Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 45, 46: Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết “số đỏ” Vũ Trọng Phụng)

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS thấy được:

- Bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước cách mạng

- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng

- Có khả nặng vận dụng viết bài nghị luận văn học về tác phẩm

B. Chuẩn bị của GV và HS

GV: SGK, SGV, sách tham khảo, giáo án điện tử

HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn học bài trong SGK

C. Phương pháp:

GV tổ chức giờ học theo các phương pháp sau: Đọc hiểu, câu hỏi gợi tìm, thảo luận, phân tích

D. Tiến trình giờ học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Nội dung bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 45, 46: Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết “số đỏ” Vũ Trọng Phụng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45,46 Ngày soạn 10/10/2010 Lớp dạy 11A2, 11A3 Đọc văn: HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Trích tiểu thuyết “Số đỏ” Vũ Trọng Phụng) Mục tiêu bài học: Giúp HS thấy được: Bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước cách mạng Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng Có khả nặng vận dụng viết bài nghị luận văn học về tác phẩm Chuẩn bị của GV và HS GV: SGK, SGV, sách tham khảo, giáo án điện tử HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn học bài trong SGK Phương pháp: GV tổ chức giờ học theo các phương pháp sau: Đọc hiểu, câu hỏi gợi tìm, thảo luận, phân tích Tiến trình giờ học Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Nội dung bài mới Vào bài: Đi qua cuộc đời như một ngôi sao băng vụt qua bầu trời, chói sáng và vụt tắt, Vũ Trọng Phụng sống trên đời chỉ vỏn vẹn 27 năm, viết văn trong vòng 8,9 năm mà đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ khiến người ta phải kính nể: 9 tiểu thuyết, 31 truyện ngắn, 8 phóng sự và ký sự, 6 vở kịch. Lưu Trọng Lư cho rằng: văn chương người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnhNhà văn đã sống trong sự bần bạc, chết trong sự bần bạc. 27 tuổi là quá ngắn ngủi với một phận người nhưng như nhà văn Ngô Tất Tố nói: “Thọ hay yểu không quan hệ với cái sống nhiều sống ít, quan trọng là có cái gì để lại cho đời sau không”. Vũ Trọng Phụng đã để lại cho chúng ta rất nhiều Và, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một chương truyện trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng – Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần ghi nhớ Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK và chuẩn bị bài ở nhà hãy nêu vắn tắt những hiểu biết của em về cuộc đời, sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng? Tìm hiểu chung Tác giả * Cuộc đời: - Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), quê ở Hưng Yên nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội - Học hết tiểu học, kiếm sống chật vật bằng nghề viết văn, viết báo. - Có sức sáng tạo dồi dào, trong khoảng 10 năm viết văn đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ - Mất năm 27 tuổi vì lao lực * Sự nghiệp văn chương: - Là cây bút xuất sắc của văn học hiện thực trước Cách mạng, nổi tiếng ở thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và phóng sự, được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc” - Nội dung: Niềm căm phẫn xã hội đen tối thối nát đương thời - Phong cách nghệ thuật: ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng văn lạnh lùng, đanh thép, một bút lực ghê gớm và dữ dội * Các tác phẩm tiêu biểu - Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936) - Cạm bẫy người (1933), kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thày cơm cô (1936) ? Tóm tắt tác phẩm? Trong truyện này em có ấn tượng với nhân vật nào. Em biết gì về các nhân vật ấy? - Xuân tóc đỏ: Trèo me, trèo sấu, ma cà bông lang thang đầu đường xó chợ, bị bắt vì nhòm trộm một cô gái ngoại quốc thay quần áo ở sân quần vợt, được mụ me tây Phó Đoan bảo lãnh, đưa vào xã hội thượng lưu, cuối cùng trở thành nhà cải cách xã hội, tham dự vào công cuộc Âu hóa, đốc-tờ Xuân, giáo sư quần vợt, anh hùng cứu quốc nhưng hễ mở miệng là “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” - Bà Phó Đoan, me tây dâm đãng, được phong bằng tiết hạnh khả phong, thủ tiết với 2 đời chồng, bảo lãnh cho Xuân tóc đỏ vì thấy hắn có hành vi vô đạo đức vì hy vọng ở hắn 1 điều gì đó, nên khi thấy Xuân không hiểu ý mình thì rất bực bội, nghi ngờ cảnh sát bắt nhầm, vu tội cho Xuân - Văn Minh, cái tên để nịnh vợ (vợ Văn – chồng Minh) đội tên vợ lên trên tên mình, sau đó thì tham gia tích cực vào các phong trào Âu hóa cho tên có ý nghĩa, ông ta tích cực cổ súy cho các phong trào thể thao nhưng bản thân thì không chơi môn thể thao nào và sở hữu một thân hình rất phản thể thao - TYPN: chuyên sáng chế các y phục tối tân, hở hang như Ngây thơ, Chiếm lòng, chinh phục, áo Ỡm ờ, quần chờ một phút nhưng mắng vợ là đĩ thõa khi vợ muốn tân thời - Phán mọc sừng thuê người gọi mình là người chống mọc sừng, khiến một thằng vốn đểu giả như Xuân còn phải nhắc nhở: Ngài chẳng nên mọc sừng một cách rầm rĩ lên như thế Tác phẩm Số đỏ * Hoàn cảnh sáng tác: Xuất bản 1936, trong không khí đấu tranh sôi nổi của mặt trận dân chủ Đông dương. Chế độ kiểm duyệt sách báo khắt khe của chính quyện thực dân tạm thời bãi bỏ nên nhà văn có thể công khai, mạnh mẽ vạch trần thực chất giả dối, bịp bợm của ccacs phong trào thể thao, âu hóa, vui vẻ trẻ trung mà bọn thực dan đang hô hào khuyến khích, lợi dụng người dân * Tóm tắt: SGK * Nội dung: Phê phán, đả kích sâu cay xã hội thực dân tư sản chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời * Nghệ thuật trào phúng đặc sắc với những chân dung biếm họa nực cười, giọng điệu hài hước, mỉa mai, chua chát ? Cho biết vị trí của đoạn trích ? Nội dung của chương truyện? 3.Đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia - Vị trí: Chương XV của tiểu thuyết Số đỏ: Hạnh phúc của một tang gia – Văn minh nữa cũng nói vào, một đám ma gương mẫu - Nội dung: Niềm Hạnh phúc của Tang gia và cảnh đám ma gương mẫu Đọc văn bản Từ đầu đến . Hay việc Xuân tóc đỏ đã gây ra cho Tuyết vậy ? Nhan đề của chương truyện gợi cho em những suy nghĩ gì? ? Đọc câu văn mở đầu chương truyện em biết được điều gì? - Niềm mong đợi của con cháu - Phải chăng đã có lần cụ giả chết và con cháu bị mừng hụt ? Tại sao con cháu lại mong mỏi cho cụ chết? Vì chúng chỉ quan tâm đến việc được chia gia tài Chúng đã tìm mọi cách “để cho ông cụ già đáng chết phải chết một cách bình tĩnh”: Con trai là cụ cố Hồng bảo rằng: đã hơn 80 tuổi mà cứ còn sống mãi, tìm thày thuốc chữa cho bố chỉ vì: Thà cụ tôi chết vì đốc – tờ còn hơn không thuốc men gì mà chết. Mời đốc – tờ thì cũng chỉ để cho bệnh nhân chết, chứ có để chữa cho bệnh nhân sống đâu mà lo. Thế nên, cụ cố Tổ hơn 80 tuổi thì đi mời thày lang chuyên chữa cho trẻ con, đau dạ dày thì đi mời thày lang chuyên chữa mắt,cụ ho suyễn thì mời thày thuốc chữa bệnh giang mai... ? Nhận xét về tình huống và nhan đề của chương truyện? Đọc hiểu văn bản 1.Nhan đề và tình huống truyện * Nhan đề: Hạnh phúc của một tang gia - Hạnh phúc: niềm vui sướng, thỏa mãn của con người khi đạt được những ước nguyện trong cuộc sống - Tang gia: Nỗi đau buồn khôn xiết của cả gia đình khi có người thân qua đời -> Ngay nhan đề chương truyện đã bộc lộ mâu thuẫn trào phúng ngược đời, một tình huống bi hài kịch với những mâu thuẫn đối lập, là bước gợi mở để khám phá dần những chân dung hí họa cười ra nước mắt trong tang gia đó * Tình huống: Cái chết của cụ cố Tổ: Ba hôm sau ông cụ già, chết thật - Cái chết là niềm mong đợi của đám con cháu, “cái chết làm cho nhiều người sung sướng lắm” vì được chia gia tài vì chúc thư đi vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa” - Nghệ thuật tạo mâu thuẫn đối lập, giọng điệu mỉa mai hé mở tấn bi hài kịch với những chân dung trào phúng sẽ xuất hiện trong tang gia hạnh phúc ấy ? Cụ cố Hồng có niềm hạnh phúc gì trong tđám tang của người cha đẻ ra mình ? Tác giả đã xây dựng chân dung nhân vật cụ cố Hồng bằng bút pháp nghệ thuật gì? Bút pháp trào phúng, nghệ thuật đối lập, tạo mâu thuẫn và thủ pháp phóng đại 2. Niềm hạnh phúc của tang gia a. Niềm hạnh phúc của từng thành viên trong gia đình * Cụ cố Hồng – con giai nhớn - Mơ màng được diễn trò già yếu, được thiên hạ khen đám ma to, khen con trai có hiếu, khen nhà có phúc (tổ chức đám ma linh đình, con cháu đông đúc, con trai già) - Gắt 1872 câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, hút một chặp 60 điếu thuốc phiện -> Cha chết con không hề thương tiếc chỉ lo khoe khoang địa vị, khoe hiếu khoe phúc mà thật ra là bất hiếu, vô phúc ? Trong miêu tả, VTP có chen vào những nhận xét xác đáng về nhân vật, vì sao, Văn Minh lại có khuôn mặt hợp thời trang? * Văn Minh chồng – cháu đích tôn -Ông chết, không hề thương xót, không lo cúng tế chu đáo - Chỉ lo mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội để chia gia tài - Bề ngoài: mặt đăm đăm chiêu chiêu rất hợp thời trang một nhà có đám - Nội tâm: lo xử trí sao với Xuân tóc đỏ, lo gột rửa bằng xà phòng thơm cho quá khứ của Xuân, phân vân giữa ơn và tội của Xuân - Giọng điệu mỉa mai châm biếm, thủ pháp đối lập -> Thằng cháu nội đại bất hiếu hàm ơn kẻ gây ra cái chết cho ông nội mình ? Tuyết có niềm hạnh phúc gì trước cái chết của ông nội? - Nhận xét về nghệ thuật xây dựng bức chân dung biếm họa này của VTP? * Tuyết gái mới – cháu nội - Dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ với thiên hạ mình chưa đánh mất cả chữ TRINH (Bản thân trang phục đã chứa đầy mâu thuẫn, ngay quan điểm về chữ TRINH của cô gái mới cũng thật nực cười) - Không nghĩ đến ông nội mà chỉ băn khoăn vì sao bạn giai không đến, nên mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám - Giọng điệu mỉa mai châm biếm, thủ pháp đối lập -> Cô cháu gái đại bất hiếu , học đòi hư hỏng ? Phán mọc sừng có niềm vui gì? ? Phán mọc sừng là người như thế nào? * Phán mọc sừng - Có vợ cắm sừng lẽ ra nhục nhã đau đớn và cố giấu - Phán tự hào vì đôi sừng hươu vô hình trên đầu mình bởi nó hữu bạc, đã mọc sừng một cách rầm rộ, thuê người tố cáo tội mọc sừng của mình - Hy vọng vào mối làm ăn với Xuân - Trong đám tang giả vờ thương xót để thanh lý hợp đồng với Xuân -> Vô liêm sỉ, đánh mất nhân cách vì đồng tiền Văn Minh vợ có niềm vui gì? * Văn Minh vợ: dịp để trưng diện những quần áo tang thời trang, dịp hiếm có để quảng cáo cho tiệm may Âu hóa Cậu Tú Tân có niềm vui gì? * Cậu Tú tân – người nối dõi dòng họ - Dịp để trổ tài chụp ảnh nên cứ sương điên lên. Khi đưa tang cậu trở thành nhà đạo diễn đại tài cho những bức ảnh đầy thương xót, chỉ huy các bạn nhảy rầm rộ lên các ngôi mả khác mà chụp cho ảnh khỏi giống nhau. ? Em có nhận xét gì về con cháu cụ cố Tổ? Nhà văn đã xây dựng những chân dung biếm họa ấy bằng thủ pháp nghệ thuật gì? ? Nhà văn vẽ nên tấn bi hài kịch này nhằm mục đích gì? - Từ một gia đình kiểu mẫu có thể thấy cả cái xã hội kiểu mẫu thời thực dân tư sản chạy theo đồng tiền chà đạp lên mọi giá trị người, băng hoại đạo đức => VTP vẽ nên những chân dung biếm họa sinh động bằng thủ pháp đối lập tạo nên mâu thuẫn trào phúng, giọng điệu mỉa mai chua chát, bút pháp cường điệu -> Cả gia đình đại bất hiếu chạy theo đồng tiền, băng hoại đạo đức

File đính kèm:

  • docTiết 45 Hanh phuc cua 1 tang gia.doc