Giáo án Mỹ thuật Lớp 6 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu bài học :

 1KT: -HS biết cách trang trí một đường diềm theo trình tự các bước đầu tập tô màu theo hòa sắc nóng, lạnh.

 2KN: -HS vẽ và tô màu được một đường diềm theo ý thích.

II. Chuẩn bị :

 -Giáo viên : Một số đường diềm mẫu minh họa.

 -Học sinh : Sưu tầm đường diềm (tùy loại), dụng cụ vẽ.

 -Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập

III. Tiến trình :

 -On định. (1)

 -Nhận xét bài vẽ trước, kiểm tra dụng cụ vẽ.(2)

 -Bài dạy.(42)

 

doc79 trang | Chia sẻ: thaiphong | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 6 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(TUAN 1) Tiết 1 Bài 1 : Vẽ trang trí CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. Mục tiêu bài học : 1KT: -HS nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm của các họa tiết dân tộc miền xuôi và miền núi. 2KN: -HS vẽ đựơc một số họa tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích. II. Trọng tâm : -Vẽ được họa tiết theo các bước. III. Chuẩn bị : -Giáo viên : Một số hình vẽ họa tiết mẫu minh họa. -Học sinh : Sưu tầm một số họa tiết, dụng cụ vẽ. -Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập IV. Tiến trình : -Oån định.(1m) -Hướng dẫn chuẩn bị theo yêu cầu môn học.(4m) -Bài dạy. Giáo viên Học sinh Ghi bảng Vào bài (1m) ?Em đã được thấy những hình ảnh trong SGK ở đâu? ?Những hình ảnh đó được gọi là gì? GV củng cố trên phần trả lời của HS (ghi tựa). HĐ 1 : HD quan sát nhận xét (7m) @Xem hình SGK tr 73. ?Những hình ảnh đó giống những sự vật gì ? ?Cách sắp xếp của chúng thế nào ? ?Em hãy nhận xét về đường nét, màu sắc được diễn tả như thế nào ? ?Tại sao các đường nét lại có sự khác nhau ? ?Hiện nay chúng còn được sử dụng hay không ở lĩnh vực nào? GV củng cố -Các hình ảnh giống hoa lá, chim muông, lửa -Họa tiết được sắp xếp cân đối, hài hòa, thường đối xứng qua trục ngang, dọc. -Đường nét có cong, thẳng, uốn lượn, gấp khúc. Màu sắc đơn giản nhưng tạo cảm giác khắc sâu khi nhìn. Chủ yếu là hình kỉ hà, đơn giản và có tính cách điệu cao. -Đường nét khác nhau do bản sắc của mỗi dân tộc có điều kiện, hòan cảnh sống, suy nghĩ, tư duy khác nhau. GD tư tưởng : Tuy có sự khác nhau về đường nét hay màu sắc, nhưng chúng đều mang giá trị nghệ thuật rất cao. Liên hệ thực tế: Ngày nay chúng vẫn được sử dụng trong các ngành may mặc, thời trang, gốm sứ, xây dựng chủ yếu trên gỗ , đá @HD xem hình minh họa SGK HĐ 2: HD cách chép họa tiết trang trí (10m) @Mời 4 HS lên bảng vẽ thử họa tiết. @Mời lớp nhận xét ?Các bạn vẽ có giống mẫu không ? ?Các bạn đã tiến hành như thế nào ? GV củng cố -Muốn vẽ nhanh, giống mẫu cần tiến hành các bước : +Quan sát, nhận xét, +Vẽ phác khung hình, đường trục (hình cân đối) +Vẽ phác nét thẳng +Vẽ chi tiết hòan thiện, tô màu. @HD xem trực quan. HĐ 3 : HD thực hành (18m) -Chép một họa tiết trang trí ở SGK mà em thích HĐ 4 : Đánh giá kết quả (3m) -Chọn 1 số bài vẽ được hoặc chưa được cho lớp nhận xét, GV củng cố. HĐ 5 : HD về nhà (1m) -Hoàn thành bài vẽ -Đọc và trả lời câu hỏi bài 2 SGK. Trả lời Trả lời Vẽ thử Thực hành Ghi tựa bài 1 I.Quan sát nhận xét -Họa tiết DT làcác hình hoa lá, chim muông -Thường kết hợp bởi các hình kỉ hà. -Màu sắc rực rỡ hoặc trầm, êm. -Sắp xếp hài hòa, cán đối hoặc đối xứng qua trục. II.Cách chép: +Quan sát, nhận xét, +Vẽ phác khung hình, đường trục +Vẽ phác nét thẳng +Vẽ chi tiết hòan thiện, tô màu. Thực hành: -Chép một họa tiết trang trí ở SGK mà em thích Về nhà : -Hoàn thành bài vẽ -Đọc và trả lời câu hỏi bài 2 SGK. Mỗi nhóm sưu tầm về các hiện vật MT thời kì cổ đại của Việt Nam (TUAN 2) Tiết 2 BÀI 2 : TTMT SƠ LỰƠC VỀ MTVN THỜI KÌ CỔ ĐẠI I. Mục đích yêu cầu : 1KT: -HS củng cố thêm kiến thức về lịch sử VN thời kì cổ đại. 2KN: -HS hiểu thêm về giá trị thẩm mĩ của người Việt cổ thông qua các sản phẩm MT. II. Chuẩn bị : -Giáo viên : Lịch sử MTVN, ĐDDH mĩ thuật 6. -Học sinh : Tìm hiểu kiến thức SGK theo câu hỏi. -Phương pháp : Diễn giảng , trực quan, vấn đáp III. Tiến trình ; -Oån định lớp.(1’) -Nhận xét bài vẽ trước, kiểm tra dụng cụ học tập.(2’) -Bài dạy (42’) Giáo viên Học sinh Ghi bảng Vào bài (1’) : VN cũng như cá nuớc có nền văn minh sớm khác cũng có những thành tựu nhất định về MT, chùng ta cùng tìm hiểu sơ lược về MTVN thời kì cổ đại (ghi tựa). HĐ 1 : Tìm hiểu vài nét về lịch sử (5’) ?Em biết gì về thời kì đồ đá ? Thời kì này còn gọi là thời kì gì ? ?Thời kì đồ đồng còn gọi là thời kì gì ? GV củng cố -Thời kì đồ đá còn gọi là thời kì nguyên thủy, gồm thời kì đồ đá cũ và đồ đá mới, với các hiện vật phát hiện ở núi Đọ (Thanh Hóa – đồ đá cũ), và nền văn hóa Bắc Sơn (miền núi phía bắc). -Thời kì đồ đồng gồm bốn giai đọan kế tiếp nhau : Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn, văn hóa Đông sơn phát triển đạt đỉnh cao, thời kì này cũng gọi là thời kì của các vua Hùng. *Hai thời kì trên đã vẽ lên bức tranh về nền MT VN cổ đại trải dài đến ngày nay. HĐ 2 : Tìm hiểu về MT thời kì đồ đá (15’) @Mời đọc SGK P.II ?Những hình vẽ thời kì đầu của con người mang ý nghĩa gì ? ?hình vẽ mặt người hang Đồng Nội-Hòa Bình có ý nghĩa gì không? ?Các viên đá cuội hình mặt người mang ý gì ? GV củng cố trên phần trả lời của các nhóm. -Hình vẽ thời kì đầu mang ý nghĩa thông tin cho nhau. -Hình mặt người ở hang Đồng Nội đánh dấu giai đọan phát triển nền MTVN thời kì cổ đại – thời kì đồ đá mới – thời kì đầu của nền MTVN. Hình mặt người chữ điền, lông mày rậm, miệng rộng mang dậm chất nam giới, các khuôn mặt được vẽ sừng như những nhân vật được hóa trang giống vật tổ. -Các viên đá cuội hình mặt người tìm thấy ở Na-Ca –Thái Nguyên, nói đến sự phát triển của MT cổ đại VN đạt đến trình độ nhất định về tạo hình, thể hiện tâm trạng buồn vui rõ rệt. Một số công cụ khác bằng đá cũng có hình trang trí tìm thấy ở Phú Thọ, Hòa BìnhChủ yếu là hoa văn hình học, chữ S *Nhìn chung : Các vật dụng bằng đá được tìm thấy đã thể hịên rõ sự tiến bộ, phát triển của nền MT thời kì đồ đá. HĐ 3 : Tìm hiểu vài nét về MT đồ đồng (15’) @Theo dõi SGK tiếp P.II. ?MT cổ đại tiến bộ vượt bậc do đâu ? ?Những hiện vật chất liệu bằng kim lọai được tìm thấy có những gì ? ?Dựa vào đặc điểm nào mà ta có thể biết chúng thuộc các thời kì nào ? ?MT thời kì Đông Sơn có gì tiêu biểu ? ?Em hãy mô tả mặt trống đồng Đông Sơn chạm khắc hình ảnh gì ? GV củng cố : -MT cổ đại phát triển vượt bậc do sự phát hiện ra chất liệu kim lọai đồng, sau là sắt. -Các dụng cụ tìm thấy cũng được chạm khắc : Rìu, dao găm, giáo, thạp, thố, mũi lao -Dựa vào trình độ đúc đồng, các nhà khảo cổ có thể xác định được các vật dụng thuộc thời kì đồ đồng Đồng Đậu, Phùng Nguyên, Gò Mun hay thời Đông Sơn. -MT thời Đông Sơn tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa) bên bờ sông Mã, được phát hiện vào năm 1924. *Nghệ thuật chạm khắc đồng thời Đông Sơn đạt đến trình độ cao về đúc, chạm khắc đồng. Trên mặt trống đồng Đông Sơn được trang trí những vòng tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa, trên tang trống trang trí hoa văn hình học đan xen hoa văn chữ S, cùng với họat động của con người, chim thú rất nhuần nhuyễn và hợp lí. Những họat động của con người đều thống nhất với chuyển động ngược chiều kim đồng hồ, vòng quay tự nhiên. *Kết luận : Đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật của thời kì đông Sơn là hình ảnh con người. +Việt Nam thời kì cổ đại có một nền MT phát triển liên tục mà đỉnh cao là nghệ thuật Đông Sơn. HĐ 4 : Đánh giá kết quả (5’) ?Thời kì đồ đá để lại dấu ấn gì ? ?Vì sao trống đồng Đông Sơn là đỉnh cao cho MTVN thời kì cổ đại ? GV củng cố trên phần trả lời của HS. HĐ 5 : HD về nha (1’)ø -Xem trước bài 3 SGK. -Sưu tầm một số tranh các lọai. Trả lời Thảo luận N 1,2 N 3,4 N5,6 Trình bày Trả lời Ghi Ghi tựa bài 2 I.Vài nét bối cảnh LS: Xem SGK tr.76. II.Sơ lược MT cổ đại : -Hình mặt người ở hang Đồng Nội đánh dấu giai đọan phát triển nền MTVN thời kì cổ đại – thời kì đồ đá mới – thời kì đầu của nền MTVN. Với hoa văn hình học, chữ S được trang trí chủ yếu. -Các vật dụng bằng đá được tìm thấy đã thể hịên rõ sự tiến bộ, phát triển của nền MT thời kì đồ đá. Thời đồ đồng: -MT cổ đại phát triển do sự phát hiện ra chất liệu kim lọai đồng, sau là sắt. -MT thời Đông Sơn tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn, được phát hiện vào năm 1924. bên bờ sông Mã (Thanh Hóa) SGK tr.78 *Nghệ thuật chạm khắc đồng thời Đông Sơn đạt đến trình độ cao về đúc, chạm khắc đồng. *Đặc điểm : -Quan trọng trong nghệ thuật của thời kì Đông Sơn là hình ảnh con người. -Việt Nam thời kì cổ đại có một nền MT phát triển liên tục mà đỉnh cao là nghệ thuật Đông Sơn. Về nhà: -Xem trước bài 3 SGK. -Sưu tầm một số tranh các lọai. (TUAN 3) Tiết 3 Bài 3 : Vẽ theo mẫu SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN I. Mục tiêu bài học : 1KT: -HS hiểu những luật cơ bản của luật xa gần. 2KN: -HS biết vận dụng luật xa gần trong quan sát, nhận xét hình ảnh trong các bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh. II. Chuẩn bị : -Giáo viên : Một số hình minh họa. -Học sinh : Dụng cụ vẽ, xem trước bài SGK, sưu tầm tranh ảnh. -Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập. III. Tiến trình : -Oån định lớp.(1’) -Nhận xét bài vẽ trước, kiểm tra dụng cụ vẽ.(2’) -Bài dạy (42’) Giáo viên Học sinh Ghi bảng Vào bài (2’) : @Cho HS xem trực quan ?Em hãy nhận xét hình quả bóng ở H1,2. GV củng cố. (ghi tựa) HĐ 1 : HD HS quan sát, nhận xét (10’) @HD xem hình SGK. ?Em hãy nhận xét các hàng cột trong ảnh 1. ?Vì sao lại có sự thay đổi như vậy ? ?Ngoài các hàng cột thay đổi còn có những gì thay đổi nữa ? GV củng cố -Các hàng cột thấp dần so với hàng cột đầu. -Đây là ảnh chụp mà có sự thay đổi, như vậy khi nhìn hình ảnh ở vị trí gần thì hình cao, to, rộng, rõ. Ngược lại, ở vị trí xa thì hình nhỏ, hẹp, mờ, thấp. -Ngoài các hàng cột còn có đường ray xe lửa, trần hầm đường ray, các mặt tường Cũng thay đổi tùy theo vị trí xa gần. @Tóm lại : Vật cùng loại khi nhìn vật ở vị trí gần thì hình cao, to, rộng, rõ. Ngược lại, ở vị trí xa thì hình nhỏ, hẹp, mờ, thấp. Hay nói cách khác mọi vật luôn thay đổi khi nhìn theo xa, gần. ?Vật nào dù ở vị trí xa hoặc gần đều không thay đổi hình dáng ? Củng cố : Quả bóng hay khối cầu dù nhìn ở vị trí nào cũng khống thay đổi hình dáng. Nhưng thay đổi kích thước. @HD xem hình SGK, xem trực quan. HĐ 2 : Tìm hiểu những điểm cơ bản luật xa gần (24’) @HD xem hình 2,3 SGK. Đường tầm mắt : ?Hãy nhận xét hình giữa bầu trời và mặt đất có gì đặc biệt ? ?Đường nằm ngang đó có phải là đường cố định. ?Đường ngang đó được gọi là gì ? ?Vị trí của đường tầm mắt phụ thuộc vào đâu ? GV củng cố trên cơ sở nhóm trả lời. -Có một đường nằm ngang phân chia giữa bầu trời mặt đất. -Đường nằm ngang đó không cố định, nó chỉ là đường tưởng tượng, khi vẹ tranh cần trú ý để điều chỉnh hình với vị trí ở gần hoặc ở xa. -Đường nằm ngang được gọi là đường chân trời hay đường tầm mắt. -Đường tầm mắt phụ thuộc vị trí người nhìn; có thể ở gần hoặc ở xa. Như vậy đường tầm mắt có thể thấp hay cao tuỳ thuộc vị trí người nhìn. (Các hình ở dưới tầm mắt thì hướng lên, còn ở trên tầm mắt thì hướng xuống. @Xem hình 4 SGK : ?Em hãy nhận xét hình 4 có những khác biệt gì . @Củng cố : Chú trọng khi vẽ theo mẫu cần nắm được vị trí mẫu nằm trên hay dưới tầm mắt để vẽ cho đúng. Điểm tụ : @HD xem hình 5 SGK. ?Em hãy nhận xét các hình ở hình 5 có gì đặc biệt ? ?Điều đó mang lại gì cho ta ? GV củng cố -Có nhiều đường hướng về giữa, dưới hướng lên, trên hướng xuống, trái phải hướng vào trung tâm. -Cuối cùng chúng gặp nhau, điểm chúng gặp nhau đó gọi là điểm tụ. @Tóm lại : Khi vẽ ta cần chú ý : +Hình ảnh ở gần mắt : Cao, to, rõ, rộng. +Hình ảnh ở xa mắt : thấp, hẹp, mờ, nhỏ. +Các đường song song mặt đất càng xa chúng càng thu hẹp thấp dần và hướng về tầm mắt tụ về một điểm, đó là điểm tụ. @HD xem hình SGK, trực quan. HĐ 3 : Đánh giá kết quả (5’) @Cho HS thảo luận trên một số tranh ảnh liên quan đường tầm mắt, điểm tụ. GV củng cố trên kết quả các nhóm. HĐ 4 : HD về nhà (1’) -Trả lời Trả lời N 1,2 N 3 N 4,5 N 6 Thảo luận -Trình bày Ghi Ghi tựa bài 3 I. Quan sát nhận xét : -Vật cùng loại khi nhìn vật ở vị trí gần thì hình cao, to, rộng, rõ. Ngược lại, ở vị trí xa thì hình nhỏ, hẹp, mờ, thấp. Hay nói cách khác mọi vật luôn thay đổi khi nhìn theo xa, gần. -Quả bóng hay khối cầu dù nhìn ở vị trí nào cũng khống thay đổi hình dáng. II. Đường tầm mắt, điểm tụ : Đường tầm mắt : -Đường nằm ngang được gọi là đường chân trời hay đường tầm mắt. -Đường tầm mắt phụ thuộc vị trí người nhìn. (Các hình ở dưới tầm mắt thì hướng lên, còn ở trên tầm mắt thì hướng xuống. Điểm tụ : -Các đường song song mặt đất càng xa chúng càng thu hẹp thấp dần và hướng về tầm mắt tụ về một điểm, đó là điểm tụ. Về nhà: -Xem trước bài 4. (TUAN 4) Tiết 4 Bài 4 : Vẽ theo mẫu CÁCH VẼ THEO MẪU. MINH HỌA BẰNG BÀI VTM CÓ DẠNG HÌNH HỘP VÀ HÌNH CẦU (TIẾT 1) I. Mục tiêu : 1KT: -HS hiểu khái niệm VTM và cách tiến hành bài vẽtheo mẫu. 2KN: -HS biết vận dụng phương pháp chung vào bài vẽ theo mẫu, đặc biệt là kiến thức về luật xa gần. II. Chuẩn bị : -Giáo viên : Một số hình minh họa về bố cục, các bước minh hoạ bảng -Học sinh : Dụng cụ vẽ, xem trước bài SGK. -Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập. III. Tiến trình : -Oån định lớp. -Kiểm tra kiến thức bài cũ, dụng cụ vẽ. ?Thế nào là nhìn theo xa, gần ? ?Đường tầm mắt, điểm tụ là gì ? -Bài dạy Giáo viên Học sinh Ghi bảng Vào bài (1’) : Các em đã thực hành, luyện tập chép hoạ tiết trang trí dân tộc. Để nắm rõ hơn về cách vẽ, chúng ta cùng nghiên cứu cách vẽ theo mẫu ở tiết này. (ghi tựa). HĐ 1 : Tìm hiểu khái niệm “vẽ theo mẫu”(8’) @HD xem HS vẽ mẫu trên bảng, hình mẫu. ?Nhận xét các bạn vẽ cái gì trước ? ?Vẽ từng chi tiết, từng bộ phận có đúng không ? ?Vậy phải vẽ như thế nào ? ?Tại sao cái ca lại không được vẽ giống nhau ? GV củng cố -Vẽ từng chi tiết sẽ không có hiệu quảcao, dễ làm lệch hình, cấu trúc bố cục rời rạc. -Phải vẽ từ tổng thể, từ hình