Sự nghiệp
* Bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử
* Tác phẩm chính:
- Gái quê (1936)
- Thơ Điên (1938)
- Duyên kì ngộ (1939)
- Chơi giữa mùa trăng (1940)
36 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Đây thôn Vĩ Dạ - Tác giả: Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc TửCầu Trường Tiền – HuếSông Hương – HuếA. Đọc – hiểu khái quát 1. Tác giả a. Cuộc đời Hãy giới thiệu vài nét về cuộc đời thi sĩ Hàn Mặc Tử ?Hàn Mặc Tử(1912 - 1940) Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, - Sinh ngày 22.09.1912 tại Đồng Hới - Quảng Bình- 1928 -1930: Học trung học ở Huế- 1932 -1933: Làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định- 1934 -1935: Vào Sài Gòn làm báo rồi trở về Quy Nhơn- Đến năm 1936, mắc bệnh phong, phải vào trại phong Quy Hòa và mất tại đó vào ngày 11.11.1940. A. Đọc – hiểu khái quát 1. Tác giảa. Cuộc đờib. Sự nghiệp* Bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử* Tác phẩm chính:- Gái quê (1936)- Thơ Điên (1938)- Duyên kì ngộ (1939)- Chơi giữa mùa trăng (1940) Những nghiên cứu về Hàn Mặc TửVăn học và tuổi trẻTạp chí* Đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử- Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và thể xác.- Thế giới thơ Hàn Mặc Tử thường được chia làm hai phần đối lập nhau: + Những vần thơ điên loạn, ma quái, rùng rợn với hai hình tượng chính là “hồn” và “trăng” + Những bài thơ hồn nhiên, trong trẻo với hình ảnh sáng đẹp đến lạ thường (Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ).=> Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, ta vẫn thấy được một tài năng lớn, một tình yêu đến đớn đau hướng về cuộc đời trần thế.2. Tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”* Xuất xứ: -“Đây thôn vĩ Dạ” lúc đầu có tên là “ở đây thôn Vĩ Dạ”- Sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ Điên” (về sau đổi thành “Đau thương”).* Hoàn cảnh ra đời: - Bài thơ được viết trong thời gian Hàn Mặc Tử sống trong bệnh tật, vật vã với cơn đau ở trại phong Quy Hoà. - Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng + Từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc - người con gái xứ Huế + Từ tình yêu, kỉ niệm với xứ Huế – một vùng đất thơ mộng.Bố cụcKhổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hy vọng hạnh phúc của thi nhânThể thơ : Bài thơ làm theo thể thất ngôn trường thiênKhổ 2: Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia xaKhổ 3: Hình ảnh con người Huế và sự tuyệt vọng của thi nhân Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đâu bến, sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?Mơ khách đường xa, khách đường xaáo em trắng quá nhìn không raở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?B. Đọc – hiểu văn bản 1. Khổ 1 “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ vang lên với âm hưởng và sắc thái ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại dùng từ “về chơi” mà không phải “về thăm”?* Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” + Cảm giác trách móc, dỗi hờn nhẹ nhàng. + Lời mời gọi tha thiết về thôn Vĩ. * “Về chơi”: gợi ra một mối quan hệ mật thiết, thân tình. Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điềnBức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong tưởng tượng của nhà thơ hiện lên như thế nào? Cắt nghĩa vẻ đẹp độc đáo của các hình ảnh thiên nhiên?* Hình ảnh thiên nhiên Vĩ Dạ buổi sớm mai- Hình ảnh “hàng cau”:+ Cảnh tượng đặc trưng cho vườn nhà Vĩ Dạ xưa.+ Bình dị, thân thuộc mang linh hồn đất Việt.+ Vẻ đẹp mảnh dẻ, thanh thoát. - Nắng mới lên: + Nắng ban mai dịu dàng, ấm áp, tươi tắn, trong trẻo, mới mẻ. + Gợi niềm lạc quan, hi vọng vào ngày mới.- Vườn Vĩ Dạ: + “Vườn ai mướt quá”: sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mềm mại, mơn mởn, đầy xuân sắc và nhựa sống. + “Xanh như ngọc”: vẻ đẹp lí tưởng, hiện thân cho những gì quý giá. => Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp của đất miền Trung nắng Huế, một chốn “nước non thanh tú” của quê hương xứ sở.* Hình ảnh con người thôn Vĩ- “Mặt chữ điền”:+ Mặt trên ô cửa sổ của những ngôi nhà Vĩ Dạ+ Khuôn mặt của Hàn Mặc Tử khi về thăm Vĩ Dạ+ Gương mặt của người đàn ông rắn rỏi, cương nghị+ Gương mặt phúc hậu của người phụ nữ Huế dưới vành khăn dây.- “Lá trúc che ngang”: gợi vẻ kín đáo, dịu dàng.=> Vẻ đẹp hài hòa giữa cái hồn hậu của con người với cái thanh tao, mảnh dẻ của thiên nhiên. Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”- Điệp từ “nắng”- Phép so sánh: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”* Nghệ thuật Bức tranh thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong trẻo, gợi cảm, đầy sức sống. Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời và con người tha thiết của nhà thơ.- ẩn giấu nỗi buồn xa cách, niềm khát khao mong chờ, hi vọng về hạnh phúc của thi nhân. Tiểu kếtKhổ một 2. Khổ 2“Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”Xác định thời gian và không gian và không gian của thiên nhiên, tạo vật? Không gian thiên nhiên hiện lên ở khổ thơ thứ hai với những hình ảnh nào?- Thời gian: có sự dịch chuyển từ ngày -> đêm.- Không gian mênh mông có đủ gió, mây, sông, nước, trăng, hoa. + Gió, mây : chia lìa đôi ngả + Nước, hoa : buồn trôi lặng lẽ + Thuyền, trăng: ưu tư trong nỗi buồn ngưng đọng. => Sự sống đang mơn mởn, xanh tươi bỗng lắt lay, thưa vắng, hiu hắt. Âm điệu thơ buồn bâng khuâng, xa vắng. Đây là cảnh được nội tâm hoá, bộc lộ nỗi đau thân phận, sự chia lìa xa cách...- Kết thúc khổ thơ thứ hai là một lời nhắn gửi: “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ?” Trong lời thơ xuất hiện những hình ảnh quen thuộc nào trong văn học? Hãy phát hiện vẻ đẹp riêng trong hình ảnh thơ của Hàn Mạc Tử. Hình ảnh “Thuyền- sông- trăng”- Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền( Hồ Chí Minh)- Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chếch( Nguyễn Trãi)- Trăng nằm sõng soài trên cành liễu- Gió rít tầng cao trăng ngã ngửaVỡ tan thành vũng đọng vàng khô( Hàn Mặc Tử)Đây thôn Vĩ Dạ Hư hư, thực thựcBình yên, đẹp đẽNiềm mong ước của thi nhânHình ảnh thi vị, trôi giữa đôi bờ hư thực. “Thuyền chở trăng” hay chính là thuyền chở tình yêu, chở niềm mong ước được giao duyên hội ngộ. “Bến sông trăng” chính là bến bờ hạnh phúc.Bến sông trăng, thuyền chở trăngCó chở trăng về kịp tối nay? Hé mở tâm trạng của thi nhân: vừa thảng thốt, vừa lo âu phấp phỏng. * Nghệ thuật:- Bút pháp nhân hóa: “Dòng nước buồn thiu”- Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền”, “bến”, “trăng”- Câu hỏi tu từ: “Có chở trăng về kịp tối nay ?”Tiểu kếtSông Hương trong hoài niệmDự cảm về hạnh phúc chia xa.Khổ hai 3. Khổ 3 “Bến sông trăng, thuyền chở trăng” đã đưa thi nhân vào cõi mộng . Cõi mộng ấy hiện lên ở khổ thơ thứ 3 với những hình ảnh, từ ngữ nào? + Từ ngữ: “mơ, khách đường xa, áo trắng, sương khói, mờ nhân ảnh, tình ai...” Tất cả đều gợi sự xa xôi, hư ảo.+ Hình bóng giai nhân: màu áo trắng trinh nguyên như một ảo ảnh xa vời. + Tiếng gọi: điệp lại hai lần, quấn quýt, tha thiết đầy khát vọng, nhưng “khách đường xa” dường như cứ chập chờn xa vời rồi khuất bóng. “ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” + Cảnh đẹp - cảnh mộng của xứ Huế với không gian mịt mờ bảng lảng khói sương. chính là thế giới của nhà thơ đang tồn tại, đang từng giây phút vật vã với cái chết - đó là thế giới lạnh lẽo u ám mà nhà thơ luôn ngóng vọng ra ngoài. + “ở đây”: + “Sương khói”: không gian, thời gian; sương khói của một mối tình mong manh chưa một lời ước hẹn, sương khói của một trái tim biết mình sắp từ giã cõi đời... + Khép lại bài thơ là một câu hỏi da diết về tình đời, tình người. Tiểu kết- Người thôn Vĩ xa xăm, mờ ảo- Nhà thơ kín đáo bộc lộ tâm sự của mình- Thể hiện niềm khát khao được cảm thông, thấu hiểu, niềm tha thiết với cuộc đời. - Bài thơ mang đậm phong cách thơ Hàn Mặc Tử: khuynh hướng nội tâm hoá. Nhà thơ triệt để sử dụng bút pháp lãng mạn, tạo trạng thái huyền ảo bao trùm toàn bộ bài thơ. - Tình yêu say đắm của Hàn Mặc Tử dành cho xứ Huế mộng mơ. - Khát vọng tình đời, tình người cháy bỏng.C. Tổng kếtĐây Thôn Vĩ DạXin cảm ơn thầy cô và các em!Sinh viên: Phạm Thị Thu Hằng
File đính kèm:
- Day thon Vi Da Ngu Van 11.ppt