Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tuần 13, tiết 38: Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới bài số 43) – Nguyễn Trãi

A/ Mục tiêu:

- Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm hồn tác giả

- Nhận thức được đặc điểm thơ Nôm Nguyễn Trãi

B/ Chuẩn bị:

- Phương pháp: Dàm thoại, diễn giảng

- Phương tiện: giáo án, sgk, sgv

C. Trọng tâm bài học:

 Thống nhất với mục tiêu bài học

D/ Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

3. Nội dung bài học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tuần 13, tiết 38: Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới bài số 43) – Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13, tiết 38 CẢNH NGÀY HÈ (Bảo kính cảnh giới bài số 43) – Nguyễn Trãi A/ Mục tiêu: - Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm hồn tác giả - Nhận thức được đặc điểm thơ Nôm Nguyễn Trãi B/ Chuẩn bị: - Phương pháp: Dàm thoại, diễn giảng - Phương tiện: giáo án, sgk, sgv C. Trọng tâm bài học: Thống nhất với mục tiêu bài học D/ Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài học: Hoạt động dạy- học Nội dung Gv chiếu hình N. Trãi và phát vấn nhanh giúp học sinh nhắc lại một số nét chính về tác giả Dựa vào tiểu dẫn, giới thiệu tập “Quốc âm thi tập”?(số lượng, bố cục, nội dung, nghệ thuật). Gv chiếu sơ đồ cấu trúc tập thơ I/ Tìm hiểu chung: 1/ Tập thơ “Quốc âm thi tập” - Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm chia thành bốn phần: Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú. - Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn N.Trãi khi ở ẩn. - Nghệ thuật: Thể thất ngôn được sử dụng thuần thục, thất ngôn xen lục ngôn, ngôn từ dung dị trang nhã. Nêu xuất xứ bài thơ? Đọc, xác định bố cục? 2/ Bài thơ “Cảnh ngày hè” - Xuất xứ: Trích từ phần Vô đề, mục Bảo kính cảnh giới bài số 43. - Bố cục: + Câu 2Žcâu 6: bức tranh hè. + Câu 1,7,8: Khát vọng của tác giả. Đọc đoạn đầu?(gv phối hợp chiếu hình ảnh của các sự vật tương ứng trong các dòng thơ) Chú ý ba câu thơ đầu, tìm những hình ảnh thiên nhiên được thể hiện ở đây? Những hình ảnh ấy được dậm tô bằng những màu sắc ntn? Nhận xét về mau sắc và hình ảnh ấy? II/ Tìm hiểu chi tiết: 1/ Bức tranh hè: a/ bức tranh thiên nhiên: - hình ảnh thiên nhiên: + Hòe lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp một không gian rộng. + Hoa lựu đang bừng nở, phun trào sắc đỏ. + Sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. - Màu sắc: + Màu xanh lục của cây hòe + Màu đỏ thắm của hoa lựu + Màu hồng của hoa sen ªBức tranh thiên nhiên rực rỡ đầy sức sống. Đọc hai dòng thơ 5,6?(gv phối hợp chiếu hình ảnh của các sự vật tương ứng trong các dòng thơ) Xác định các thủ pháp nghệ thuật, tác dụng? Bức tranh đời sống hiện lên ntn? Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người có mối tương quan ntn? Từ đó, ta cảm nhận gì về tâm hồn N.Trãi? Đọc câu thơ 1, xác định nhịp thơ? - Nhịp 1/2/3, như bước đi khoan thai Từ đó ta thấy, tư thế của N.T trong bức tranh hè ntn? Đọc hai dòng thơ cuối? Ta thấy N.T ước muốn điều gì trước cảnh hè ấy? Mục đích của ước muốn đó là gì? Từ ước muốn đó, em cạm nhận ntn về cái chí của N.T? b/ Bức tranh đời sống: - Phép đối, tạo sự đăn đối hài hòa cộng hưởng cảnh sinh hoạt làng quê. - Từ tượng thanh: + Lao xao: những âm thanh, những tiếng động rộn lên xem lẫn nhau. + Dắng dỏi: âm thanh vang rền inh ỏi Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của làng chài. - Đảo trật tự cú pháp: + Lao sao chợ cá + Dắng dỏi cầm ve ªVẻ đẹp thanh bình, trù phú của đời sống thôn quê bình dị. ÆThiên nhiên và con người tràn trề sức sống. Điều đó bộc lộ tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế giàu chất nghệ sĩ của N.Trãi. 2. Khát vọng của tác giả: - Tư thế: ung dung khoan thai, sự tĩnh tâm của một nhà nghệ sĩ. - Ước muốn: Có cây đàn của vua Thuấn gảy khúc “Nam phong” cầu mưa thuận, gió hòa. - Mục đích: để nhân dân khắp chốn giàu mạnh, đát nước phồn vinh. Æ Chí hướng cao cả luôn khát khao đem tài trí để thực hiện tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?(về thể loại, ngôn từ) 3/ Nghệ thuật - Thể loại: Thất ngôn xen lục ngôn, cô đọng, giàu cảm xúc. - Ngôn từ: giản dị, kết hợp hài hòa ngôn ngữ dân tộc với từ Hán Việt, điển tích. - Sử dụng từ láy và các thủ pháp tu từ điêu luyện. Tóm lược nội dung, nghệ thuật bài thơ? III/ Tổng kết: Ghi nhớ (sgk) 4. Củng cố: gv phát vấn kết hợp chiếu sơ đổ hệ thống hóa nội dung bài học. 5. Dặn dò: học bài, chuẩn bị bài tiếp theo. E. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCẢNH NGÀY HÈ.doc