A. Mục đích – yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật của một bài phú (hình thức: chủ khách đối đáp, sử dụng hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm), cảm nhận niềm tự hào về chiến công oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng và tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
- Làm quen và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm văn học được viết theo thể phú.
B .Tiến trình :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài học:
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Bạch đằng giang phú - Trương Hán Siêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ
TRƯƠNG HÁN SIÊU
A. Mục đích – yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật của một bài phú (hình thức: chủ khách đối đáp, sử dụng hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm), cảm nhận niềm tự hào về chiến công oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng và tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
- Làm quen và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm văn học được viết theo thể phú.
B .Tiến trình :
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ.
Bài học:
- Cho biết một vài nét về Trương Hán Siêu?
- “Trăm con sông đều muốn hoá Bạch Đằng”
(Chế Lan Viên)
- Bố cục bài phú thường được chia làm 5 phần:
Lung khởi (Phá đề)
Biện nguyên ( thừa đề)
Thích thực (tả tỉ mỉ)
Phu diễn (trình bày thêm)
Nghị luận ( lời bàn)
- Địa danh đất Việt với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông triều, sông Bạch Đằng , thời gian cụ thể: tháng chín
- Nhân vật khách trong bài phú là người như thế nào? Tại sao khách lại muốn học “Tử Trường” khi đến thăm sông Bạch Đằng?
- Trước cảnh sông nước Bạch Đằng, khách đặc biệt chú ý đến những gì?
- Từ cảnh ấy, ta thấy tâm tranh tác giả ra sao?
- Trùng Hưng:niên hiệu vua Trần Nhân Tông.
- Sự khốc liệt của chiến tranh
“Aùnh nước chiều hôm màu đỏ ké
Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô”
(Bạch Đằng giang – Trần Minh Tông)
- “Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết
Nửa do sông núi, nửa do người” (Nguyễn Sưởng – Bạch Đằng giang)
- Qua lời thuật của nhân vật bô lão, những chiến thắng trên sông Bạch Đằng được gợi lên như thế nào? Những hình ảnh, điển tích được sử dụng có hợp với sự thật lịch sử không? Tất cả đã diễn tả tài trí của vua tôi nhà Trần ra sao?
- Nguyên nhân cuộc chiến thắng là gì?
- Kết thúc đoạn 2, vì sao tác giả viết “ Đến chơ sông chừ hổ mặt – Nhớ người xưa chừ lệ chan” ?
- Theo em điểm cốt lõi làm nên chiến công là đâu?
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Trương Hán Siêu ( ? – 1354)
- Tự là Thăng Phủ
- Quê: xã Phúc Thành, Huyện Yên Ninh, Ninh Bình.
- Từng làm môn khách của Trần Hưng Đạo. Sau làm quan dưới bốn triều Trần Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông.
- Là người cương trực, học vấn uyên thâm. Là người vừa có tài chính trị, vừa có tài văn chương. Được mọi người kính trọng (vua cũng gọi là Thầy).Oâng được thờ ở Văn Miếu.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy, nơi đã ghi dấu chiến công của Ngô Quyền (938) đánh quân Nam Hán giết Lưu Hoàng Thao và năm 1288 Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mông bắt sống Ô Mã Nhi. Trương Hán Siêu đang lúc là trọng thần của triều nhà Trần có dịp dạo sông Bạch Đằng đã làm bài thơ này (khoảng 50 năm sau cuộc chiến chống quân Nguyên).
b. Thể loại:
- Tác phẩm được viết theo thể Phú (một thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Quốc)
- Phú: nghĩa là bày tỏ ra, là một thể văn vần thường dùng để tả cảnh vật, phong tục..có 4 loại:
Cổ phú (cổ thể) : hình thức: chủ – khách đối đáp, cuối bài thường kết lại bằng một bài thơ.
Bài phú: hình thức câu văn 4 chữ, 6 chữ, 8 chữ sóng đôi nhau.
Luật phú (phú Đường luật): được đặt ra từ đời Đường có vần có đối có luật bằng trắc.
Văn phú:xuất hiện từ đời Tống, tương đối tự do, thường dùng văn xuôi.
Þ Bạch Đằng giang phú thuộc phú cổ thể và có phần theo điệu Sở từ (một lối thơ cổ Trung Quốc có đệm tiếng “Hề” trong câu, đây dịch là “Chừ”)
c. Hệ thống cấu tứ:
Tác phẩm được viết theo lối kể chuyện, một vị khách going thuyền chơi sông , qua nhiều cảnh đẹp đến sông Bạch Đằng, nghe các bô lão địa phương kể về những chiến công ngày trước trên dòng sông, hết lời kể thì các bô lão cất lời ca và khách cũng ca nối tiếp có tính chất liên ngâm. Có hai tuyến nhân vật:
Khách: có thể là một người nào đó, hay cũng có thể đó chính là tác giả.
Bô lão : địa phương.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Đoạn 1 : Sự thích thú và cảm xúc của người khách khi đi du ngoạn:
- Mở đầu tác phẩm, nhân vật khách xuất hiện với đặc điểm nổi bật của tính cách: phóng khoáng. Khách rất ham thích du ngoạn: gương buồm going gióSử dụng biện pháp liệt kê : kể tên những địa danh tác giả đã đi qua
- “Sáng.. chiều”:2 thời gian gần, 2 địa danh cách xa nhau khách đi đó đi đây. Một không gian rộng lớn bao la, một thời gian không xác định dường như vị khách ấy đã đi khắp nơi mà “Tráng chí bốn phương” vẫn còn chưa thỏa
- Nhưng ở vị khách này, không chỉ đi dạo chơi ngắm cảnh đẹp của đất trời thiên nhiên mà còn tìm đến những nơi có chiến công oanh liệt: Bạch Đằng. Sử dụng điển tích “Tử Trường”:khẳng định ước mơ được đi nhiều để hiểu rông của tác giả.
- Đảo ngữ, so sánh :
“Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu”
® Phong cảnh trước mắt tác giả vừa hùng vĩ cũng vừa nên thơ. Song cũng thật ảm đạm và hiu hắt bởi hình ảnh “gò đầy xương khô” dấu tích của chiến tranh tàn khốc. Một cảm giác buồn bã, vắng lặng thông qua từ láy “đìu hiu”
- Tâm trạng người khách:
Vui: vui vì đã được đến với dòng sông lịch sử, vui với cảnh sông nước mênh mông, có thuyền xuôi ngược nhịp nhàng của một đất nước thái bình
Buồn: vì sự tàn khốc của chiến tranh, tiếc thương cho những người đã khuất. Vì cảnh chiến trường xưa, chiến thắng oan liệt còn đáng tự hào sao nay lại trơ trọi hoang vu và hiu quạnh.
® Phong cảnh sông Bạch Đằng to rộng, hoành tráng song ảm đạm và hiu quạnh. Từ tâm trạng phơi phới tràn đầy hào khí đã bị sự tác động của hoàn cảnh trở nên vừa vui vừa buồn, vừa tự hào vừa nhớ tiếc, tâm trang trầm lắng suy tư “đứng lặng giờ lâu”
2. Đoạn 2: Trận Bặch Đằng qua lời kể của các bô lão.
a. Các bô lão: đã đến với khách với tư cách đại diện cho nhân dân địa phương, với sự tôn kính khách và nhiệt tình hăm hở kể về những chiến công xưa.
b. Nội dung và thái độ cảm xúc trong lời kể của các bô lão.
- Kể về chiến tích: “ Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” và “Ngô chúa phá Hoàng Thao” nhưng chính vẫn là chiến tích của Trùng Hưng, lời kể theo trình tự thời gian.
- Diễn biến của tình hình và thế trận:
Thế trân giằng co: “Thuyền bè muôn độigiáo gương sáng chói”, quân ta ra quân với khí thế hào hùng.
Trận đánh ác liệt: “Aùnh nhật nguyệt chừ phải mờ. Bầu trời đất chừ sắp đổi.
Hình ảnh giặc: thế cường, hung bạo, quỷ quyệt, chước dối. “chúng tưởng gieo roi một lần, quét sách nam bang bốn cõi” ® kiêu ngạo, khoát lác ® khi bại trận càng nhục nhã hơn, đến nỗi nước sông chảy hoài mà nỗi nhục ấy vẫn không tẩy sạch.
® Thái độ và giọng điệu của các bô lão khi kể về chiến công đầy tự hào, lời kể súc tích, đầy cảm hứng như chính người trong cuộc, sử dụng những câu dài ngắn khác nhau một cách sinh động, câu dài gợi lên không khí trang nghiêm, dõng dạc. Câu ngắn gợi không khí gấp gáp, sự căng thẳng của chiến cuộc.
- Nguyên nhân của chiến thắng:
Đất đai hiểm trở
Vua hiền tướng giỏi
Tướng sĩ một lòng
Nhân dân anh hùng
3. Bài ca tổng kết:
- Tuyên ngôn về chân lý: Bất nghĩa thì tiêu vong
Anh hùng thì lưu danh
® sự vĩnh hằng của chân lý này như chính sự bất biến của dòng sông Bạch Đằng ngày đêm “cuồn cuộn tuôn về biển Đông”
- Khách bổ sung thêm vào lời bình của các bô lão:
Ngợi ca công đức của hai vị thánh đời Trần, khẳng định sức mạnh của dân tộc, của sự chính nghĩa.
“Đức cao” cái cốt lõi làm nên bao cuộc chiến thắng.
® Tâm trạng chuyển biến từ buồn đau, nuối tiếc sang hân hoan , phơi phới. Hơi văn êm ái và sâu lắng, có sức âm vang.
III. Tổng kết:
Giá trị của “Bạch Đằng giang phú” là ở chỗ không chỉ làm sống lại hào khí chiến thắng của trận Bạch Đằng mà còn làm sáng lên những chân lý muôn đời của dân tộc. Bài thơ là một thành công xuất sắc dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh thần yêu nước dồi dào với tâm hồn tài năng của tác giả.
C. Củng cố:
- Thông qua lời kể của các bô lão, em thấy hào khí Đông A được thể hiện như thế nào?
- Bài học giữ nước được trương Hán Siêu đúc kết ra sao?
D. Dặn dò: Học thuộc lòng 1 đoạn mà anh chị thích nhất trong bài phú.
File đính kèm:
- 40. BACH DANG GIANG PHU.doc