I.Mục tiêu:
Qua bài học HS cần:
-Hiểu được khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số.
-Biết tìm tập xác định của các hàm số đơn giản.
-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.
II.Chuẩn bị :
Hs : Nghiên cứu bài trước soạn các hoạt động, bảng phụ để làm nhóm
Gv: Giáo án, phiếu học tập( các câu hỏi của các hoạt động trong SGK)
III.Phương pháp:
Thực tiễn, gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 10 - Tiết 9 - Bài 1: Hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 21/9/2008 Giảng: 22/9/2008
CHƯƠNG II
HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI
Tiết 9 Bài 1. HÀM SỐ
I.Mục tiêu:
Qua bài học HS cần:
-Hiểu được khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số.
-Biết tìm tập xác định của các hàm số đơn giản.
-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.
II.Chuẩn bị :
Hs : Nghiên cứu bài trước soạn các hoạt động, bảng phụ để làm nhóm
Gv: Giáo án, phiếu học tập( các câu hỏi của các hoạt động trong SGK)
III.Phương pháp:
Thực tiễn, gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: s ĩ số: 10B4:. Vắng
10B5:.Vắng
Chia lớp thành 6 nhóm
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Hàm số. TXĐ của hàm số
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Giả sử ta có hai đại lượng biến thiên x và y, trong đó x nhận giá trị thuộc tập D. Nếu với mỗi giá trị của x thuộc D thì có một và chỉ một giá trị tương ứng y thuộc tập số thực R thì ta có một hàm số. Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x. Tập D được gọi là tập xác định của hàm số.
GV yêu cầu HS xem định nghĩa hàm số trong SGK.
GV gọi một HS nêu ví dụ 1 trong SGK, GV phân tích tương tự như trong sách để chỉ ra biến số và hàm số.
GV yêu cầu HS cả lớp xem nội dung hoạt động 1 và suy nghĩ trả lời.
HS chú ý theo dõi
HS xem nội dung định nghĩa, một HS nêu định nghĩa
HS chú ý theo dõi
HS suy nghĩ và trả lời
Nêu một số ví dụ về hàm số được cho dưới dạng bảng như ví dụ 1.
I.Ôn tập về hàm số:
1)Hàm số. Tập xác định của hàm số:
Nếu mỗi giá trị của x thuộc tập D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực R thì ta có một hàm số.
Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x.
Ví dụ 1: (SGK)
Hoạt động 2: Cách cho hàm số
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ 1: (Cách cho hàm số bằng bảng)
GV: Hàm số trong ví dụ 1 là hàm số được cho dưới dạng bảng.
GV gọi một HS chỉ ra các giá trị của hàm số (trong ví dụ 1) tại x=2001; x = 2004; x = 1999.(Hoạt động 2 SGK).
GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).
GV nêu lời giải đúng (nếu HS trả lời sai)
HĐ 2: (Cách cho hàm số bằng biểu đồ)
GV gọi một HS nêu ví dụ 2 trong SGK(33).
Ở hình 13 là hàm số được cho bằng biểu đồ.
Với biểu đồ này xác định hai hàm số trên cùng một tập xác định
GV yêu cầu HS các nhóm xem nội dung hoạt động 3 và suy nghĩ trả lời.
GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày lời giải của nhóm mình.
GV nêu lời giải đúng.
HĐ3: (Cách cho hàm số bằng công thức)
GV gọi một HS kể tên các hàm số đã học ở THCS.
GV nêu và viết một số hàm số bằng công thức lên bảng
Ở cấp 2 chúng ta đã học một số h/số và cho các h/số đó dưới dạng công thức y = f(x), ta đã tìm đ/k để biểu thức f(x) có nghĩa. Tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa (hay xác định) được gọi là TXĐ của hàm số y = f(x).
GV gọi HS nêu khái niệm tập xác định trong SGK.
GV lấy ví dụ minh họa và phân tích hướng dẫn giải:
Biểu thức có nghĩa khi nào?
Từ điều kiện có nghĩa của biểu thức trên ta có tập xác định của hàm số là:
Tương tự hãy xem nội dung hoạt động 5 trong SGK và tìm tập xác định của các hàm số đã chỉ ra.
GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV nêu kết quả chính xác (nếu HS làm sai)
GV cho HS xem chú ý trong SGK.
GV yêu cầu HS suy nghĩ tính giá trị của hàm số trong chú ý (như trong hoạt động 6)
HS chú ý theo dõi
HS suy nghĩ và nêu giá trị của hàm số tại x = 2001; x= 2004; x= 1999.
-Giá trị của hàm số tại x = 2001 là y = 375;
- x = 2004 là y = 564;
- tại x = 1999 là y =339.
HS nêu ví dụ 2
HS chú ý theo dõi
HS xem nội dung hoạt động 3 và suy nghĩ trả lời
HS trình bày lời giải của nhóm mình.
HS kể ten các hàm số đã học
HS chú ý theo dõi
HS nêu khái niệm tập xác định.
HS chú ý theo dõi và suy nghĩ trả lời
Biểu thức có nghĩa khi .
HS suy nghĩ thảo luận theo nhóm và tìm lời giải.
HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.
HS trao đổi và rút ra kết quả:
HS suy nghĩ và tính giá trị của h/số tại x = -2 và x = 5.
2.Cách cho hàm số:
a)Hàm số cho bằng bảng:(Xem bảng ở trang 32 SGK)
b)Hàm số cho bằng biểu đồ: (Xem hình 13 SGK)
c)Hàm số cho bằng công thức:
Các hàm số y =ax + b, b = ax2, y=, là những hàm số được cho bởi công thức.
Tập xác định của hàm số y=f(x) là tập hợp tấ cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.
Ví dụ: Tìm tập xác định của hàm số sau:
Giải:
Biểu thức có nghĩa khi .
Vậy TXĐ của hs là
Chú ý: SGK (34)
Hoạt động 3: Đồ thị của hàm số
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ 1: (Khái niệm đồ thị của hàm số )
Ở lớp 9 ta đã biết đồ thị của các hàm số như hàm số bậc nhất y = ax + b là một đường thẳng, đồ thị của hàm số y = ax2 là một parabol,
Vậy đồ thị của hàm số là gì?
GV gọi HS nêu khái niệm đồ thị của hàm số.
GV cho HS q/sát đồ thị của hai hàm số f(x) = x +1 và g(x)=trong hình 14 SGK.
GV yêu cầu HS dựa vào đồ thị và suy nghĩ trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của hđ 7.
GV gọi HS đại diện ba nhóm trình bày lời giải.
Gv gọi Hs nhận xét và bổ sung (nếu cần)
GV nhận xét và nêu lời giải đúng.
HS chú ý theo dõi
HS thảo luận và suy nghĩ trả lời.
HS q/sát đồ thị của hàm số trong hình 14.
HS thảo luận theo nhóm và suy nghĩ trả lời.
HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.
HS trao đổi và rút ra k/quả:
y = x+ 1
a)f(-2)=-1, f(-1) = 0,
y=
g(-2) = 2, g(0) =0,
b)Tìm x s/cho f(x) = 2
f(x) = 2 x +1 = 2x = 1
Tìm x sao cho g(x) = 2
g(x) = 2 =2x=±2
3.Đồ thị của hàm số:
Khái niệm( xem SGK)
3.Củng cố dặn dò
-Nêu lại khái niện hàm số, cách cho hàm số, đồ thị và tập xác định.
*Hướng dẫn học ở nhà
-Xen lại và học lý thuyết theo SGK.
-Làm các bài tập 1,2 và 3 SGK trang 38.
-Xem và soạn trước phần còn lại của bài hàm số.
File đính kèm:
- 09-bai1.doc