Giáo án lớp 5- Tuần 4

I.Mục đích, yêu cầu:

- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài: Xa-da-cô Xa-da-ki, Hi-rô-si-ma,Na-ga-da-ki.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.

- Hiểu được:

+ Nghĩa các từ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.

* Nội dung bi: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm.

- HS: Đọc, tìm hiểu bài.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Lòng dân (đọc phân vai) và trả lời câu hỏi.

 H.An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

 H.Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

 H.Nêu ý nghĩa đoạn kịch.

 - GV nhận xét ghi điểm.

doc36 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5- Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 4 Thứ hai, ngày 09 tháng 09 năm 2013 Tiết: 1 Chào cờ: ---------------------------------------------- Tiết: 2 TẬP ĐỌC: Những con sếu bằng giấy. I.Mục đích, yêu cầu: - Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài: Xa-da-cô Xa-da-ki, Hi-rô-si-ma,Na-ga-da-ki. - Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi. - Hiểu được: + Nghĩa các từ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết. * Nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm. - HS: Đọc, tìm hiểu bài. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Lòng dân (đọc phân vai) và trả lời câu hỏi. H.An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào? H.Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh? H.Nêu ý nghĩa đoạn kịch. - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng. HĐ 1: Luyện đọc: -Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp. -Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài văn (Chia bài thành 4 đoạn như SGK) với các bước đọc sau: *Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp ( lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) và kết hợp cho HS nêu cách hiểu nghĩa các từ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết. *Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt). * Gọi 1 HS đọc toàn bài. -GV đọc mẫu toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi 1 SGK. - GV nhận xét và chốt lại và nêu thêm: Ngoài các số liệu tính đến năm 1951. Đấy là chưa kể những người phát bệnh sau đó 10 năm như Xa-da-cô và sau đó còn tiếp tục. – GV chốt ý 1: Ý 1: Hậu quả 2 quả bom nguyên tử Mĩ ném xuống Nhật Bản. -Yêu cầu HS theo nhóm 2 em đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi 2 SGK: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? -Yêu cầu HS nêu ý 2. -GVnhận xét (kết hợp cho HS quan sát tranh) và chốt ý. Ý 2: Khát vọng sống của Xa-da-cô. -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 3 SGK. -Yêu cầu HS nêu ý 3. - GV nhận xét chốt lại và rút ý 3. Ý 3: Ước vọng hòa bình của HS thành phố Hi-rô-si-ma. H: Câu chuyện muốn nói điều gì? – Gv chốt và ghi đại ý: * Nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. -1 HS khá đọc, lớp đọc thầm. -HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. -HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp. -1 HS đọc toàn bài. -HS đọc thầm đoạn 1 và 2; trả lời câu hỏi 1SGK, HS khác bổ sung. -HS nhận xét rút ý 1. -HS đọc thầm đoạn 3; trả lời câu hỏi 1 SGK, HS khác bổ sung. -HS nhận xét rút ý 2. -HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 3 SGK – rút ý 3. -Trả lời câu hỏi – rút đại ý. -Đọc đại ý. Câu 1: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Câu 2: Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh. Câu 3: a)Để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa-da-cô. b) Để bày tỏ nguyện vọng hoà bình, khi Xa-dâ-cô chết các bạn quyên góp tiền xây dựng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: mong muốn cho thế giới này mãi hoà bình. Câu 4: Nếu đúng trước tượng đài, em sẽ nói với Xa-da-cô: Chúng tôi căm ghét chiến tranh. /Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết. Tôi sẽ cùng mọi người đấu tranh để xoá bỏ vũ khí hạt nhân./……. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm: a)H/dẫn HS đọc từng đoạn: - Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn. -GV H/dẫn, điều chỉnh cách đọc cho HS sau mỗi đoạn. b)Hướng dẫn cách đọc kĩ đoạn 3: -Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu đoạn c) Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp. -Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi). -Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. -HS đọc từng đoạn, HS khác nhận xét cách đọc. -Quan sát và nghe GV đọc. -HS đọc diễn cảm trước lớp. -HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 4. củng cố: - Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu đại ý, GV kết hợp giáo dục HS. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài: “Bài ca về trái đất”. - Nhận xét tiết học.  ------------------------------------- TIẾT: 3 TOÁN: ƠN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TỐN I.Mục tiêu: - Giúp HS làm quen với bài toán tỉ lệ. - HS biết cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ. HS: Sách, vở toán. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp. Tổng của 2 số bằng 760. Tìm hai số đó biết số thứ nhất bằng số thứ hai. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài. HĐ 1: Tìm hiểu về quan hệ tỉ lệ: -GV treo bảng phụ có viết sẵn viết sẵn nội dung ví dụ, yêu cầu HS đọc. Thời gian 1 giờ 2 giờ 3 giờ Quãng đường đi được 4km 8km 12km - Yêu cầu HS nhận xét về quãng đường đi được trong thời gian tương ứng. -GV nhận xét và chốt lại: Một giờ đi được 4km, 2 giờ (thời gian gấp lên 2 lần) thì đi được 8km (quãng đường đi được gấp lên 2 lần), 3 giờ (thời gian gấp lên 3 lần) thì quãng đường đi được 12km (quãng đường đi được gấp lên 3 lần). H: Qua ví dụ trên hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi được? -GV chốt lại: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần. -GV nêu bài toán ở SGK/19 – Y/c HS đọc đề, tìm hiểu đề. -Yêu cầu 1 em lên bảng tóm tắt, lớp tóm tắt vào giấy nháp - GV chốt lại như tóm tắt ở SGK. -Yêu cầu HS suy nghĩ tìm ra cách giải và trình bày cách giải. Nếu HS lúng túng GV có thể gợi ý: Muốn biết 4 giờ đi được mấy km, ta phải biết 1 giờ ô tô đi được. Hay là thời gian 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần. - GV nhận xét và chốt lại: Tóm tắt: 2giờ : 90km 4giờ : ? km Bài giải Cách 1: Cách 2: 1 giờ ô tô đi được: 4 giờ gấp 2 giờ số lần: 90 : 2 = 45(km) 4 : 2 = 2 (lần) 4 giờ ô tô đi được: 4 giờ ô tô đi được: 45 x 4 = 180(km) 90 x 2 = 180 (km) Đáp số: 180 km Đáp số: 180 km Cách 1: Bước tính thứ nhất là bước rút về đơn vị. Cách 2: Bước tính thứ nhất là bước tìm tỉ số. H: Đối với dạng toán tỉ lệ ta có các cách giải nào? GV chốt: Có 2 cách giải: cách giải thứ nhất dùng bước “rút về đơn vị” ; cách thứ hai dùng bước “tìm tỉ số”. HĐ 2: Luyện tập – thực hành: -Yêu cầu HS đọc, xác định cái đã cho cái phải tìm của bài toán và tìm cách giải phù hợp. -GV nhận xét từng bài HS làm, chấm điểm và chốt cách làm: Bài 1: Tóm tắt: 5m : 80 000 đồng 7m : … đồng ? Bài giải. Mua 1m vải hết số tiền là : 80 000 : 5 = 16 000 (đồng Mua 7m vải hết số tiền là : 16 000 x 7 = 112 000 (đồng ) Đáp số : 112 000 đồng Bài 2: Tóm tắt : 3 ngày : 1200 cây 12 ngày : .. cây? Bài giải: Trong 1 ngày trồng được số cây là : 1200 : 3 = 400 (cây) Trong 12 ngày trồng được số cây là: 400 x 12 = 4800 (cây) Đáp số : 4800 cây. Bài 3: (nếu không còn thời gian GV cho về nhà làm) Tóm tắt: 1000 người : 21 người 4000 người : …. người? Bài giải: Số lần 4000 người gấp1000 người là : 4000 : 1000 = 4 (lần) Một năm sau dân số của xã tăng thêm: 4 x 21 = 84 (người) Đáp số : 84 người. b. Tóm tắt: 1000 người : 15 người 4000 người : …. người? Bài giải: Một năm sau dân số của xã tăng thêm: 15 x 4 = 60 (người) Đáp số: 60 người. -HS đọc. -HS quan sát trả lời, HS khác bổ sung. -HS trao đổi nhóm 2 em, trả lời, nhóm khác bổ sung. -HS nhắc lại. -HS đọc đề, tìm hiểu. -1 em lên bảng tóm tắt, lớp tóm tắt vào giấy nháp. -HS trao đổi nhóm 2 em tìm cách giải bài toán. -HS trình bày cách giải của mình trước lớp, nhóm khác bổ sung thêm cách giải. -HS nhắc lại. -HS đọc, xác định cái đã cho cái phải tìm của bài toán và tìm cách giải phù hợp cho bài toán. -Thứ tự HS lên bảng tóm tắt và giải, HS khác làm vào vở. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng sửa sai. 4. Củng cố: -Yêu cầu HS nêu lại 2 cách giải của dạng toán tỉ lệ. 5. Dặn dò: - Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài: “Luyện tập”. - