Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 16, 17, 18 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

TIẾT 16 - BÀI 15: VẼ THEO MẪU

MẪU DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU

(Tiết 1 - Vẽ hình)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết đựơc cấu tạo của mẫu, biết bố cục bài vẽ thế nào là hợp lí, đẹp

2. Kỹ năng

- Hs biết cách vẽ hình và vẽ được hình gần giống mẫu.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung:

HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý,

hợp tác nhóm.

b. Năng lực đặc thù:

HS có năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, cảm nhận thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Một số bài vẽ của HS các năm trước về vẽ theo mẫu.

- Hình minh hoạ cách cẽ theo mẫu (vẽ hình).

2. Học sinh:

- Chuẩn bị mẫu gồm: bình nước hình trụ, một quả táo hình cầu

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, que đo, vở mĩ thuật.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

2. Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của một số HS.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: khởi động

- Giới thiệu bài: Ở các bài trước chúng ta đã được làm quen với phân môn vẽ theo

mẫu, đã được vẽ theo mẫu hình hộp và hình cầu. Hôm nay chúng ta tiếp tục vẽ theo mẫu

thêm dạng hình học cơ bản nữa đó là hình trụ. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 15.

pdf9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 16, 17, 18 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2019 Ngày giảng: 18/11/2019 - 6A1. TIẾT 16 - BÀI 15: VẼ THEO MẪU MẪU DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU (Tiết 1 - Vẽ hình) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết đựơc cấu tạo của mẫu, biết bố cục bài vẽ thế nào là hợp lí, đẹp 2. Kỹ năng - Hs biết cách vẽ hình và vẽ được hình gần giống mẫu. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm. b. Năng lực đặc thù: HS có năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, cảm nhận thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Một số bài vẽ của HS các năm trước về vẽ theo mẫu. - Hình minh hoạ cách cẽ theo mẫu (vẽ hình). 2. Học sinh: - Chuẩn bị mẫu gồm: bình nước hình trụ, một quả táo hình cầu - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, que đo, vở mĩ thuật. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống 2. Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của một số HS. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: khởi động - Giới thiệu bài: Ở các bài trước chúng ta đã được làm quen với phân môn vẽ theo mẫu, đã được vẽ theo mẫu hình hộp và hình cầu. Hôm nay chúng ta tiếp tục vẽ theo mẫu thêm dạng hình học cơ bản nữa đó là hình trụ. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 15. HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh I. Quan sát, nhận xét: - Vị trí của mẫu để tìm ra những vị trí Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: đẹp mắt. - Mẫu không nên che khuất nhau nhiều , không đặt thẳng hàng theo chiều dọc, ngang, cách xa nhau quá cũng là những bố cục xấu. - Khung hình: chữ nhật đứng - Hình trụ: chữ nhât đứng, khối cầu nằm trong khung hình vuông. - Khối cầu nằm trước khối trụ. - Khối cầu cao = 1/3 khối trụ. - Khối trụ và khối cầu có màu trắng. - Từ phải sang trái. - Chuyển nhẹ nhàng do có bề mặt cong tròn. - Khối trụ đậm hơn khối cầu. II. Cách vẽ: 4 bước: + B1: Vẽ phác khung hình. Đo, ước lượng, tìm tỉ lệ chung của khung hình bao quát, khung hình riêng từng vật , khoảng cách (nếu có) + B2: Vẽ các nét chính. Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu, luôn so sánh để tìm tỉ lệ các bộ phận của mẫu sao cho cân đối. Vẽ phác các bộ phận của vật mẫu, chú ý tới tỉ lệ - sẽ làm cho hình vẽ giống mẫu. Phác các bộ phận của mẫu, vẽ bằng những đường thẳng, chia trục đối xứng nếu vật có dạng hình cân đối. + B3: Vẽ nét chi tiết. Điều chỉnh tỉ lệ và đặc điểm các bộ - GV đặt mẫu vừa tầm mắt để HS nhìn rõ rồi hướng dẫn HS quan sát, nhận xét ? Theo em những vị trí này thì vị trí nào là hợp lí? Vì sao? - Ở những bố cục như vậy GV yêu cầu HS lên bày mẫu thay đổi cho phù hợp để các bạn nhận xét. ? Khung hình chung của mẫu là khung hình gì? ? Khung hình riêng của lọ và quả là khung hình gì? ? Nêu vị trí của khối trụ và khối cầu? ? Tỷ lệ của khối trụ và khối cầu? ? Màu sắc của khối trụ và khối cầu? ? Ánh sáng chiếu lên mẫu từ hướng nào? ? Độ đậm nhạt trên mỗi vật mẫu chuyển như thế nào? ? Vật nào đậm nhất, vật nào sáng nhất? Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: - GV treo hình minh hoạ lên bảng. ? Có mấy bước vẽ hình? HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập - GV thu từ 4-5 bài yêu cầu HS nhận xét về: ? Bố cục như thế nào ? Hình vẽ mang đậm nét riêng hay không (GV kết luận bổ sung ) HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng - Tóm tắt nội dung bài học - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên HS còn khuyết điểm HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Tập nặn hình cái ca, trái đất (về nhà) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Khi không có mẫu ở nhà thì không được tự sửa hình, không vẽ lại theo trí tưởng tượng. - Chuẩn bị cho bài sau đầy đủ dụng cụ đặc biệt không được quên bài vẽ ở tiết này, bài 16 sẽ vẽ đậm nhạt bằng chì. phận của mẫu. + B4: Gợi khối, đậm nhạt, hoàn chỉnh phần hình. Vẽ các mảng phân định các độ đậm - nhạt theo chiều ánh sáng trên mẫu. III. Thực hành: - Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ và vẽ từng bước như hướng dẫn. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng trong cách dựng khung hình - Nhắc HS mỗi vị trí khác nhau thì bài sẽ có bố cục khác nhau nên không nên nhìn bài nhau để vẽ, phải nhìn trực tiếp mẫu Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài (tốt - chưa tốt) cho một số HS nhận xét về bố cục, hình vẽ. Sau đó GV bổ sung thêm. - Nhận xét một số bài của HS đã vẽ xong hình, chuẩn về hình, đúng đặc điểm, và một số bài chưa đúng đặc điểm để HS tự rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 16/11/2019 Ngày giảng: 18/11/2019 - 6A1. TIẾT 17 - BÀI 16. VẼ THEO MẪU MẪU DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU ( Tiết 2 - Vẽ đậm nhạt) I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết đựơc cấu tạo của mẫu, biết bố cục bài vẽ thế nào là hợp lí, đẹp 2. Kỹ năng: - HS biết cách vẽ hình và vẽ được hình gần giống mẫu. - Quan sát độ đậm nhạt trên mẫu, gợi được đậm nhạt trên bài để tạo khối cho vật mẫu 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm. b. Năng lực đặc thù: HS có năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, cảm nhận thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Một số bài vẽ của hs các năm trước về vẽ theo mẫu. - Hình vẽ minh hoạ các vẽ đậm nhạt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị mẫu giống như tiết trước. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, que đo, vở mĩ thuật. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống 2. Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài vẽ hình của hs tiết trước, kiểm tra góc độ vẽ và cách sắp xếp hình ảnh trên bài. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: khởi động Tiết trước chúng ta đã tiến hành vẽ hình cho mẫu gồm hình trụ và hình cầu. Tiết hôm nay chúng ta sẽ tiến hành vẽ đậm nhạt. HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh I. Quan sát- nhận xét: - HS nhận xét các độ đậm, nhạt, sáng, tối dựa vào góc nhìn từ vị trí của mình. - Khung hình : chữ nhật đứng - Hình trụ CNĐ, khối cầu nằm trong khung hình vuông. - Hình cầu nằm trước khối trụ. - Khối trụ và khối cầu có màu trắng. - Từ phải sang trái. - 3 độ: đậm, đậm vừa, nhạt. - Chuyển nhẹ nhàng. - Khối trụ đậm hơn khối cầu. II. Cách vẽ: - 4 bước: + Quan sát mẫu để chỉnh sửa lại bài vẽ cho