bao quát đến chi tiết, từng bộ phận và phải luông quan sát mẫu. -Cái ca được vẽ không giống nhau vì nó được vẽ ở nhiều vị trí nhìn khác nhau (minh hoạ giải thích). ?Vẽ theo mẫu là vẽ thế nào ? @Kết luận : Vẽ theo mẫu là vẽ mẫu bày trước mặt, vẽ từ tổng thể đến chi tiết, từ cái chung đến các bộ phận, tuỳ vị trí nhìn mà hình có thể thay đổi. @Xem một số hình mẫu. HĐ 2 : HD cách vẽ (10’) @Mời đọc P.II tr 82, mời HS vẽ thử. ?Nhận xét bạn tiến hành vẽ thế nào ? ?Hãy nhắc lại cách chép hoạ tiết dân tộc ? ?Cách vẽ theo mẫu giống với cách chép hoạ tiết ở những bước nào, khác ở những bước nào ? GV củng cố , giải thích. -Cách chép : +Quan sát. +Phác khung, phác trục.(khung hình chung, riêng) +Vẽ hình bằng nét thẳng. +Vẽ chi tiết (nét cong ,lượn..) +Tô màu. -Vẽ theo mẫu khác ở bước thay vì tô màu theo mảng thì VTM lại diễn tả độ đậm nhạt. @HD xem trực quan. ?Vẽ đậm nhạt khác như thế nào ? GV củng cố trên cơ sở HS trả lời. -Quan sát hướng ánh sáng chính chiếu tới mẫu. -Phác mờ những mảng sáng, đậm vừa, trung gian, đậm nhất (mục đích để ghi nhớ) -Dùng các nét tùy cấu trúc mẫu : Thẳng, cong, nghiêng, ngang, ngắn, dài -Vẽ bao quát các mảng, các mẫu (toàn bài vẽ) sau đó đi sâu vào diễn tả cho đến khi giống với vật mẫu về cấu trúc, hình khối. -Tuỳ chất liệu của mẫu mà diễn tả các nét bút to nhỏ, nhám, nhuyễn khác nhau. @Cho HS xem trực quan. HĐ 3 : HD thực hành (16’) - Vẽ Khối trụ, khối cầu trên A 4, vẽ đậm nhạt chì đen HĐ 4 : Đánh giá kết quả (3’) -Chọn một số bài với các vị trí có bố cục khác nhau cho lớp nhận xét, GV củng cố. HĐ 5 : HD về nhà (2’) -Bày mẫu tại nhà, quan sát độ đậm nhạt của mẫu theo từng chất liệu, từng vị trí, ánh sáng Ghi Tựa (Thảo luận) Trả Lời Thực Hành Ghi Ghi tựa bài 4 I. Quan sát nhận xét : -Vẽ theo mẫu là vẽ mẫu bày trước mặt, vẽ từ tổng thể đến chi tiết, từ cái chung đến các bộ phận, tuỳ vị trí nhìn mà hình có thể thay đổi. II.Cách vẽ : +Quan sát. +Phác khung, phác trục.(khung hình chung, riêng) +Vẽ hình bằng nét thẳng. +Vẽ chi tiết (nét cong ,lượn..) Vẽ đậm nhạt : -Quan sát hướng ánh sáng chính chiếu tới mẫu. -Phác mờ những mảng sáng, đậm vừa, trung gian, đậm nhất (mục đích để ghi nhớ) -Dùng các nét tùy cấu trúc mẫu : Thẳng, cong, nghiêng, ngang, ngắn, dài -Vẽ bao quát các mảng, các mẫu (toàn bài vẽ) sau đó đi sâu vào diễn tả cho đến khi giống với vật mẫu về cấu trúc, hình khối. -Tuỳ chất liệu của mẫu mà diễn tả các nét bút to nhỏ, nhám, nhuyễn khác nhau. -Thực hành : (Tích hợp lý thuyết VTM vào bài thực hành) Vẽ Khối trụ, khối cầu trên A 4, vẽ đậm nhạt chì đen Về nhà: -Bày mẫu tại nhà, quan sát độ đậm nhạt của mẫu theo từng chất liệu, từng vị trí, ánh sáng (TUAN 5) Tiết 5 Bài 5 : Vẽ theo mẫu (Mẫu có dạng hình hộp&hình cầu) VẼ KHỐI HỘP – KHỐI CẦU (tiết 2) I. Mục tiêu bài học: 1KT: -HS biết phân biệt độ đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu : đậm, đậm vừa, nhạt và sáng. 2KN: -HS phân biệt được các mảng đậm nhạt theo cấu trúc hình trụ và hình cầu. II. Chuẩn bị : -Giáo viên : Một số hình minh họa về bố cục đậm nhạt. -Học sinh : Dụng cụ vẽ. -Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập. III. Tiến trình ; -Oån định lớp (1’) -Nhận xét hình vẽ trước, kiểm tra dụng cụ vẽ (2’) -Bài dạy (42’) Giáo viên Học sinh Ghi bảng Vào bài (1’) : Các em đã thực hành vẽ hình ở tiết trước, tiết này tiến hành vẽ đậm nhạt bằng chì đen. (ghi tựa) (bày mẫu). HĐ 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét (5’) @HD xem hình SGK 106. ?Hãy nhận xét bố cục mẫu đẹp và hợp lí chưa ? ?Vật mẫu đặt ở vị trí trên hay dưới tầm mắt nhìn ?Tỉ lệ chiều cao của lọ so với quả mấy phần mấy ? ?Tỉ lệ chiều ngang của lọ so với quả mấy phần mấy ? ?Với bố cục trên ta vẽ vào tờ giấy đặt dọc hay ngang ? Vì sao ? @HD xem mẫu ?Em hãy nhận xét độ đậm nhạt hình ở SGK. ?Em nhận xét hướng ánh sáng chính từ hướng nào. ?Em nhận thấy độ đậm trên hình trụ với độ đậm trên hình cầu khác nhau thế nào ? vì sao ? ?Trước khi vẽ đậm nhạt ta làm gì ? GV củng cố trên cơ sở HS trả lời @HD xem minh họa. HĐ 2 : HD cách vẽ (8’) @Cho HS xem trực quan – (cách vẽ đã hop5c ở bài 4) : ?Bài vẽ theo mẫu gồm mấy bước ? Kể tên ? ?Em nhận xét ánh sáng chiếu tới mẫu từ hướng nào. ?Em nhận thấy độ đậm ở cái cốc, quả. ?Trước khi vẽ đậm nhạt ta làm gì ? ?Phác mảng đậm nhạt nhằm mục đích gì ? GV củng cố trên cơ sở HS trả lời -Các bước vẽ theo mẫu : +Vẽ phác khung hình chung. +Vẽ phác nét thẳng. +Vẽ chi tiết. +vẽ đậm nhạt. @HD nhìn mẫu diễn giải. @HD xem minh họa. HĐ 3 : HD thực hành (24’) Vẽ Khối trụ, khối cầu trên A 4, vẽ đậm nhạt chì đen. HĐ 3 : Đánh giá kết quả (3’) -Chọn một số bài với các vị trí thể hiện đậm nhạt khác nhau cho lớp nhận xét, GV củng cố. HĐ 4 : HD về nhà (1’) -Hoàn thành bài vẽ. Xem, trả lời câu hỏi bài 6 SGK Ghi tựa Bày mẫu Thảo luận Trả lời Thực hành Ghi Ghi tựa bài 5 I. Quan sát nhận xét : (xemSGK) II.Cách vẽ : -Vận dụng như bài 4 -Thực hành :Vẽ Khối trụ, khối cầu trên A 4, vẽ đậm nhạt chì đen. Về nhà: -Hoàn thành bài vẽ. Xem, trả lời câu hỏi bài 6 SGK (TUAN 6) Tiết 6 BÀI 6 : VẼ TRANH CÁCH VẼ TRANH. ĐỀ TÀI HỌC TẬP (TIẾT 1) I. Mục tiêu: 1KT: -HS nắm được kiến thức cơ bản về tìm nội dung và thể hiện bố cục tranh. 2KN: -HS hiểu và vẽ được một bức tranh theo đề tài. II. Chuẩn bị : -Giáo viên : Một số tranh và minh họa số bố cục. -Học sinh : Dụng cụ vẽ, tranh sưu tầm. -Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập. III. Tiến trình : -Oån định lớp. (1’) -Nhận xét bài vẽ trước, kiểm tra dụng cụ vẽ.(3’) -Bài dạy (41’) Giáo viên Học sinh Ghi bảng Vào bài (2’) : HD HS xem tranh. ?Hãy phân loại những bức tranh trên, nó thể hiện gì ? GV củng cố (ghi tựa). HĐ 1 : Nội dung tranh (8’) Câu hỏi thảo luận : ?Em hiểu thế nào là tranh đề tài ? Cho ví dụ. Khái niệm : Tranh đề tài là tranh vẽ những hoạt động, những hình ảnh nhưng tất cả các hoạt động hình ảnh ấy đều nhắm đến một đề tài nhất định. Nêu ví dụ @Cho HS xem trực quan. Tìm ,chọn nội dung : ?Nội dung (chủ đề) tranh là gì ? ?Một đề tài có mấy nội dung (chủ đề) ? GV củng cố . -Nội dung (chủ đề) tranh là những hình ảnh nêu ra ý nghĩa của một vấn đề mà ta muốn đề cập thông qua hình ảnh. -Một đề tài có nhiều nội dung (chủ đề), nhưng một nội dung (chủ đề) chỉ thuộc một đề tài mà thôi. Nêu ví dụ: Đề tài trường học, bộ đội, gia đình, ngày nhà giáo Việt Nam, môi trường, phong cảnh. HĐ 2: HD cách vẽ (12’) Bước 1 : Tìm bố cục : ?Em hiểu thế nào về bố cục ? GV củng cố -Bố cục là sự sắp xếp hình ảnh sao cho hợp lí. -Bố cục tranh thường có mảng chính (nêu bật đề tài, gây chú ý mạnh cho người xem. Có mảng phụ (hỗ trợ và làm phong phú cho tranh thêm sinh động). -Bố cục có mảng trống, cao, thấp, ngắn, dài, cong, thẳng. @Lưu ý : Mảng chính là vị trí được vẽ hình ảnh chính. @HD xem trực quan, giải thích. Bước 2 : Vẽ hình : ?Em hãy nhận xét hình vẽ trong tranh thể hiện thế nào ? GV củng cố : -Qua mảng chính, phụ đó ta vẽ hình vào có dáng độn, dáng tĩnh, các nhân vật trong tranh cần có liên hệ với nhau, hợp lí, thống nhất. @HD xem trực quan Bước 3 : Vẽ màu : ?Màu sắc được thể hiện thế nào trong tranh ? GV củng cố : -Màu sắc cần phù hợp với không gian cảnh vật, hài hoà thống nhất (theo gam màu). Đặc biệt màu được diễn tả theo cảm xúc của người vẽ. @HD xem trực quan. @Kết luận : +Tìm, chọn nội dung đề tài. (chúng ta đã tìm hiểu qua phần I. +Phác mảng bố cục : Hình ảnh chính,phụ. +Vẽ hình : Chú ý từng động tác, dáng vẻ của nhân vật trong tranh tuỳ theo từng chủ đề, làm nổi bật hoạt động của con người. +Vẽ màu : Tuỳ không gian, hình ảnh diễn tả màu theo cảm xúc, chất liệu màu tuỳ chọn : Màu nước, sáp, chì màu, bút dạ @HD xem trực quan. HĐ 3 : Hướng dẫn thực hành. (14’) - Vẽ tranh với đề tài học tập. HĐ 4 : Đánh giá kết quả (4’) -Chọn một số bài vẽ cho lớp nhận xét, GV củng cố. HĐ 5 : HD về nhà (1’) -CB dụng cụ vẽ, xem lại bài. -Thảo luận nhóm Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Ghi Thực hành Ghi Ghi tựa bài 6 I. Tìm chọn nội dung: -Nội dung tranh : Khái niệm : Tranh đề tài là tranh vẽ những hoạt động, những hình ảnh nhưng tất cả các hoạt động hình ảnh ấy đều nhắm đến một đề tài nhất định. -Một đề tài có nhiều nội dung (chủ đề), nhưng một nội dung (chủ đề) chỉ thuộc một đề tài mà thôi. (Tích hợp:GD –HS thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng(Học tập tốt ) II.Cách vẽ +Tìm, chọn nội dung đề tài. (chúng

File đính kèm:

  • docGAMT 6 2011 2012 New.doc
Giáo án liên quan