ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi
Phần 2: Tác phẩm. Tiết 1.
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: .
- Hiểu “Đại cáo bình Ngô” có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, là kiệt tác văn học kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và chất văn chương.
- Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo. Đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong “Đại cáo bình Ngô”.
2. Kỹ năng, tư duy: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy lô gíc, khoa học.
3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu văn hoc, trân trọng những giá trị văn học truyền thống.
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 59 Đọc hiểu: Đại Cáo Bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 20/1/2008 Giảng ngày 21/1/2008
Tiết: 59 Môn : Đọc hiểu
đại cáo bình ngô
(Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi
Phần 2 : Tác phẩm. Tiết 1.
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: .
- Hiểu “Đại cáo bình Ngô” có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, là kiệt tác văn học kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và chất văn chương.
- Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo. Đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong “Đại cáo bình Ngô”.
2. Kỹ năng, tư duy: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy lô gíc, khoa học.
3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu văn hoc, trân trọng những giá trị văn học truyền thống.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành:Tổ chức giờ dạy học theo phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ: không.
III. Bài mới.
1.Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Chúng ta từng được nghe những giờ phút rạng rỡ tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc. Hai lần chiến đấu và chiến thắng quân Tống, ba lần chiến đấu và chiến thắng quân Nguyên, hai mươi năm bền bỉ chiến đấu và chiến thắng giặc Minh. Nguyễn Huệ tiêu diệt hai mươi vạn quân Thanh để giữ yên bờ cõi.
Trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm “Nam quốc sơn hà” và “Bình Ngô đại cáo” được xem là những áng hùng văn thiên cổ. Để thấy rõ được giá trị của một trong những tác phẩm ấy, chúng ta tìm hiểu “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
2. Nội dung:
I. Tìm hiểu chung 15’
1. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác.
HĐ của GV
HĐ của hs
KT cần đạt
? Hoàn cảnh và mục đích sáng tác của tác phẩm?
Điều chỉnh bổ sung và chốt kt.
Đọc tiểu dẫn trong SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Ngày 12 tháng chạp năm Đinh Mùi (1427), nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược. Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thay lời nhà vua viết “Đại cáo bình ngô”, Nguyễn Trãi đã viết trong bối cảnh của chiến thắng hào hùng, có điều kiện nhìn nhận cả cuộc kháng chiến. Điều đáng nói, Nguyễn Trãi viết bài văn này với xúc cảm riêng. Đó là nỗi lòng canh cánh thù nhà nợ nước đã trả được. Cao hơn, Nguyễn Trãi khao khát nhân dân được sống thanh bình, mong muốn sinh linh hai nước không còn cảnh đầu rơi máu chảy. Nguyễn Trãi đã viết thiên cổ hùng văn “Đại cáo bình Ngô” trong bối cảnh và tâm trạng ấy.
- Sau khi đánh đuổi quân Minh.
- Công bố việc dẹp yên giặc minh theo lệnh Lê Lợi.
?hiểu thế nào là Đại cáo bình Ngô?
Điều chỉnh bổ sung và chốt kt.
- Cáo là một thể văn thời cổ, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cáo cũng là chiếu là văn bản của vua công bố việc nước. Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu. (Biền là ngựa đi sóng đôi. Ngẫu là đôi, từng cặp). Văn biền ngẫu có năm đặc điểm:
+ Ngôn ngữ đối ngẫu (các vế đối nhau theo bằng trắc, từ loại)
+ Kiểu câu chỉnh tề (câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, 6 chữ đối với câu 6 chữ hoặc câu 4/4 đối với câu 6/6)
+ Có vần điệu bằng trắc hài hoà
+ Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính khoa trương.
- Đại cáo là tuyên bố, tuyên cáo rộng rãi khắp đất nước những điều quan trọng, ở bài này là tuyên bố về sự nghiệp đánh dẹp giặc Ngô.
- Ngô có hai cách hiểu: Một là các vua nhà Minh quê ở đất Ngô. Hai là chỉ chung bọn giặc sang cai trị nước ta rất tàn ác. Từ đó dân ta gọi giặc phương Bắc là giặc Ngô để tỏ ý khinh ghét.
- Cáo: Cáo là một thể văn thời cổ, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cáo cũng là chiếu là văn bản của vua công bố việc nước. Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu.
- Đại cáo là tuyên bố, tuyên cáo rộng rãi khắp đất nước những điều quan trọng, ở bài này là tuyên bố về sự nghiệp đánh dẹp giặc Ngô.
2. Chủ đề
?Xác định chủ đề bài cáo?
Điều chỉnh bổ sung và chốt kt.
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Nêu luận đề chính nghĩa, nguyên nhân và quá trình chinh phạt thắng lợi. Đồng thời ra lời tuyên cáo chung để toàn dân được biết.
3. Bố cục.
?Xác định bố cục bài cáo?(ý chính của các đoạn phân theo SGK )
Điều chỉnh bổ sung và chốt kt.
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa
Đoạn 2: Kể tội quân giặc cũng là nguyên nhân chinh phạt.
Đoạn 3, 4: Quá trình chinh phạt thắng lợi.
- Đoạn 5: Tuyên cáo chung để toàn dân biết thắng lợi trọng đại và khẳng định hoà bình trên toàn lãnh thổ.
II. Đọc – hiểu 20’
1. Luận đề chính nghĩa.
? Phần 1 bản tuyên ngôn đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền dân tộc như thé nào? nhận xét giọng văn và những nét đặc sắc về nghệ thuật?
Điều chỉnh bổ sung, bình mở rộng và chốt kt.
- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời đã là lời lẽ đanh thép mở đầu bài đại cáo. Tư tưởng ấy đã toả sáng và thống nhất trong toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi. Ông từng nhận thức:
“Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” (Lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước).
- Nguyễn Trãi đã mở đầu bài Đại cáo bình Ngô bằng cơ sở có tính pháp lí. Người ta gọi đó là luận đề chính nghĩa. Sau này (1945) trong bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chủ tịch cũng dẫn lời Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của nước Pháp làm cơ sở pháp lí để triển khai nội dung tuyên ngôn độc lập cho nước nhà sau hơn 80 năm sống dưới ách đô hộ của thực dân. Đoạn mở đầu Đại cáo bình Ngô thực sự là bản tuyên ngôn.
HS đọc đoạn 1 – SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Những chân lí để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo là:
Một tư tưởng nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
+ Không thương dân thì không thể nói tới bất cứ một thứ nhân nghĩa nào.
+ Làm vua (quân) phải biết chăm lo đời sống nhân dân, lo cho dân an cư lập nghiệp. Làm vua phải biết thương dân, phạt kẻ có tội với dân (điếu dân, phạt tội).
+ Kẻ nào đi ngược lại với nhân nghĩa, kẻ ấy sẽ bị thất bại.
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi
Những việc làm trái với nhân nghĩa sờ sờ ra đấy.
Hai là quyền độc lập, tự chủ của một dân tộc:
Đây là cơ sở, làm chỗ dựa để Nguyễn Trãi triển khai nội dung bài cáo. Tuy Nguyễn Trãi chưa đề cập tới quyền con người nhưng chủ quyền dân tộc thì rõ lắm:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Giọng văn sôi nổi, phấn chấn, đầy tự hào khi diễn tả chủ quyền của dân tộc. Nguyễn Trãi chẳng cần viện dẫn “sách trời”, quyền độc lập tự chủ vẫn được giữ thiêng liêng, quyền lợi ấy gắn với lịch sử phong tục, văn hoá, bờ cõi nước ta từ đời này qua đời khác. Đại Việt có quyền sống độc lập mà cũng có sức sống độc lập “song hào kiệt đời nào cũng có”.
- Tư tưởng nhân nghĩa:
+ Thương dân.
+ Làm vua: phải biết chăm lo đời sống nhân dân, lo cho dân an cư lập nghiệp. Làm vua phải biết thương dân, phạt kẻ có tội với dân.
+ Kẻ nào đi ngược lại với nhân nghĩa, kẻ ấy sẽ bị thất bại.
- Quyền độc lập, tự chủ của một dân tộc: Lịch sử phong tục, văn hoá, bờ cõi. Giọng văn sôi nổi, phấn chấn, đầy tự hào khi diễn tả chủ quyền của dân tộc
2.Kể tội quân giặc cũng là nguyên nhân chinh phạt.
? Đoạn 2 tác giả đã kể tội kẻ thù như thế nào? nhận xét giọng văn và tình cảm, thái độ của nhà văn?
Hướng dẫn, gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi.
Bổ sung, điều chỉnh, chốt kt và bình mở rộng.
Bản tuyên ngôn của Nguyễn Trãi vì thế đã chứa đựng yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền.
HS đọc đoạn 2 – SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Đứng trên lập trường nhân nghĩa sáng ngời, “Đại cáo bình Ngô” kể tội quân giặc, lời lẽ nghe thật xót xa:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây binh kết oán trải hai mươi năm
.... goá bụa khốn cùng
Ta thấy như còn đó đầm đìa mồ hôi, nước mắt và máu xương của biết bao người dân vô tội. Nguyễn Trãi trút lòng căm thù vào quân cướp nước. Căm giận trút lên đầu ngọn bút, Nguyễn Trãi chỉ mặt, vẽ ra cả một bầy súc sinh.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán
Lòng căm thù đã bốc lên hừng hực như ngọn lửa thấu trời. Nhà văn khái quát thành hình tượng.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lấy cái vô cùng để diễn tả tội ác cũng đến vô cùng, Nguyễn Trãi tìm cách diễn đạt thật đặc biệt.
Câu văn Nguyễn Trãi thực sự là bia căm thù. Sâu sắc hơn, bia căm thù ấy tạc trong lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ.
- Âm mưu thâm độc nhất của giặc Minh là xâm lược nước ta. Chúng mượn chiêu bài “Phù Trần, diệt Hồ”, nhưng thực chất là cướp nước ta. Tội ác dã man nhất của kẻ thù là tàn sát, vơ vét của nả. Chúng thẳng tay chém giết những người dân vô tội.
- Ngòi bút của Nguyễn Trãi rất linh hoạt. Vạch rõ âm mưu của kẻ thù, Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc. Kể về tội ác kẻ thù, Nguyễn Trãi xuất phát từ lập trường nhân bản.
- Thành công nhất về nghệ thuật trong đoạn kể tội quân giặc và ngôn ngữ hình ảnh và giọng văn. Ngoài đặc trưng của thể cáo là câu văn biền ngẫu, sóng đôi, đối ngẫu, ngôn ngữ, hình ảnh và giọng văn của Nguyễn Trãi thực sự thu hút người đọc.
+ Khi đầy thương cảm đến xót xa:
- Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc
- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
+ Khi uất ức căm giận: Độc ác thay,... Dơ bẩn thay,...
- Âm mưu thâm độc nhất của giặc Minh là xâm lược nước ta.
- Tội ác dã man nhất của kẻ thù là tàn sát, vơ vét của nả. Chúng thẳng tay chém giết những người dân vô tội.
- Giọng văn:
+ Khi đầy thương cảm đến xót xa.
+ Khi uất ức căm giận.
3. Củng cố, luyện tập:7’ gv khái quát kt cơ bản.
? Đánh giá nhận xét của em về tội ác của giặc và nguyên nhân chinh phạt của nghĩa quân Lam Sơn?
- Tuỳ hs, gv điều chỉnh bổ sung.
C. Hướng dẫn học bài :
1. Bài cũ:
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
- Đọc lại toàn bộ tác phẩm sgk.
- Đọc lại vở ghi, nắm vững kiến thức vở ghi.
2. Bài mới:
- Đọc kỹ phần 3, 4 soạn bài theo hướng dẫn sgk, câu hỏi 4,5,6.
- Chú ý quá trình cuộckhởi nghĩa và cách miêu tả thắng lợi của tác giả. Đánh giá nghệ thuật của tác phẩm.
File đính kèm:
- tiet 59.doc