Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 36: Tiếng việt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

( Buổi trưa,tại khu tập thể X,hai bạn Lan và Hùng gọi Hương đi học.)

-Hương ơi! Đi học đi! (im lặng)

-Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)

-Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người đàn ông nói to)

-Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với!.Nhanh lên con, Hương! (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng ôn tồn)

- Đây rồi, ra đây rồi !(tiếng Hương nhỏ nhẹ)

-Gớm, chậm như rùa ấy!Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu)

-Hôm nào cũng chậm.Lạch bà lạch bạch như con vịt bầu!. (tiếng Hùng tiếp lời)

 

ppt17 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 36: Tiếng việt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kính chào về thầy cô về dự giờ lớp 10a4Tiết 36 : Tiếng ViệtPHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠTI. Ngôn ngữ sinh hoạt:1/ Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt.* Tìm hiểu ngữ liệu SGK/113: ( Buổi trưa,tại khu tập thể X,hai bạn Lan và Hùng gọi Hương đi học.)-Hương ơi! Đi học đi! (im lặng)-Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)-Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người đàn ông nói to)-Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với!...Nhanh lên con, Hương! (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng ôn tồn)- Đây rồi, ra đây rồi !(tiếng Hương nhỏ nhẹ)-Gớm, chậm như rùa ấy!Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu)-Hôm nào cũng chậm.Lạch bà lạch bạch như con vịt bầu!... (tiếng Hùng tiếp lời) Câu hỏi thảo luận: ( 3’ ) - N1: Cuộc hội thoại diễn ra trong không gian, thời gian nào? Các nhân vật giao tiếp là những ai và giữa họ có quan hệ như thế nào? - N2: Nội dung, hình thức, mục đích của cuộc hội thoại là gì? - N3: Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì? - N4: Đặc điểm về câu được sử dụng trong đoạn hội thoại trên? Cuộc hội thoại : - Không gian: tại khu tập thể X - Thời gian: buổi trưa- Các nhân vật chính: Lan, Hùng, Hương. Có quan hệ bạn bè (bình đẳng về “vai giao tiếp”)- Các nhân vật phụ: một người đàn ông ( quan hệ xã hội), mẹ Hương (quan hệ ruột thịt ) ->Họ ở vai bề trên với 3 bạn HS. - Nội dung : Rủ nhau đi học. - Hình thức : gọi – đáp. - Mục đích : Cùng nhau đi học đúng giờ. - Sử dụng từ ngữ hô gọi, tình thái :ơi, đi, à, chứ, với,gớm, ấy, chết thôi - Sử dụng các từ ngữ khẩu ngữ, có tính thân mật suồng sã: chúng mày, lạch bà lạch bạch, ngủ ngáy , chậm như rùa-> Từ ngữ quen thuộc, gần gũi trong sinh hoạt hằng ngày. - Sử dụng câu đặc biệt : Đi học đi!... - Câu tỉnh lược: - Không choà! - Để cho..với! - Đây rồi,rồi! () Câu ngắn gọn , tỉnh lược chủ ngữ, nhiều câu cảm thán, cầu khiến. * Khái niệm : Ngôn ngữ sinh hoạt ( còn gọi là khẩu ngữ hoặc ngôn ngữ hội thoại ) là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.2/ Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh họat:* Xét các VD sau đây: - Ví dụ 1: Xem lại cuộc hội thoại ở trên- Ví dụ 2: 1.6.68 Một buổi sáng như sáng nay, rừng cây xanh tươi sau một trận mưa rào. Không gian trong lành mà sao lòng mình lại ngập tràn thương nhớ, nhớ miền Bắc vô vàn 4.5.68 Mình cắt đứt câu chuyện bằng sự im lặng. Trong bóng tối mình vẫn nhận thấy sự băn khoăn của hai bệnh nhân đang nói chuyện với mình. Hình như họ thấy được cái im lặng nặng nề đẫm nước mắt ấy của mình. “ Sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm: Con hãy nhặt xong chỗ gạo này rồi đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở ; về không có gì để thổi cơm, dì đánh đó.Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường. Tấm ngồi nhặt một lúc, thấy sốt ruột, nghĩ rằng không biết đến bao giờ mới nhặt xong, bèn ngồi khóc một mình. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên hỏi: Con làm sao lại khóc?Tấm chỉ vào cái thúng thưa:- Dì con bắt phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem”- Ví dụ 3: * Kết luận :- Dạng nói: (độc thoại, đối thoại ) -> dạng chủ yếu- Dạng viết: ( nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ) Lưu ý: Trong tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện: mô phỏng lời thoại tự nhiên, nhưng đã được sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau :kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyếtKhi tái hiện lời nói tự nhiên được biến cải theo các thể loại văn bản và ý định chủ quan của người viết.  GHI NHỚ: SGK/1142 dạng chủ yếu: Bài tập b/Sgk- 114 - Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện : (lời đáp trong cuộc thoại của nhân vật Năm Hên nói chuyện với dân làng ) + Thời gian: “Sáng mai sớm, đi cũng không muộn.”+ Người nói: Ông Năm Hên + Thái độ của người nói: Gieo niềm tin cho dân làng - Từ ngữ trong đoạn trích: Từ ngữ địa phương Nam Bộ :quới (quý), chén (bát), ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi) Tác giả mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt ở vùng Nam Bộ, cụ thể là là lời ăn tiếng nói của người chuyên bắt cá sấu.  Mục đích: làm sinh động ngôn ngữ kể chuyện, giới thiệu những đặc điểm của địa phương và khắc họa những đặc điểm riêng của nv Năm Hên. 3/ Luyện tập:a). - “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Vì: + Lời tiền mua: Lời nói là tài sản chung của cộng đồng, dân tộc. Ai cũng có quyền sử dụng. + Lựa lời : Lựa chọn, sử dụng lời nói 1 cách có suy nghĩ, có ý thức, phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình. + Vừa lòng nhau: Tôn trọng người nghe, tránh xúc phạm người khác, không theo điều sai trái.Mọi người phải nói năng thận trọng và có văn hóa . Hãy biết lựa chọn từ ngữ nào và cách nói nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ, đồng tình. “ Vàng thì thử lửa thử thanChuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”+ Vàng, chuông: Kim loại quý, có thể kiểm tra chất lượng tốt xấu, thật giả bằng cách : . Vàng: Dùng lửa, than . Chuông: Chất lượng âm thanh (Tiếng vang )+ Người ngoan: Người có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức. Nhận biết những người này qua lời nói, qua HĐGT bằng ngôn ngữ.  Con người qua lời nói mới biết được người ấy tính nết, nhân cách, trình độ như thế nào. Kính chúc quý thầy cô và các ban học sinh mạnh khỏe - hạnh phúc- thành đạt!

File đính kèm:

  • ppttieng viet phong cach ngon ngu sinh hoat.ppt