn ngữ) của nhà thơ, phong cách riêng của mỗi nhà thơ để giải thích. Cụ thể thơ nhận thức cuộc sống và thể hiện qua ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ có đặc trưng giàu hình ảnh, và có tiết tấu tức nhạc điệu. Đặc biệt qua phong cách riêng của mỗi nhà văn). - Suy nghĩ. + Khẳng định lời nhận định đúng. + Mở rộng bàn bạc: So sánh thơ với tiểu thuyết, kí, truyện ngắn trên lĩnh vực ngôn ngữ. + ý nghĩa lời nhận định. c-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Hiểu câu nói của nhà văn Pháp Gioóc-giơ Đuy-a-men như thế nào? + Thế nào là cuốn tiểu thuyết hứng thú? Nhận thức? Lí giải? + Thế nào cuốn tiểu thuyết hứng thú giúp ta nhận thức cuộc sống? (Dựa vào chức năng nhận thức của văn học để giải thích: Nhà văn quan sát cuộc sống, suy nghĩ lựa chọn viết lên tác phẩm; tác phẩm tác động đến nhận thức người đọc. Mặt khác, tác phẩm muốn giáo dục tư tưởng , tình cảm và hành động cho người đọc phải làm saoa cho họ nhận thức được, lí giải được tức là thông hiểu vấn đề). (chứng minh bằng đời sống văn học). - Suy nghĩ. + Khẳng định lời nhận định. + Mở rộng bàn bạc: Có người nhận thức được vấn đề nhưng chưa chắc đã thông hiểu (lí giải được). Nói cách khác, con người chỉ có kiến thức mà không đồng cảm thì cũng chưa gọi là nhận thức đầy đủ. + ý nghĩa lời nhận định. Đề kiểm tra: a- Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý : + Hiểu câu nói đó như thế nào Thơ là tấm lòng Nhấn mạnh xúc cảm trong thơ Thơ là cuộcsống khả năng phản ánh hiện thực Tại sao thơ là tấm lòng nhưng trước hết thơ phải là cuộc sống Thơ là tiếng nói của tâm hồn gắn liền với tư tưởng , suy nghĩ từ hiện thực cuộc đời . Đối tượng của văn học là cuộc sống , con người Chức năng văn học là nhận thức cuộc sống và phản ánh hiện thực cuộc sống (chứng minh qua các bài thơ đã học trong chương trình ) + Suy nghĩ * Vấn đề cần bình luận : khẳng định vai trò chức năng của thơ và cuộc sống con người * khẳng định : Đúngs * Mở rộng vấn đề (bàn bạc ) làm thế nào để thể hiện cảm xúc chân thành . Cảm xúc chứa ở độ mãnh liệt không thể nào có thơ Cảm xúc phải gắn liền với suy nghĩ và biểu hiện bằng hình ảnh có thực trong đời sống (chứng minh qua các bài thơ đã học ) * Nêu ý nghĩa vấn đề - Đối với người làm thơ - Đối với cuộc sống con người b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. + Hiểu câu nói đó như thế nào ? * Văn học câm đi không có văn học , văn học không lên tiếng * Cái chết của cả dân tộc không ai biết đến dân tộc ấy * Tại sao “ Văn học lại câm đi dân tộc” - Văn học là hình thái ý thức phản ánh cuộc sống con người - Văn học là một bộ phận của đời sống văn hóa con người - Văn học là kết tinh thành tựu tư tường , nghệ thuật của dân tộc (chứng minh qua các tác phẩm đã học ) + Suy nghĩ -Vấn đề cần bình luận là : khẳng định vai trò, chức năng giá trị của văn học đối với quốc gia dân tộc _khẳng định : Đúng _Mở rộng bàn bạc : -Giả sử nếu không có văn học thì ngày nay chúng ta không thể biết cuộc sống tinh thần của cha ông thời trung đại (chứng minh ) . Chúng ta không thể hình dung cha ông mình đã đánh Pháp, Mĩ và giành chiến thắng như thế nào (chứng minh ) . Chúng ta không có được những thành tựu về nghệ thuật và những tác phẩm phản ánh con người thời đại qua chặng đường lịch sử . Chúng ta không có nền văn học “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong trong sự nghiệp chống đế quốc” Nêu ý nghĩa tác dụng c-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. + Hiểu được câu nói đó như thế nào _Nỗi buồn của thơ mới lãng mạn 1930-1945 là xuất phát từ cái tôi tự ý thức . Nó đối lập với cuộc đời hiện tại . Cái tôi không cam tâm trở thành những kẻ bồi bút . Nó mang tâm sự của người dân mất nước , Nhưng nó bất lực không đủ sức đứng vào hàng ngũ của những người tiên phong . Nó chỉ biết buồn . _Nỗi buồn của nhiều cung bậc : Cái tôi mang những phạm trù riêng không ai giống ai . Tư tưởng , tình cảm của mỗi nhà thơ cũng khác nhau . Hoàn cảnh sống của mỗi nhà thơ cũng khác nhau . Đặc biệt cái nhìn khác nhau dẫn đến cái hồn của nhiều cung bậc . + Chứng minh qua các nhà thơ mới Xuân Diệu buồn nhưng vươn lên lí tưởng thẩm mĩ (chứng minh ) Huy Cận buồn tan nát đén chia lìa (chứng minh ) Hàm Mặc Tử buồn gợi nhớ đến bâng khuâng (chứng minh ) Chế Lan Viên sụt sùi than khóc (chứng minh ) + ý nghĩa của việc tìm hiểu nỗi buồn trong thơ mới

File đính kèm:

  • docNGHI LUAN Y KIEN VE VAN HOC.doc