Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 14 đến 17 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt

động khác nhau.

2. Kĩ năng: Biết cách vẽ dáng người, vẽ được dáng người ở các tư thế đi, đứng,

chạy.

3. Thái độ: Học sinh thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo,

năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực

thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành

mạnh và có trách nhiệm với bản thân

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Một số tranh ảnh các dáng người đi, đứng, chạy.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Một số bài kí họa dáng người.

2. Học sinh:

- Tranh ảnh về các dáng người ở các tư thế khác nhau.

- Bút chì, giấy vẽ.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của thổ cẩm ?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

GV tổ chức chơi trò chơi: “Nặn tượng” sau đó giới thiệu bài mới

pdf13 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 14 đến 17 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2019 Ngày giảng: 05/11/2019 Tiết 14: BÀI 13: VẼ THEO MẪU TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động khác nhau. 2. Kĩ năng: Biết cách vẽ dáng người, vẽ được dáng người ở các tư thế đi, đứng, chạy. 3. Thái độ: Học sinh thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm. b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Một số tranh ảnh các dáng người đi, đứng, chạy... - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài kí họa dáng người. 2. Học sinh: - Tranh ảnh về các dáng người ở các tư thế khác nhau. - Bút chì, giấy vẽ. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống - Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của thổ cẩm ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV tổ chức chơi trò chơi: “Nặn tượng” sau đó giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét PP: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan KT: hỏi, đáp NL: giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ Giáo viên giới thiệu hình trong Sgk và gợi ý để học sinh nhận ra các dáng người I. Quan sát, nhận xét đang vận động và động tác của tay, chân, đầu GV cho một số HS thực hiện một số tư thế động: đi, nhảy, bê, vác... Giáo viên gợi ý để học sinh quan sát nhận xét. Nhận xét về tư thế các dáng người ? ? Theo em thế nào được xem là dáng tĩnh và dáng động ? Đâu là dáng tĩnh và đâu là dáng động ? Lấy 1 vài ví dụ Giáo viên tóm tắt: + Chọn dáng người tiêu biểu. + Khi quan sát dáng người cần chú ý đến thế chuyển động của đầu, mình, chân tay + Nắm bắt ngay nhịp điệu và sự lặp lại của mỗi động tác. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ dáng người - PP: Quan sát, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan. KT: hỏi, đáp NL: giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ Giáo viên cho 1 học sinh làm mẫu cho cả lớp quan sát ở vài dáng khác nhau. Giáo viên vẽ phác lên bảng. Nêu các bước vẽ dáng người ? GV hướng dẫn, quan sát hình dáng, nắm bắt chiều hướng, vị trí, tư thế của hình dáng đó và phác nét chính. + Vẽ nét khái quát độ dày, hình dáng bên ngoài theo các đường trục. Ước lượng tỉ lệ để vẽ đầu, thân, tay, chân. + Chỉnh sửa hoàn thiện hình. Vẽ thêm tóc, khuôn mặt, trang phụcđể thể hiện rõ đặc điểm của dáng người đó. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài PP: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan. KT: hỏi, đáp NL: giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài: vẽ theo nhóm. Giáo viên quan sát và gợi ý học sinh cách vẽ: vẽ nét chính sau mới vẽ chi tiết. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập + Hình dáng thay đổi khi đi, đứng, chạy, nhảy sẽ làm cho tranh sinh động hơn. - Dáng tĩnh: là dáng đứng yên: Đứng, ngồi, nằm, quỳ... - Dáng động: Là dáng vận động, đi, chạy, nhảy + Tư thế của dáng người và tay khi vận động không giống nhau. II. Cách vẽ dáng người - B1: Vẽ phác nét chính. - B2: Vẽ khái quát chu vi hình dáng. - B3: Vẽ hình chi tiết. III. Thực hành - Yêu cầu: vẽ 2 dáng người: 1 dáng tĩnh và một dáng động. (vẽ chì) Học sinh vẽ bài Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về: - Tỷ lệ các bộ phận. - Thể hiện hình dáng người động, tĩnh - Giáo viên nhận xét, kết luận. Học sinh nhận xét bài vẽ. Học sinh nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Đã thực hiện ở phần thực hành HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Quan sát các dáng người ở tư thế động, tĩnh, tập so sánh ước lượng tỉ lệ các bộ phận HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Kí họa 3, 4 dáng người ở các tư thế khác nhau và đưa vào bài vẽ tranh đề tài V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà tập vẽ thêm các dáng người khác nhau. - Chuẩn bị bài sau tạo dáng trang trí thời trang, cần nắm: - Quan sát các trang phục khác nhau. - Chuẩn bị một số trang phục dân tộc. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy. Tuần 14 Ngày soạn: /11/2019 Ngày dạy: /11/2019 Tiết 15: Bài 15: VẼ TRANG TRÍ: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ THỜI TRANG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí thời trang trong cuộc sống hằng ngày. 2. Kĩ năng: HS tạo dáng và trang trí được một số trang phục đơn giản: áo ngắn, quần dài, áo dài, váy áo dân tộc thiểu số... 3. Thái độ: Yêu quý trang phục trong cuộc sống, có cái nh́ìn nghệ thuật đối với thời trang hiện đại. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm. b. Năng lực đặc thù: năng lực quan sát, năng lực thực hành. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: Tranh trang trí thời trang cơ bản được phân loại cụ thể. - Bài vẽ của HS khoá trước, h́nh minh hoạ các bước vẽ. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh thời trang các mùa. - Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ: Bút ch́ì, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuật. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống. - Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập của HS 3. Bài mới: Hoạt động 1: khởi động GV cho HS quan sát một số trang phục thời trang các mùa và trang phục dân tộc. ? Em hiểu thế nào là thời trang ? HS trả lời, GV giới thiệu bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời trang và cách tạo dáng trang trí thời trang. Hoạt động 2: hình thành kiến thức kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: hướng dẫn HS quan sát, nhận xét PP: Quan sát, vấn đáp, gợi mở, trực quan. KT: hỏi, đáp, thảo luận nhóm. NL: giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ - GVchia HS làm 4 nhóm: treo ĐDDH I. Quan sát, nhận xét: lên bảng, các nhóm cử nhóm trưởng. ? Em hãy thảo luận và cho biết: ? Thời trang là ǵì ? Trình bày vai trò của thời trang trong cuộc sống ? ? Nêu nhận xét của em về trang phục người Việt ? Đặc điểm của trang phục người từng vùng miền ? - GV phân tích cho HS rõ hơn. ? Kể tên và chỉ ra những trang phục mà em biết ? Nêu mục đích sử dụng của các trang phục đó? ? Cho ví dụ về những trang phục phù hợp với từng lứa tuổi và từng mùa thích hợp? - GV kết luận. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí: PP: quan sát, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan, liên hệ thực tế KT: hỏi, đáp NL: giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ - GV giới thiệu h́ình gợi ý các bước vẽ cho hs nắm rõ các bước - GV minh họa lên bảng và hướng dẫn cụ thể từng bước cho HS nắm rõ cách vẽ. - B1: Chọn mẫu áo, vẽ khái quát h́ình dáng của áo. - B2: Tìm h́ình dáng và phác các bộ phận của áo. B3: Tìm và sắp xếp họa tiết, màu sắc - Cho HS tham khảo một số bài vẽ của hs năm trước Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: PP: luyện tập thực hành, vấn đáp , gợi mở. KT: cá nhân NL: giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ - GV cho HS tạo dáng và trang trí các kiểu trang phục. - GV gợi ư cho những HS nào chưa - Thời trang là lĩnh vực rộng bao gồm cách ăn mặc, trang điểm, các vật dụng, phương tiện phù hợp trong thời gian và không gian cụ thể nào đó. - Thời trang làm đẹp thêm cho cuộc sống con người. - Đa dạng và phong phú, áo tứ thân ở miền Bắc, áo dài miền Trung,áo bà ba ở miền Nam và các trang phục váy xống của các dân tộc thiểu số ... * Áo dài: mặc trong đại hôị, toạ đàm, lễ cưới, lễ ra mắt, truyền thống * Áo tứ thân: Hội hát giao duyên, ḥát vè, ca ngâm... * Váy áo dài: dự tiệc * Áo dân tộc: Lễ hội của dân tộc Thời trang mùa hè: Khác với thời trang mùa đông phù hợp với từng lứa tuổi: trẻ, trung niên, già. II. Cách tạo dáng và trang trí áo: - 3 bước: + Chọn mẫu áo phù hợp với đối tượng (áo dài, áo nam, áo nữ, trẻ em, người già...). Phác h́ình dáng chung và tỉ lệ khái quát của áo. + Tìm h́ình dáng rồi phác các bộ phận như cổ áo, thân áo, tay áo phù hợp với kiểu dáng chung của áo để tạo được sự hài hòa, thống nhất. + T́ìm những hoạ tiết đẹp để sắp xếp trên áo, có thể sắp xếp theo các h́ình thức như đăng đối, xen kẽ, lặp, h́ình mảng không đều. Hoạ tiết và màu sắc phải phù hợp với mùa, với đối tượng mặc. III. thực hành: - Tạo dáng và trang trí 1 - 2 kiểu trang phục. - Vẽ bài vào vở vẽ. - Chỉnh h́ình tương đối giống mẫu, đẹp tì́m được nội dung vẽ, khuyến khích các em mạnh dạn thể hiện ý tưởng của ḿình. - Chú ý: + Nên lựa chọn kiểu thiết kế cho lứa tuổi của ḿình để dễ thiết kế. + Có thể vẽ thêm người mẫu mang trang phục đó ở bên cạnh cho sinh động. Hoạt động 4: Đáng giá kết quả học tập: PP: quan sát, vấn đáp, gợi mở. KT: cá nhân NL: giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ GV cho học sinh quan sát bài vẽ, gợi ý HS nhận xét, Gv nhẫn xét, chốt kiến thức. GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt. Hoạt động 3: luyện tập (đã thực hiện ở phần thực hành) Hoạt động 4: vận dụng ? Cho ví dụ về những trang phục phù hợp với từng lứa tuổi và từng mùa thích hợp ? - GV kết luận. Thời trang mùa hè: Khác với thời trang mùa đông phù hợp với từng lứa tuổi: trẻ, trung niên, già. Hoạt động 5: t́ìm ṭòi, mở rộng: Đối với HS nữ khuyến khích các em may mặc tạo dáng bằng các mảnh vải vụn cho búp bê V. Hướng dẫn chuẩn bị cho bài học sau: - Hoàn thành bài nếu trên lớp chưa làm xong. - Chuẩn bị bài Tạo dáng và trang trí thời trang (tiết 2): màu, giấy vẽ, chì, một số trang phục dân tộc. Thông qua ngày 11/11/2019 Tổ trưởng chuyên môn Tuần 15 Ngày dạy: 26/11/2019 (9A2) Tiết 16: Bài 15: Vẽ trang trí: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ THỜI TRANG (tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí thời trang trong cuộc sống hằng ngày. 2. Kĩ năng: - HS tạo dáng và trang trí được một số trang phục đơn giản: áo ngắn, quần dài, áo dài, váy áo dân tộc thiểu số...(hoàn thiện vẽ màu) 3. Thái độ: Yêu quý trang phục trong cuộc sống, có cái nhìn nghệ thuật đối với thời trang hiện đại. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, a. Năng lực đặc thù: Năng lực thực hành, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện:Tranh trang trí thời trang cơ bản được phân loại cụ thể. - Bài vẽ của HS khoá trước. - Hình minh họa các bước vẽ. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh thời trang các mùa. - Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ: Bút chỡ, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuật. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống - Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra ĐDHT của HS 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV cho HS quan sát một số trang phục dân tộc ? Em thấy màu sắc trên các bộ trang phục như thế nào ? HS trả lời. GV giới thiệu: mỗi dân tộc đều có trang phục mang màu sắc riêng độc đáo, với mỗi hoạt động khác nhau, chúng ta cần phải biết lựa chọn những bộ trang phục có màu sắc phù hợp với từng hoạt động và lứa tuổi. Vậy, làm thế nào để chúng ta biết cách trang trí trang phục đẹp thì trong bài học ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: PP: Quan sát, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, I. Quan sát, nhận xét: trực quan, hoạt động nhóm - KT: hỏi, đáp - NL: giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ - GVchia HS làm 4 nhóm: treo ĐDDH lên bảng, các nhóm cử nhóm trưởng. ? Em hãy thảo luận và cho biết : - Nêu các cách trang trí áo, quần ? - Sử dụng họa tiết gì ? - Màu sắc như thế nào ? Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Giáo viên nhận xét, kết luận: Trang trí họa tiết, màu sắc phù hợp với trang phục, lứa tuổi. - Giáo viên yêu cầu học sinh tham khảo hình mẫu ở Sgk. - Học sinh quan sát hình trong Sgk, nghe giảng. Giáo viên giới thiệu một số trang phục dân tộc. Giới thiệu về các họa tiết và màu sắc của trang phục. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí PP: Quan sát, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan, hoạt động nhóm - KT: hỏi, đáp, thảo luận nhóm bàn - Giáo viên phác hình lên bảng theo các bước, yêu cầu các nhóm thảo luận ? Nêu các bước trang trí áo, quần Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài - PP: Thực hành - KT: cá nhân GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm học trước. Giáo viên yêu cầu trang trí áo hoặc quần nam hoặc nữ theo ý thích. Giáo viên gợi ý, bổ sung để bài vẽ của học sinh thêm phong phú về: - Màu sắc. - Hoạ tiết. - Trang trí trên toàn bộ áo, quần. - Trang trí trên từng bộ phận của trang phục. - Họa tiết: hoa lá, con vật, đường kẻ... - Màu sắc phù hợp với trang phục: Vải đậm thì họa tiết sáng, vải sáng thì họa tiết đậm. II. Cách trang trí - Học sinh quan sát, nắm cách vẽ. 1. Tìm hình dáng chung của họa tiết. 2. Kẻ trục đối xứng. 3. Tìm các bộ phận của vật cần trang trí. 4. Sắp xếp các họa tiết và tô màu. III. Thực hành Trang trí áo, quần theo ý thích - HS làm bài cá nhân Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - PP: Quan sát, vấn đáp, gợi mở, cá nhân. - KT: hỏi, đáp, thảo luận Giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét - Hình dáng. - Họa tiết. - Học sinh tự đánh giá và xếp loại bài vẽ. theo cảm nhận riêng. Giáo viên nhận xét. Hoạt động 3: luyện tập (đã thực hiện trong HĐ 2, hình thành kiến thức) Hoạt động 4: vận dụng Em tự tạo dáng và trang trí mẫu áo, quần phù hợp với lứa tuổi của em trong mùa đông. Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng - Sưu tầm mẫu thời trang có trên sách báo, tạp chí... V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊU BÀI HỌC TIẾT SAU - Hoàn thành bài nếu trên lớp chưa làm xong. - Chuẩn bị bài 16: Thường thức mĩ thuật: "Sơ lược về một số nền mĩ thuật Châu Á": Đọc trước bài trong SGK, tìm hiểu về mĩ thuật các nước: Trung quốc, Ấn độ, lào, Căm pu chia Tuần 16 Ngày soạn: 24/11/2019 Ngày dạy: 29/11/2019 Tiết 17:Bài 16 :Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NỀN MĨ THUẬT CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thêm vài nét về mĩ thuật Châu á, đặc biệt là mĩ thuật Trung Quốc, Ấn độ và Nhật Bản. 2. Kỹ năng: - HS nắm được đặc điểm MT Trung Quốc, Ấn độ, Nhật Bản và trình bày được những đặc điểm chính của mĩ thuật của các quốc gia đó. 3. Thái độ: - Yêu quý nghệ thuật các nước khác, học hỏi nhiều nét nghệ thuật độc đáo của các quốc gia khác. 4. Định hướn năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, b. Năng lực đặc thù: năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực thuyết trình. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: Tranh ảnh về mĩ thuật Châu Á. 2. Học sinh: - Sưu tầm ảnh chụp về mĩ thuật châu Á. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Thuyết trình, quan sát, vấn đáp, trực quan, liên hệ thực tiễn cuộc sống, trò chơi - Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra ĐDHT của HS 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV cho HS chơi trò chơi “đoán ô chữ” MĨ THUẬT CHÂU Á GV: Nền Mt châu Á với sự hình thành và phát triển lâu đời, đã để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, với nhiều họa sĩ nổi tiếng. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự phát triển của nền mĩ thuật của các nước Đông Nam Á. Hoạt động 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét khái quát về các nước Châu á: I. Vài nét khái quát về các nước Châu á: - Trung Quốc, ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp, La PP: Quan sát, vấn đáp, cá nhân, trực quan. KT: hỏi, đáp NL: giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ ? Những vùng nào trên thế giới được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại ? - GV giới thiệu: Một số quốc gia Châu á có những tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu đặc biệt là Trung Quốc và ấn Độ . ? Kể tên những công trình mĩ thuật của Trung Quốc và ấn Độ mà em biết ? ? Đặc điểm MT Nhật Bản ? Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về mĩ thuật các nước châu Á: - PP: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan, hoạt động nhóm KT: hỏi, đáp NL: giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ - GV chia 4 nhóm, đưa các câu hỏi cho mỗi nhóm tìm hiểu trong thời gian 7'. * Nhóm 1: + MT Ấn Độ hình thành và phát triển như thế nào ? + Tư tưởng chủ đạo của mĩ thuật Ấn Độ là gì? + Đặc điểm của mĩ thuật Ấn Độ? + Kể tên những công trình tiêu biểu của mĩ thuật Ấn độ ? Nêu đặc điểm của những công trình đó ? * Nhóm 2: + Đặc điểm về vị trí, đất nước Trung Quốc ? + Vài nột về MT Trung Quốc ? + Tư tưởng nào ảnh hưởng đến MT Trung quốc và ảnh hưởng như thế nào ? + Hội hoạ TQ vẽ về đề tài gì? + Kể tên những công trình kiến trúc, hội họa nổi tiếng ? + Nêu tên của các hoạ sĩ và những công trình nghiên cứu của họ về MT ? Mã, Lưỡng Hà được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại. * Công trình Trung Quốc: Vạn lý Trường Thành, Cố Cung, Thiên An Môn, Di Hoà Viên, ... - Hoạ sĩ Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng * Ấn Độ: Lăng TátMaHa, Điêu khắc có giá trị lớn. * Nhật Bản: Núi Phú Sĩ - Hoạ sĩ Utamarô, Hô ku sai II. Vài nét về mĩ thuật các nước châu Á: 1. Mĩ thuật Ấn Độ: - Quốc gia rộng lớn ở vùng Nam Á, nền văn minh phát triển rực rỡ 3000 nămTCN - Quốc gia nhiều tôn giáo (phật giáo, ấn độ giáo, hồi giáo), kiến trúc, điêu khắc, hội họa phát triển gắn với tôn giáo. Bộ kinh vê –đa nổi tiếng của người Ấn Độ cho rằng chính thần thánh là nơi bắt nguồn nghệ thuật - Kiến trúc cung đình, tôn giáo: Đền thờ thần mặt trời, thần Si-va, cụm thánh tích nổi tiếng Ma-ha-ba-li Pư-ram, cung điện mô-ri-a....đẹp về kiến trúc,nổi tiếng tác phẩm điêu khắc, hội họa... - Mĩ thuật Ấn Độ để lại nhiều công trình, tác phẩm nổi tiếng, giàu bản sắc, phong phú, đa dạng. 2. Mĩ thuật Trung Quốc - Trung Quốc là đất nước rộng lớn, đông dân nhất thế giới. - Ba luồng tư tưởng lớn: nho giáo, đạo giáo, phật giáo. - Các nhân vật nổi tiếng, tranh sơn thủy lấy cảnh vật làm đối tượng chủ đạo với 2 yếu tố núi, nước. - Kiến trúc: Vạn Lý Trường Thành công trình kỳ vĩ xây dựng thế kỉ 3 TCN. - Hội họa: tranh bích họa vẽ trên đá hang Mạc Cao, tranh vẽ trên lụa, giấy, đề tài phật giáo: dương quý phi tắm, phu nhân nước quắc đi chơi.... * Nhóm 3: + Đặc điểm về vị trí, đất nước Nhật Bản ? + Đặc điểm mĩ thuật Nhật bản ? Đặc điểm kiến trúc ? + Nêu vài nét về NT điêu khắc và đồ hoạ ? + Kể tên những hoạ sĩ tiêu biểu của nền nghệ thuật khắc gỗ ? * Nhóm 4: + Nêu đặc điểm chính của mĩ thuật Lào và Campuchia ? + Kể tên các công trình kiến trúc của Lào và Campuchia ? + Nêu đặc điểm kiến trúc của Ăng co thom ? 1.Lối vẽ công phu tỉ mỉ, hoàn thiện lại có 2 lối vẽ phong khoáng, linh hoạt các họa sĩ thực hiện trong lúc xuất thần. 2 lối vẽ này được coi là “Quốc họa” họa sĩ Tề Bạch Thạch thành công đỉnh cao của sự sáng tạo được phong danh nhân văn hóa thế giới. - Chữ viết được coi là nghệ thuât thư pháp - Trung Quốc trung tâm văn minh lớn thế giới cổ đại. MT Trung Quốc giàu triêt lý Á đông tượng trưng cao đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. 3. Mĩ thuật Nhật Bản - Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung ngoài khơi lục địa châu Á, thiên nhiên khắc nghiệt động đất, núi lửa, giá lạnh. Ngọn núi cao nhất biểu tượng của Nhật bản núi Phú Sĩ (cao 3775,6m) - Kiến trúc: có 2 đạc điểm * Kiến trúc nguyên thủy theo tinh thần thần đạo, nguyên sơ, ít gia công chạm trổ, chau chuốt ảnh hưởng Trung quốc. Kiến trúc phật giáo hài hòa cảnh trí thiên nhiên bền vững với thời gian. * Vườn kết hợp với kiến trúc nét đặc sắc riêng trong phong cách của người nhật- thiên nhiên-con người hòaa đồng, hài hòa. - Nghệ thuật thư pháp (chữ viết) với phong cách sáng tạo của người viết. - Đồ họa: nổi tiếng tranh khắc gỗ màu không diễn tả lối vẽ hiện thực, chú ý yếu tố trang trí, ước lệ thể hiện bố cục, đường nét, màu sắc.. - Họa sĩ Ki-ô-na-ga, U ta-ma-rô, Hô-Ku- sai 4. Các công trình kiến trúc của Lào và Cam-phu-chia * Thạt luổng (lào): Tháp thạt luổng theo truyền thuyết của người Lào được xây dựng để cất xá lị phật, năm 1556 vua xét- thả -thi-lạt cho xây dựng lại. Trung tâm tháp là khối lớn vươn cao, xung quanh là tháp nhỏ. Toàn bộ khối trung tâm dát vàng tạo vẻ uy nghi, bề thế, rực rỡ. *Ăng-co thom (cam-pu-chia) Tên Ăng-co chỉ thời kỳ lịch sử kéo dài + Nêu đặc điểm kiến trúc của Ăng Ko Vat ? - Y/c đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét - KL: với đất nước cam-pu- chia, Ăng-co thom là niềm tự hào của dân tộc cam-pu- chia khoang 5 thế kỉ (IX_XIII) thời kỳ lịch sử nghệ thuật huy hoàng của dân tộc cam-pu- chia . Ăng-cothom: thuộc kiến trúc “đền núi” được cách điệu, xây dựng theo kết cấu hết sức tự do bay bổng, ấn tượng nổi bật ở ngôi đền là 54 ngọn tháp, chóp tháp là tượng phật bốn mặt, mỗi mặt là một nụ cười khác nhau gọi là ‘”nụ cười bayon” - Ăng KoVat: có ý nghĩa là “ đền của kinh đô” xây dựng 1113-1152 là bước phát triển cao của loại đền núi. Ăng kovat là nơi thờ thần, vua (vừa có chức năng thờ, vừa là năng mộ). Nghệ thuật điêu khắc, trang trí của Ăng Kovat độc đáo, hình người, hoa văn uốn lượn hòa quyện vào nhau. Hoạt động 3: luyện tập - Nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật Trung Quốc ? - Kể tên những hoạ sĩ mà em biết ? - Đặc điểm về vị trí, đất nước Nhật Bản ? Hoạt động 4: vận dụng - Các nhóm thi trình bày về đặc điểm của nền mĩ thuật Lào, Cămpuchia Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng Tập vẽ tranh bằng chất liệu màu nước. - Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về mĩ thuật Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam-pu-chia V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - THi học kỳ: giấy A4, màu, chì. Thông qua ngày 25/11/2019 Tổ trưởng chuyên môn

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mi_thuat_lop_9_tiet_14_den_17_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf
Giáo án liên quan