Giáo án Ngữ văn 10 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

A Kiến thức trọng tâm

* Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí.

* Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

 1- Khái niệm

 Quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

- Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm:

+ Lí tưởng (lẽ sống)

+ Cách sống

+ Hoạt động sống

 

doc48 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí A Kiến thức trọng tâm * Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí. * Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm. 1- Khái niệm Quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. - Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm: + Lí tưởng (lẽ sống) + Cách sống + Hoạt động sống + Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè... 2-Yêu cầu a . Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì Ví dụ: “Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” - Muốn tìm thấy vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích lí, giải để xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện. + Thế nào là sống đẹp? * Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm. * Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà. * Có hành động đúng đắn. - Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hoà phong phú, có hành động đúng đắn. Câu thơ nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất con người. b. Từ vấn đề nghị luận đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí. 3- Cách làm a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Các bước tiến hành ở phần thân bài. Phần này phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác. Những vấn đề chung nhất. - Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ đề đã dẫn trên, ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?) - Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (tại sao phải đặt ra vấn đề sống có lí tưởng, có đạo lí và nó thể hiện như thế nào. - Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng? hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng, hoài bão, thiếu đạo lí.) phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề. B- Câu hỏi và bài tập Câu hỏi : Nghị luận vể một tư tưởng đạo lí là gì ? Yêu cầu làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí Nêu khái quát cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí . Bài tập : a-“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường . không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép-Tôi-xtôi ) . Anh (chị )hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình . b- Gốt nhận định : “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình” Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì . c- Bác Hồ dạy : “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động” . Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì C-Đề kiểm tra a- “Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tìng yêu thương “ ( Tiến dưới lá cờ vẻ vang của Đảng _ Lê Duẩn ) Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên. b-“ Học để biết, học đẻ làm, học để chung sống, học đểtự khẳng định mình” ( unetsco) Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên. c- “ Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên. D- Gợi ý trả lời câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra Câu hỏi : ( a, b, c ) dựa vào kiến thức trọng tâm để trả lời. Bài tập : a _ Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý - Giả thích lí tưởng là gì ( Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện). - Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng + Không có mục tiêu phấn đáu cụ thể + Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả + Không có lẽ sống mà người ta mơ ước - Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống + Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa , sống thừa + Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường. + Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi ( chứng minh ) - Suy nghĩ như thế nào ? + Vấn đè cần bình luận : con người phải sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa. + Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng. + Mở rộng : * Phê phán những người sống không có lí tưởng * Lí tưởng của thanh niênta ngày nay là gì ( Phấn đấu đẻ có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí) * Làm thế nào để sống có lí tưởng + Nêu ý nghĩa của câu nói. b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý - Hiểu câu nói ấy như thế nào ? + Thế nào là nhận thức ( thuộc phạm trù của tư duytrước cuộc sống. Nhận thức về lẽ sống ở đời, về hành động của người khác, về tình cảm của con người). + Tại sao con người lại không thể nhận thức được chính mình lại phải qua thực tiễn . * Thực tiễn là kết quả đẻ đánh giá, xem xét một con người . * Thực tiễn cũng là căn cứ để thử thách con người . * Nói như Gớt : “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi.” - Suy nghĩ + Vấn đề bình luận là : Vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người. + Khẳng định vấn đề : đúng + Mở rộng : Bàn thêm về vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người. * Trong học tập, chon nghề nghiệp. * Trong thành công cũng như thất bại, con ngưoiừ biết rút ra nhận thức cho mình phát huy chỗ mạnh. Hiểu chính mình con người mới có cơ may thnàh đạt. + Nêu ý nghĩa lời nhận định của Gớt c- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý - Hiểu câu nói ấy như thế nào ? + Giải thích các khái niệm. * Thế nào là đức tính trong sạch ( giữ gìn bản chất tốt đẹp, không làm việc xấu ảnh hưởngđến đạo đức con người.) * Thế nào là chất phác ( chân thật, giản dị hòa với đời thường, không làm việc xấu ảnh hưởng tới đạo đức con người) * Thế nào là đức tính cần kiệm ( siêng năng, tằn tiện) + Tại sao con người phải có đức tính trong sạch, chất phác hăng hái cần kiệm? * Đây là ba đức tính quan trọng của con người : cần kiệm, liêm chính, chân thật ( liêm là trong sạch ). * Ba đức tính ấy giúp con người hành trình trong cuộc sống. * Ba đức tính ấy làm nên người có ích. - Suy nghĩ + Vấn đè cần bình luận là gì ? Bác nêu phẩm chất quan trọng, cho đó là mục tiêu để mọi người phấn đấu rèn luyện. Đồng thời Người yêu cầu xóa bỏ những biểu hiện của tư tưởng, hành động nô lệ, cam chịu trong mỗi chúng ta. + Khẳng định vấn đề : đúng + Mở rộng : * Làm thế nào để rèn luyện 3 đức tính Bác nêu và xóa bỏ tư tưởng, hành động nô lệ. * Phê phán những biểu hiện sai trái * Nêu ý nghĩa vấn đề. Đề kiểm tra : a- Giải thích, bình luận câu nói của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. - Giới thiệu lời nhận định một cách tự nhiên. - Khái quát nội dung lời nhận định - Nêu cách giải quyết và phạm vi dẫn chứng - Hiểu lời nhận định như thế nào + Quan niệm thế nào về tình yêu thương ( Mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng, dân chủ, nhường nhịn, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giũa con người với con ngườimột cách chân thành) + Tại sao dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình yêu thương : * Xuất phát từ truyền thống dân tộc,từ phẩm chất con người Việt Nam biết yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. * Xuất phát từ đặc điểm của vùng cư dân nông nghiệp lại đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt ( mưa, bão ,hạn hán, lụt lội ) thường xuyên xảy ra. * Dân tộc ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù xâm lược. Vì vậy con người phải trụ lại, đoàn kết yêu thương nhau để vượt qua, giữ vững cuộc sống bình yên cho mình. ( chứng minh bằng lịch sử dân tộc). - Suy nghĩ + Vấn đè cần bình luận : khẳng định phẩm chất của con người đất nước, tin tưởng vào sức mạnh của tình thương. + Khẳng định lời nhận định đúng đắn. + Mở rộng bàn bạc : * Làm thế nào để phát huy truyền thống, để đoàn kết yêu thương nhau ( lá lành đùm lá rách, thương ngừoi như thể thương thân, sống vì ý thức cộng đồng) * Phánđối hiện tượng chia rẽ, mất đoàn kết. + Nêu ý nghĩa vấn đề. Rút ra bài học rèn luyện về phẩm chất đạo đức, mình vì mọi người. b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Hiểu câu nói ấy như thế nào ? + Học là gì ? * Học để biết là học như thế nào ? * Học để làm là học như thế nào ? * Học để chung sống là học như thế nào ? * Học để khẳng định mình là học như thế nào ? + Tại sao học để biết để làm, để chung sống, để khẳng định và nó thể hiện như thế nào ? * Học để nhận thức những tri thức của nhan loại, từ đó biết làm biết hành động đúng, mới có thể chung sống và tồn tại ( chứng minh ). * Học để mọi người đều hiểu biết về nhau, để chung sống cùng nhau. * Học để trau dồi khoa học kĩ thuật, lẽ sống ở đời để làm tốt mọi việc, đối nhân xử thế và làm cho mình trưởng thành ( chứng minh ). - Suy nghĩ : + Xác định vấn đề : Đề cao vai trò học tập về khao học kĩ thuật, đạo đức lối sống. + Khẳng định : Đúng. Nó phù hợp với quy luật phát triển, mối quan hệ của đời sống con người. + Bàn bạc : * Không học có biết, có làm, có chung sống và khẳng định mình được không ? Không ! * Làm thế nào để học tốt ? * Phê phán một số hành vi, quan điểm sai trái và lạc lõng trong học tập. + Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề c-`Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý. - Hiểu câu nói của Nguyễn Bá Học là như thế nào ? + Mượn hình ảnh đường đi không khó để diễn tả nội dung gì, vấn đề gì ? ( Đường đi khó, không vì ngăn sông cách núi _ Cho dù ngăn sông cách núi nhưng con người vẫn khẳng định không khó. Điều này nhấn mạnh yếu tố tinh thần, tư tưởng quyết tâm của con người) + Vế thứ hai của câu nói “ Mà khó vì lòng người ngại núi e sông” . Thì ra tư tưởng của con người, tinh thần của con người rất quan trọng với mọi công việc. + Tại sao đường đi khó không vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. * Tư tưởng, tinh thần của con người quyết định sự thành bại của công việc. * Trông thấy việc đã ngại thì không thể hoàn thành tốt. * Nếu con người có quyết tâm thì mọi việc không có gì khó ( chứng minh) - Suy ngĩ về vấn đề đặt ra. + Khẳng định câu nói đúng. + Mở rộng bàn bạc : Có nhiều trường hợp trong cuộc sống yếu tố tinh thần quyết định mọi sự thành đạt và cũng có trường hợp dẫn đến thất bại, không thành công. + Rút ra ý nghĩa sâu sắc từ câu nói này là xây dựng cho mỗi con người tư tưởng, tinh thần quyết tâm cao trước bất cứ một khó khăn nào, công việc nào. 2-Nghị luận về một hiện tượng đời sống A. Kiến thức trọng tâm * Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. * Có ý thức đúng đắn trước những hiện tượng đời sống. - Xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao chuyện xảy ra. Có hiện tượng tốt, có hiện tượng xấu. Vậy tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống con người đều là hiện tượng đời sống. 1- Khái niệm - Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu để đồng tình trước những hiện tượng đời sống, có ý nghĩa xã hội. Đó là nghị luận về một hiện tượng đời sống 2-Yêu cầu a. Phải hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu bản chất hiện tượng. Muốn vậy phải đi sâu tìm tòi, giải thích. b. Qua hiện tượng đó chỉ ra vấn đề cần quan tâm là gì? Trên cơ sở này mà phân tích, bàn bạc hoặc so sánh, bác bỏ.... Nghĩa là phải biết phối hợp nhiều thao tác lập luận chỉ ra đúng, sai, nguyên nhân cách khắc phục, bày tỏ thái độ của mình. c. Phải có lập trường tư tưởng vững vàng. d. Diễn đạt giản dị, sáng sủa, ngắn gọn. 3-Cách làm - Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác + Đọc kĩ đề bài + Gạch chân các từ quan trọng + Ngăn vế (nếu có) - Tìm hiểu đề a1. Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào) a2. Thao tác chính (Thao tác làm văn) a3. Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài - Lập dàn ý + Mở bài đ Giới thiệu được hiện tượng đời sống cần nghị luận. + Thân bài đ Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ. + Kết bài đ Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước hiện tượng đời sống. B – Câu hỏi, bài tập Câu hỏi a-Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống b-yêu cầu làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống c- Nêu khái quát cách làm bài văn nghị luận vê một hiện tượng đời sống Bài tập “ Theo ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi . Hình thức mang tài liệu, phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẻ, điện thoại di động, trong đế giày” . Anh (chị ) có suy nghĩ gì về thực trạng đó . Tình trạng ô nhiễm môi trường sống với trách nhiệm của người dân Tin học với thanh niên C- Đề kiểm tra a- Anh ( chị ) có suy nghĩ và hành động như thế nào trước tình hình tai nạn giao thông hiện nay. b- Anh ( chị ) có suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước hiểm hoạ của căn bệnh HIV/AIDS. c- Môi trường sống đang hủy hoạị D – Hướng dẫn trả lời câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra Câu hỏi : ( a, b, c dựa vào phần kiến thức trọng tâm để trả lời ) Bài tập : a- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý : -Hiểu bản tin của báo Tuổi Trẻ như thế nào ? + Những con số biết nói về việc làm tiêu cực của thí sinh dự thi vào Đại học. Đó là việc mang tài liệu phòng thi. + Phao thi : Đề giải sẵn. + Tinh vi : tỉ mỉ, chính xác đến mức cao, những chi tiết nhỏ nhưng rất khéo léo. - Suy nghĩ gì ? + Vấn đề cần bình luận : Đây là thực trạng đạo đức, vi phạm vào vấn đề thi cử cần phải lên án. +Khẳng định vấn đề : nhận xét đúng đắn, không che dấu sự thật. + Mở rộng : * Xuất phát từ ý thức cá nhân, dối trá, lừa lọc để được vào Đại học. Sự cố ý này thuộc về phạm trù đạo đức cần lên án. * Chúng ta đào tạo những con người có năng lực thực sự chứ không đào tạo những người dối trá, thấp hèn, dốt nát * Con đường tiến thân của “kẻ sĩ hiện đại” là năng lực, tri thức hiện đại kết hợp với đạo lí. Những thí sinh nsỳ đều không có cả hai điều ấy, cần phải lên án. * Đào tạo nhân tài không thể chấp nhận những viêc làm gian lận trong thi cử. + Làm thế nào để khắc phục đựoc ? * Mỗi thí sinh phải có ý thức. * Gia đình và xã hội phải có trách nhiệm. * Quản lí chặt chẽ trong thi cử . Đặc biệt nói không với tiêu cực trong thi cử. Tất cả phải phát động trong toàn dân. + Nêu ý nghĩa của vấn đề. b-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Tình trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay như thế nào? + ở các thành phố chất thải công nghiệp và động cơ xe ô tô, xe máy các loại làm chết các dòng sôngvà vẩn đục bầu khí quyển như thế nào? ` + ở nông thôn các làng nghề thủ công, dùng bao ni lông, hằng ngày đổ rác thải bừa bãi. + Nguồn nước bị cạn kiệt . + Người dân thiếu ý thức, trách nhiệm: rừng đầu nguồn bị phá, cây cối thưa dần. + Hệ thống lò gạch ở. - Suy nghĩ. + Vấn đề cần bình luận: Thông báo khẩn cấpvề ô nhiễm môi trường đồng thời đòi hỏi, kiến nghị cá nhân, tập thể có biện pháp cải thiện môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. + Khẳng định vấn đề: Đúng. + Mở rộng vấn đề * Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường? Tác dụng vào ý thức của mỗi người dân, tập thể, chính quyền các cấp. Mặt khác phải có giải pháp khoa học để cứu vãn tình trạng ô nhiễm. * Phê phán những việc làm ảnh hưởng tới môi trường. * Mở rộng mạng lưới truyền thông, thông tin đại chúng. . c-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Vai trò của tin học đối với thanh niên được thể hiện như thế nào? + Tin học cung cấp những kiến thức càn thiết cho tuổi trẻ, những tin tức, thành tựu nhiều mặt trong nước, ngoài nước. Nó lưu giữ, cung cấp cho ta nhiều tin, tư liệu cần thiết của cổ kim, Đông , Tây. + Nó mở đường vào khoa học hiện đại. + Phục phụ kịp thời, nhanh nhạy. - Suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên. + Đến với tin học là yêu cầu quan trọng. + Thanh niên (tuổi trẻ) phải thành thạo về tin học. + Tin học mở đường nhưng chỉ với ai say sưa, tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo. + ý nghĩa của tin học với đời sống con người . Với mọi người. Với thanh niên. Nhất là trong thời kì hội nhập. Đề kiềm tra: a- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Xác định vấn đề cần bàn bạc. + Tai nạn giao thông đây là vấn đề bức xúc đặt ra đối với mọi phương tiện, mọi người tham ra giao thông nhất là giao thông trên đường bộ. + Vấn đề ấy đặt ra đối với tuổi trẻ học đường. Chúng ta phải suy nghĩ và hành động như thế nào để làm giảm tới mức tối thiểu tai nạn giao thông. Vậy vấn đề cần bàn luận là: Vai trò trách nhiệm từ suy nghĩ đến hành động của tuổi trẻ học đường góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. - Khẳng định vấn đề: Vấn đề đặt ra lúc này và mãi mãi về sau là hoàn toàn phùhợp với mong muốn của mọi người. - Mở rộng vấn đề (có nhiều cách: giải thích + chứng minh, lật ngược vấn đề, hoặc tiếp tục bàn bạc, đào sâu mọt chi tiết nào đó). Vi dụ: Giải thích và chứng minh. + Tại sao tuổi trẻ học đường cần có suy nghĩ và hành động đúng để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Vấn đề này đòi hỏi suy nghĩ và hành động như thế nào? * Tai nạn giao thông nhất là giao thông đường bộ đang diễn ra thành vấn đề lo ngại của xã hội. * Cả xã hội đang hết sức quan tâm. Giảm thiểu tai nạn giao thông đây là cuộc vận đọng lớn của toàn xã hội. * Tổi trẻ học đường là một lực lượng đáng kể trực tiếp tham gia giao thông. Vif thế tuổi trẻ học đường cần suy nghĩ và hành động phù hợp để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Suy nghĩ và hành động như thế nào? + Bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông ( không đi dàn hàng ngang ra đường, không đi xe máy tới trường, không phóng xe đạp nhanh hoặc vượt ẩu, chấp hành các tín hiệu chỉ dẫn trên đường giao thông. Phương tiện bảo đảm an toàn + Vận động mọi người chấp hành luật lệ giao thông. + Tham ra nhiệt tình vào các phong trào tuyên truyền cổ động hoặc viết báo nêu điển hình người tốt , việc tốt trong việc giữ gìn an toàn giao thông. - + Vấn đề an toàn giao thông luôn phải đặt ra. Vì ngày nào chúng ta cũng phải tham ra giao thông. + An toàn giao thông góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội và đảm bảo hạnh phúc gia đình. + Bất cứ trường hợp nào, ở đâu phải nhớ “an toàn là bạn tai nạn là thù”. + An toàn giao thông không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có ý nghĩa quan hệ quốc tế nhất là trong thời buổi hội nhập này. + Ta thật xót xa trước tình cảnh những mái đầu xanh còn thơ dại phải lìa mẹ lìa cha. Thần chết đã cướp các em trong một tai nạn bất ngờ. + Những trẻ thơ trắng khăn tang trên đầu vì phải vĩnh biệt người cha, người mẹ, những người thân yêu trong gia đình vì một tai nạn giao thông. Rất mong những cảnh ấy không diễn ra trong cuộc đời. Chúng ta hãy suy nghi và hành động thiết thực, đúng đắn góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Giới thiệu vấn đề: ở thế kỉ 21 chúng ta chứng kiến nhiều vấn đề hệ trọng. Trong đó hiểm họa căn bệnh HIV/AIDS là đáng chú ý. - Những con số biết nói. Mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV dang lây lan báo động ở phụ nữ, chiếm một nử số người bị nhiễm trên toàn thế giới. Khu vực Đông Âu và toàn bộ Châu á. - Làm thế nào để ngăn chặn hiểm họa này? Đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự của mỗi quốc gia. Mỗi người phải tự ý thức để tránh xa căn bệnh này. Không kì thị phân biệt đối xử với những người mắc bệnh AIDS. Mở rộng mạng lưới tuyên truyền. c-Môi trường sống đang bị hủy hoại. Sau khi vào đề bài viét cần đạt được các ý. - Môi trường sống bao gồm những vấn đề gì (nguồn nước, nguồn thức ăn, bầu không hkí, cây xanh trên mặt đất). - Môi trường sống đang bị đe dọa như thế nào? Nguồn nước. Nguồn thức ăn. Bầu không khí. Rừng đầu nguồn. - Trách nhiệm của mỗi chúng ta. 3- nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ A. Kiến thức trọng tâm - Củng cố và nâng cao tri thức về văn nghị luận. - Biết cách làm văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ. 1- Khái niệm - Ta đã làm quen với phân tích thơ, bình giảng thơ, bình luận thơ, so sánh về thơ. Vậy nghị luận về thơ (tác phẩm và đoạn thơ) là quá trình sử dụng tất cả những thao tác làm văn sao cho làm rõ nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết. Ví dụ ta có đoạn thơ: “Bãi cát dài lại bãi cát dài Đi một bước lùi một bước Mặt trời đã lặn chưa dừng được Lữ khách trên đường nước mắt rơi” (Bài ca ngắn đi trên cát - Cao Bá Quát) - “Bãi cát dài lại bãi cát dài” âm hưởng của câu thơ như mở ra trước mắt con đường dài vô tận. Đó là con đường hành đạo của kẻ sĩ. Không ai cùng đi trên con đường mờ mịt, chỉ có “Lữ khách”. “Nước mắt rơi”. Cô độc quá! Nhân vật trữ tình là kẻ cô đơn. Sự thực ấy làm sao cầm nổi nước mắt. Đó là giọt nước mắt đầy xót xa, cay đắng. Người đọc tự mình chia sẻ với người đi đường. - Người đi dường như dừng lại, dậm chân tại chỗ. Con người ấy đầy khát vọng mà bế tắc bởi lực cản cuộc đời. Nó tạo thành mâu thuẫn nội tâm. Ngao ngán thay. Cách làm trên đây là thể hiện nghị luận về thơ. 2- Yêu cầu a - Đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ, nắm chắc hoàn cảnh mục đích sáng tác, vị trí đoạn thơ bài thơ b - Đoạn thơ, bài thơ có dấu hiệu gì đặc biệt về hình ảnh, ngôn ngữ c - Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào? 3- Cách làm : ví dụ bài thơ “Hà Nội vắng em” của Tế Hanh Thế là Hà Nội váng em Anh theo các phố đi tìm ngày qua Phố này bên cạnh vườn hoa Nhớ khi đón gió quen mà chưa thân Phố này đêm ấy có trâng Cùng đi một quãng nói bầng lậng im Phố này anh đến tìm em Người qua lại tưổng anh tìm bóng cây Anh theo các phố đó đây Thêm yêu Hà Nội vấng đầy cả em - Phải phân tích bài thơ để chỉ ra vấn đề cần bình luận. Người đọc cảm nhận được hai hình tượng. Một là Hà Nội và phố. Hai là nhân vật trữ tình. Hà Nội phố đẹp, người đông. Hà Nội có vườn hoa nằm kề dãy phố. Hà Nội có nhiều cây xanh. Những đêm Hà Nội có trăng càng thơ mộng. Nhưng nhân vật trữ tình bộc lộ lòng cô đơn trống trải. Cảnh vật ngay trước mắt mà cảm thấy “chưa thân”, đi trong đêm trăng mà âm thầm lặng lẽ. Tình yêu Hà Nội cũng không lấp đầy khoảng trống vắng em: Cái chung và cái riêng hoà trong tâm trạng con người. Con người không chỉ sống, chỉ vui với tình yêu chung mà cần có tình yêu riêng ở đấy. (Phần gạch chân là vấn đề cần bình luận) - Thao tác tiếp theo là khẳng định vấn đề Vấn đề đặt ra trong bài thơ “Hà Nội vắng em” hoàn toàn phù hợp với tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người. - Sau khẳng định vấn đề là thao tác mở rộng. Đây là bước bàn bạc giúp người đọc hiểu rõ, hiểu sâu và cụ thể. Mở rộng vấn đề có ba cách. + Cách một là giải thích và chứng minh + Cách hai là lật ngược vấn đề + Cách ba đi sâu bàn bạc một khía cạnh nào đó của vấn đề - Cụ thể: Mở rộng bằng cách giải thích, chứng minh + Tại sao cái chung hoà cùng cái riêng và nó được thể hiện như thế nào? * Con người cá thể đều sinh ra và chịu sự tác động của cộng đồng. Vì thế nó không thể tách rời cái chung. Tiêu đề bài thơ đã thể hiện sự hoà hợp giữa cái chung và cái riêng “Hà Nội vắng em”. * Trong xã hội chúng ta, cái riêng không bao giờ đối lập với cái chung. Hình ảnh phố, con đường, vườn hoa, ánh trăng, hàng cây choán hết cả bài thơ. Tâm trạng của nhân vật trữ tình chỉ là phần nhỏ nhưng cũng không thể thiếu được. * Cái riêng làm nổi bật lên cái chung. Tình yêu được biểu hiện bằng hành động cụ thể: “Anh theo các phố đi tìm ngày qua”, hoặc thể hiện bằng thái độ “quen mà chưa thân”, “nói bằng lặng im”, “tìm bóng cây”. Chính tâm trạng này đã làm nên cái hồn cốt của bài thơ “Hà Nội vắng em”. + Tại sao con người không chỉ sống, chỉ vui với tình yêu chung mà còn có tình yêu riêng ở đấy Mọi cái riêng làm nên cái chung, tình cảm riêng của con người phải hoà vào tình cảm chung. Đó là mối quan hệ ràng buộc có tính truyền thống. Sự hoà hợp giữa tình cảm riêng chung làm nên sức mạnh cho con người. Câu thơ kết đã thể hiện rõ mối quan hệ riêng chung ấy: “Thêm yêu Hà Nội, vắng đầy cả em”. * Tình cảm riêng làm đẹp cho cuộc đời chung. Cả bài thơ, người đọc nhận ra cách trình bày theo từng câu. Đây là ý định của tác giả. ở mỗi cặp câu chỉ có cảnh Hà Nội và nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng của mình. Mọi sự vật, hiện tượng diễn ra như có đôi vậy : Hà Nội và phố ,

File đính kèm:

  • docNOI DUNG BD.doc