I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật dân tộc ít người ở Việt Nam, một số công trình NT của dân tộc Chăm, Hmông, Dao
2. Phẩm chất
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm:.cụ thể qua một số biểu hiện:
+ Sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
+ Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật trang trí của các dân tộc.
+ Yêu quý vẻ đẹp của các nền mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam
+ Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ.
+ Có trách nhiệm chung trong hoạt động cùng nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
3. Năng lực
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giải quyết vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn: Biết trân trọng giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.
- HS nhận biết và phân biệt được MT của các dân tộc ít người ở Việt nam thông qua đặc điểm hoặc một sản phẩm khác nhau .
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 13: Vẽ trang trí - Sơ lược mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2020
Ngày dạy: 1/12/2020 (9E)
Tiết 13 :Vẽ trang trí
SƠ LƯỢC MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC IT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật dân tộc ít người ở Việt Nam, một số công trình NT của dân tộc Chăm, Hmông, Dao
2. Phẩm chất
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm:.cụ thể qua một số biểu hiện:
+ Sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
+ Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật trang trí của các dân tộc.
+ Yêu quý vẻ đẹp của các nền mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam
+ Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ.
+ Có trách nhiệm chung trong hoạt động cùng nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
3. Năng lực
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giải quyết vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn: Biết trân trọng giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.
- HS nhận biết và phân biệt được MT của các dân tộc ít người ở Việt nam thông qua đặc điểm hoặc một sản phẩm khác nhau .
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Máy chiếu
2. Học sinh:
Đồ dùng học tập, tranh ảnh sưu tầm
III. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động.
- HS xem một đoạn video về các dân tộc ít người ở Việt Nam
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Tìm hiểu vài nét khái quát về các dân tộc VN
- GV cho HS đọc bài
HS hoạt động thảo luận nhóm
Gv chia lớp thành 4 nhóm
N1? Trên đất nước Việt nam có bao nhiêu cộng đồng dân tộc sinh sống?
N2? Hãy kể tên một vài cộng đồng dân tộc mà em biết?
N3? Các cộng đồng dân tộc đó có tách ra khỏi cuộc chiến tranh chống ngoại xâm không?
N4? Văn hoá của các cộng đồng dân tộc so với văn hoá chung của Việt nam có điểm gì đặc biệt?
GV cho các nhóm nhận xét giáo viên nhận xét chốt ý.
Mở rộng: Ở Than Uyên có bao nhiêu dân tộc? em hãy kể tên các dân tộc ở huyện Than Uyên
HS liện hệ
Huyện Than Uyên có 10 dân tộc anh em:
Thái: (73,2%);Kinh: (13,1%); H'Mông: (10,5%); Khơ Mú: (2,3%)
Dao: (0,6%); Dân tộc kháng (0,3%), Ngoài ra còn có cá dân tộc Tày, Lào, Cao Lan, Nùng.
I. Vài nét khái quát về các dân tộc VN:
- 54 cộng đồng dân tộc anh em sinh sống
- Dao, Mường, Tày, Thái , Nùng, Ê đê, Chăm, Ba Na, Gia rai, khơ mú, Dáy, Tà ôi, Xơ đăng, K'Ho....
- Các cộng đồng dân tộc đó sát cánh bên nhau trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.
- Mỗi cộng đồng dân tộc có một nét văn hoá riêng tạo nên sự đa dạng phong phú cho Văn hoá dân tộc Việt nam.
Tìm hiểu một vài đặc điểm mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam:
HS Thảo luận các câu hỏi
? Hãy nêu vài nét về tranh thờ?
? Tranh thờ có ý nghĩa gì ?
? Trình bày đặc điểm của tranh thờ?
? Ngoài việc phục vụ cho thờ cúng, tranh còn có mục đích gì ?
GV mở rộng
Tranh thờ của các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi phía Bắc hầu hết là tranh tôn giáo, gắn với tín ngưỡng đạo Phật hay đạo Lão, song tranh thờ vẫn mang rõ dấu ấn nghệ thuật của mỗi dân tộc, hình thành từ cội nguồn văn hóa và phong tục tập quán riêng. Mỗi dân tộc lại có một dòng tranh thờ mang đặc thù khác nhau từ nét vẽ, màu sắc cho đến số lượng tranh trong mỗi bộ.
Tranh thờ miền núi phục vụ cho đời sống tâm linh của người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phái Bắc nên màu sắc thường đậm, trầm, đặc trưng có những màu như đỏ, xanh lam, trắng, vàng. Tranh thờ miền núi được người dân lưu giữ khá cẩn thận. Ngày nay dù cuộc sống phát triển, nhưng dòng tranh thờ của người dân tộc thiểu số ở miền núi phái Bắc vẫn còn nguyên giá trị văn hoá.
Giáo viên sử dụng máy chiếu
- GV cho HS xem các loại thổ cẩm :
? Thế nào là nghệ thuật thổ cẩm?
? Hoa văn trên thổ cẩm thường tập trung ở phần nào?
? Nhận xét về những nét đặc sắc của thổ cẩm?
? Hoa văn trang trí trên thổ cẩm?
? Màu sắc của thổ cẩm thường như thế nào?
Giáo viên sử dụng máy chiếu
HS quan sát đặc điểm nhà rông
HS suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi
? Vai trò của nhà rông trông đời sống của người dân Tây Nguyên? Nhà rông có đặc điểm như thế nào?
? Nhà Rông được làm bằng chất liệu gì và được trang trí như thế nào?
GV cho HS quan sát máy chiếu hình ảnh tượng nhà mồ Tây Nguyên
? Tượng nhà mồ có ý nghĩa như thế nào đối với người đã khuất?
? Nêu những giá trị nghệ thuật của tượng nhà mồ?
(Gv phân tích thêm sau đó kết luận bổ sung.)
Giáo viên cho HS quan sát hình ảnh điêu khắc tháp Chăm và giáo viên giới thiệu về điêu khắc Chăm
* Tháp Chăm được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới .
- Nghệ thuật tạc tượng giàu chất hiện thực và mang đậm dấu ấn tôn giáo, vững vàng về tỉ lệ, cách tạo khối căng, tròn, mịn màng, đầy gợi cảm.
- Ngôn ngữ tạo hình giản dị có tính khái quát cao.
II. Đặc điểm mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam:
a. Tranh thờ:
- Là tranh của đồng bào Dao, Nùng, Tày, Cao lan, Hmông... ( Phía Bắc)
- Phản ánh ý thức hệ lâu đời hướng thiện, răn đe điều ác và cầu may mắn, phúc lành cho mọi người.
- Đặc điểm : Tranh vẽ bằng các màu tự do, tự tạo, được in nét sẵn.
- Bố cục thuận mắt, khéo léo.
- Có giá trị lớn đối với nền mĩ thuật dân tộc Việt Nam.
Tranh thờ của người Dao
b. Thổ cẩm:
- Là nghệ thuật trang trí trên vải đặc sắc, được thể hiện bằng bàn tay khéo léo, tinh xảo của người phụ nữ dân tộc.
- Hoa văn tập trung nhiều ở gấu váy, cổ ngực, lai áo, tay...
- Do sống gần gũi với TN nên họ cảm nhận được vẻ dẹp trong TN. Do đó thổ cẩm chắt lọc những đường nét khái quát điển hình của các sự vật hiện tượng, cách điệu và đơn giản chúng lại từ những mẫu hình thực của bên ngoài.
- Hoa văn thường là những hình ảnh thiên nhiên quên thuộc như núi, cây thông, chim muông, hoa trái, các con thú.
- Thêu bằng chỉ màu trên vải đậm nên àu sắc rực rỡ, tươi sáng nhưng khôngchói gắt, loè loẹt.
c. Nhà Rông:
- Là ngôi nhà chung, là nơi sinh hoạt chung của buôn làng, Nhà được thiết kế cao to chắc khoẻ được trang trí công phu.
- Được làm bằng chất liệu gỗ, tre, nứa, mái lợp cỏ tranh. Nhờ đó tạo được sự gần gũi song lại được chú trọng về mặt kiến trúc và trang trí tinh xảo, công phu. Được trang trí cả trong lẫn ngoài.
d. Tượng nhà mồ:
- Là nhà dành cho người chết, đó là sự tưởng niệm của người sống dành cho người chết. Nhà mồ có các tượng đặt xung quanh để làm vui lòng những người đã khuất theo tục lệ của các dân tộc Tây Nguyên..
- Nét đẽo thô sơ , kì quái, nhưng lại mang giá trị nguyên thủy của rừng núi bằng những hình khối đơn giản được cách điệu cao. Mang vẻ đẹp hồn nhiên, dân dã.
đ. Tháp Chăm (Ninh Thuận):
e. Điêu khắc Chăm :
- Là công trình kiến trúc bao gồm nhiều tầng, thu nhỏ dần ở đỉnh, được xây bằng gạch rất cứng .
- Chạm khắc trang trí trên khối tường đã xây
- Hoạ tiết hoa là xen kẻ với hình người và thú vật
* Hoạt động 13: Luyện tập
- Giáo viên củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi hs trả lời nhanh
? Hãy nêu đặc điểm của tranh thờ, tranh thổ cẩm, nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên.
? Em hãy nêu một số nét tiêu biểu về tháp Chăm và điêu khắc Chăm.
- HS trả lời GV nhận xét
* Hoạt động 14: Vận dụng:
- Em hãy sưu tập hình ảnh về họa tiết trang trí trên trang phục của một số dân tộc
Chép lại một họa tiết trên trang phục của dân tộc mình
* Hoạt động 15: Mở rộng, tìm tòi
? Là một học sinh bản thân em có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc mình
- Trải nghiệm Làm mô hình nhà sàn
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Viết bài cảm nghĩ
- Học bài và sưu tầm tranh ảnh.
- Chuẩn bị tiết học sau
* Phần dành cho HS hòa nhập: HS vẽ được một họa tiết đơn giản trên họa tiết hình 2 SGK trang 93
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_9_tiet_13_ve_trang_tri_so_luoc_mi_thuat.doc