Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 12: Vẽ trang trí - Trang trí hội trường - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp HS biết cách sắp xếp bố cục trong hội trường , nắm bắt được cách trang trí cho một buổi lễ bất kì.

2. Phẩm chất

 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, cần cù, cụ thể qua một số biểu hiện:

- Sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật trang trí.

- Yêu quý vẻ đẹp của những buổi lễ thông qua trang trí hội trường

- Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ.

3. Năng lực

- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

a. Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công .

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực giải quyết vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn: HS trang trí được một hội trường cơ bản, có thể áp dụng vào trong thực tế.

- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập

 II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Máy chiếu

2. Học sinh: Đồ dùng học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 12: Vẽ trang trí - Trang trí hội trường - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2020 Ngày giảng: 24/11/2020(9E) Tiết 12 :Vẽ trang trí TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS biết cách sắp xếp bố cục trong hội trường , nắm bắt được cách trang trí cho một buổi lễ bất kì. 2. Phẩm chất - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, cần cù, cụ thể qua một số biểu hiện: - Sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. - Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật trang trí. - Yêu quý vẻ đẹp của những buổi lễ thông qua trang trí hội trường - Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ. 3. Năng lực - Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau: a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công . - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực giải quyết vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn: HS trang trí được một hội trường cơ bản, có thể áp dụng vào trong thực tế. - Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu 2. Học sinh: Đồ dùng học tập III. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC 1. Phương pháp: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. 2. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động: - HS chơi trò chơi. Tôi bảo Mục đích: tạo không khí vui tươi Thời gian: 4 phút Cách chơi:  - Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo” Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì” - Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái” Người chơi: vỗ tay 2 lần Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - GV sử dụng máy chiếu - Gv cho HS xem tranh ảnh về các hội trường, băng đĩa ghi hình hội trường. - HS thảo luận nhóm tổ N1? Hội trường là gì? Tại sao phải trang trí hội trường? N2 ? Trang trí hội trường nhằm mục đích gì? ? Trang trí hội trường là trang trí những phần nào? N3 ? Trong cách sử dụng phông màn, màu của phông, màu của chữ, cách đặt biểu tượng, cách xếp các bàn đại biểu, bàn khá giả... ? Cho ví dụ về một số loại hội trường? - Gv kết luận, bổ sung. I. Quan sát, nhận xét: - Quan sát tranh mẫu, ảnh mẫu - Hội trường là nơi diễn ra những buổi lễ, những buổi họp trang trọng, hay giao lưu văn nghệ, nơi mà các "nghệ sĩ" biểu diễn, là nơi diễn ra những buổi đại hội của các đoàn thể. - Trang trí hội trường nhằm mục đích làm cho hội trường thu hút sự chú ý của nhiều người, làm cho buổi lễ thêm không khí đại hội thêm phầm trang nghiêm , long trọng... - Cách trang trí : hội trường gồm 2 phần: Phần bục và phần nền. - Nếu là giao lưu văn nghệ, thì phông nền màu sáng, chữ đỏ tươi, tím hồng nhạt, có hình vẽ minh hoạ, có trang trí hoa, có đèn nháy và sáng lấp lánh, có màn kéo hạ sau khi biểu diễn... - Hội trường mít tinh kỉ niệm ngày nhà giáo VN, kỉ niệm ngày quốc tế lao động 1 - 5, hội trường liên hoan văn nghệ, kể chuyện cho học sinh... Hướng dẫn cách trang trí hội trường: - GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ cho hs nắm rõ các bước. HS thảo luận nhóm đôi - GV trình chiếu các bước vẽ trên máy chiếu y/c Hs sắp xếp các bước theo thứ tự đúng - B1: Xác định nội dung hoạt động. - B2: Chọn cách trang trí. - B3: Vẽ phác bố cục. - B4: Trang trí chi tiết và vẽ màu. GV trình chiếu - Cho HS tham khảo một số bài vẽ của hs năm trước. II. Cách trang trí hội trường: + Xác định nội dung là hội nghi, hội thảo hay lễ kỉ niệm... Xác định tên hoạt động (tên, ngày tháng tổ chức...) + Xác định chiều dài, rộng, cao của hội trường để chọn cách trang trí phù hợp. + Chọn kiểu chữ phù hợp nội dung. Sắp xếp và phác các thành phần, chi tiết (cờ, ảnh, tượng, bục, bệ, cây cảnh, đèn...) có trong hội trường vào những vị trí phù hợp. + Vẽ chi tiết các thành phần đó, timg màu phù hợp vói nội dung hoạt động. * Hoạt động 3: Luyện tập - HS nhắc lại các bước vẽ trang trí hội trường - Chú ý phải đủ các thành phần trang trí cho hội trường. Không quá cầu kì, không quá đơn giản * Hoạt động 4: Vận dụng. - HS thực hành vẽ trang trí hội trường - Hội thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 * Hoạt động 5: Mở rộng, tìm tòi - HS tìm hiểu một số phần mềm thiết kế phông chữ, vật liệu trang trí sân khấu. - HS sáng tạo làm mô hình sân khấu V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tiếp tục hoàn thiện phần vẽ hình - Tìm hiểu trước bài sơ lược mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam - Trải nghiệm làm mô hình kiến trúc nhà sàn dân tộc Thái bằng bìa cattong hoặc các vật liệu sáng tạo khác

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_9_tiet_12_ve_trang_tri_trang_tri_hoi_tr.doc
Giáo án liên quan