giống mẫu. + Quan sát ánh sáng chiếu vào vật mẫu để tìm ra các độ đậm nhạt , sáng , tối trên vật mẫu. + Dùng nét bút cong, thẳng để gợi các phần đậm ,nhạt , vẽ từ phần đậm trước rồi chuyển độ đậm dần sang các phần khác Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - GV đặt mẫu vừa tầm mắt để HS nhìn rõ rồi hướng dẫn hs quan sát, nhận xét ? Ở vị trí của em thì trên mẫu đâu là phần đậm nhất, đậm vừa , sáng nhất? ? Khung hình chung của mẫu là khung hình gì ? ? Khung hình riêng của lọ và quả là khung hình gì? ? Nêu vị trí của khối trụ và khối cầu? ? Màu sắc của khối trụ và khối cầu? ? Ánh sáng chiếu lên mẫu từ hướng nào? ? Có mấy độ đậm nhạt cơ bản? ? Độ đậm nhạt trên mỗi vật mẫu chuyển như thế nào ? Vật nào đậm nhất, vật nào sáng nhất? Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: - GV treo hình minh hoạ các bước vẽ đậm nhạt cho HS quan sát. ? Có mấy bước vẽ đậm nhạt theo hình minh hoạ? B1: Hoàn chỉnh lại hình. B2: Phác mảng đậm nhạt. B3: Vẽ nét đậm, nhạt. ,lưu ý tới ranh giới giữa các độ không nên vẽ quá cứng, phần sáng nhất dùng tẩy điều chỉnh độ sáng . + Điều chỉnh đặc điểm các bộ phận của mẫu và độ đậm nhạt trên mẫu, tạo nền bằng chì để tạo không gian, tránh độ đậm của nền cũng giống với các độ đậm nhạt trong bài. Đối chiếu lại bài với mẫu để hoàn thiện bài. III. Thực hành: - Quan sát mẫu, tạo đậm nhạt theo cách cảm nhận của mình. - HS nhận xét và đánh giá. B4: Hoàn chỉnh bài. + Tạo nền bằng chì, tránh độ đậm của nền cũng giống với các độ đậm nhạt trong bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - GV theo dõi giúp đỡ những hs còn lúng túng trong cách tạo nét chì, cách đánh bóng bằng nét đan chéo. - Nhắc HS dù vẽ đậm nhạt nhưng vẫn phải thường xuyên so sánh, đối chiếu với mẫu. Chủ ý thể hiện được vị trí trước - sau của từng mẫu với nhau. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - GV chọn một số bài (tốt - chưa tốt) cho một số HS nhận xét về bố cục, cách đánh đậm nhạt. Sau đó GV bổ sung thêm. - Đánh giá kết quả học tập của HS. HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập - vận dụng - GV thu từ 4-5 bài yêu cầu HS nhận xét về: ? Bố cục như thế nào ? Hình vẽ mang đậm nét riêng hay không (GV kết luận bổ sung ) HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Tập nặn hình cái ca, trái đất (về nhà) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Có thể tự vẽ theo mẫu ở nhà, quan sát ánh sáng và gợi độ đậm nhạt theo cách đã làm ở bài này. - Chuẩn bị cho bài 17 Kiểm tra học kỳ I Ngày soạn: 25/11/2019 Ngày giảng: 27/11/2019 - 6A1. KIỂM TRA HỌC KÌ I TIẾT 18. VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS hiểu cách trang trí hình cơ bản, phân biệt được trang trí cơ bản với tt ứng dụng 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào tt hình vuông. 3. Thái độ: - Làm được bài tt hình vuông. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Ra đề, đáp án, biểu điểm. 2. Học sinh: - Giấy vẽ, chì tẩy, màu vẽ . III. ĐỀ BÀI - Em hãy trang trí hình vuông cạnh là 15cm. Họa tiết tự chọn. Màu sắc : sử dụng 4 hoặc 5 màu. (Yêu cầu trình bày vào khổ giấy A4) Thang điểm Đáp án 9-10 - Tranh vẽ đúng yêu cầu kích cỡ, bố cục đẹp, có họa tiết chính phụ được sắp xếp hợp lí, màu sắc hài hòa, diễn tả được theo gam màu, nét vẽ có sự sáng tạo. 7-8 - Tranh vẽ đúng yêu cầu kích cỡ, bố cục hài hòa, có họa tiết chính phụ được sắp xếp hợp lí, màu sắc hài hòa, diễn tả được theo gam màu. 5-6 - Tranh vẽ đúng yêu cầu kích cỡ, bố cục hài hòa, có họa tiết chính phụ được sắp xếp khá hợp lí, màu sắc diễn tả được theo gam màu. Dưới 5 - Không đạt được các yêu cầu trên. - Từ 5-10: Đạt - Dưới 5 : Chưa đạt IV. THU BÀI - Giáo viên thu bài. * Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị cho bài tiếp theo: TTMT - Tranh dân gian Việt Nam.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mi_thuat_lop_6_tiet_16_17_18_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan