Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trơi chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời .
20 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 10 - Từ ấy - Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHÀO MỪNGQUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM!Trường THPT Nguyễn Chí ThanhGV: Nguyễn Hữu SơnPhạm Thị Thúy Nhài2(Tố Hữu) TỪ ẤYTỪ ẤY Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trơi chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời ..3 Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm,cù bất cù bơ Tố Hữu45 - Lúc nhỏ : học trường Quốc Học Huế. - Năm 18 tuổi được kết nạp vào đảng cộng sản .Từ đó sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng.6I. Tìm hiểu chung: 1. Tiểu sử tác giả: - Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành. - quê: Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế).Nhà thơ Tố Hữu72. Bài thơ: a. Tập thơ Từ ấy: - Phản ánh chặng đường của Tố Hữu từ khi giác ngộ lí tưởng công sản - Là tiếng hát hân hoan nồng nhiệt của một thanh niên trí thức say mê lí tưởng.Trình bày những hiểu biết của em về tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?8 b. Hoàn cảnh sáng tác : - Bài thơ nằm trong phần Máu lửa, thuộc tập thơ - “Từ ấy”, sáng tác khi Tố Hữu gặp lí tưởng Cộng sản. - Bài thơ là đề từ của tập thơ, định hướng cuộc đời và con đường thơ ca của Tố Hữu. - Bài thơ là Tuyên ngôn nghệ thuật và lẽ sống của nhà thơ.Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?Phạm Thị Thúy Nhài9 c. Bố cục : 3 phần. - Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi giác ngộ lý tưởng cộng sản. - Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống. - Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm tác giả.Đọc diễn cảm bài thơ, xác định mạch cảm xúc của bài thơ, ý các khổ thơ?Phạm Thị Thúy Nhài10II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Niềm vui sướng khi gặp lí tưởng cách mạng: - “Từ ấy”: thời điểm quan trọng nhà thơ giác ngộ lí tưởng của đảng. - Hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng: + “Nắng hạ”: ánh sáng rực rỡ. + “Mặt trời chân lí”: lí tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải.Em hãy phân tích ý nghĩa các hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng trong khổ thơ đầu?Phạm Thị Thúy Nhài11 . Ẩn dụ: Khẳng định lí tưởng cách mạng như ánh nắng, như mặt trời, mạnh mẽ, rực rỡ xua tan hoàn toàn màn sương mù của ý thức tiểu tư sản Tác giả cảm nhận lí tưởng cộng sản như thế nào? . Nhà thơ cảm nhận bằng khối óc, trái tim, lí trí và tình cảm : lí tưởng cộng sản là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn hợp lẽ phải 12Phạm Thị Thúy Nhài13 - Động từ: “bừng”, “chói” khẳng định sức mạnh của lí tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu sự tốt lành. - Bút pháp trữ tình - Hình ảnh so sánh: hồn tôi - vườn hoa lá: đậm hương, rộn tiếng chim. Nhận xét về từ ngữ, hình ảnh, bút pháp của khổ thơ đầu, qua đó, mở ra một thế giới tâm hồn như thế nào của người thanh niên trẻ?Phạm Thị Thúy Nhài14 - Tâm hồn Tác giả là một thế giới tràn ngập sức sống, màu sắc, âm thanh, tràn ngập niềm vui sống, lẽ yêu đời . Bút pháp lãng mạn → Lí tưởng cách mạng khơi dậy sức sống mới, đem lại cảm hứng sáng tạo cho hồn thơ Tố Hữu Phạm Thị Thúy Nhài15 2. Nhận thức về lẽ sống: - Động từ “buộc” : ý thức tự nguyện sâu sắc, quyết tâm cao độ - Từ “Trang trải “: sự trải rộng tâm hồn đồng cảm sâu xa. → Quan niệm về lẽ sống mới mẻ, tiến bộ.Phân tích từ ngữ, ý nghĩa biểu cảm của từ ngữ trong hai câu thơ đầu của khthơ nàyPhạm Thị Thúy Nhài16 - “Hồn tôi” – “bao hồn khổ”: gần gũi, yêu thương(tình hữu ái giai cấp). - Ẩn dụ: khối đời ( khối người cùng chung cảnh ngộ). →Nhà thơ tự đặt mình giữa cuộc đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, khẳng định mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, cái tôi với cái ta. Nhà thơ nhận thức như thế nào về lẽ sống và mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng?17 3. Sự chuyển biến tình cảm. - Cấu trúc câu khẳng định + điệp từ “là” + số từ ước lệ: “con”, “em”, “anh”→ nhấn mạnh, khẳng định tình cảm đầm ấm, thân thiết → nhà thơ cảm nhận mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. - Từ ngữ biểu cảm: “kiếp phôi pha”(những người đau khổ bất hạnh, những người lao động vất vả) “không áo cơm”, “cù bất cù bơ”(không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng )Em cảm nhận sự chuyển biến tình cảm của nhân vật trữ tình như thế nào? Đó là những tình cảm gì? → Sự xúc động chân thành→ Lòng căm giận những bất công, ngang trái của xã hội cũ, là cơ sở của một tinh thần chiến đấu kiên cường.18194. Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn: giọng điệu trang trọng.- Cách ngắt nhịp linh hoạt- Vần, phối âm có sức ngân vang.- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, hình ảnh tươi sáng→ Góp phần thể hiện thành công tứ thơ.20III. Tổng kết: GHI NHỚ ( SGK)
File đính kèm:
- Tiet 12.ppt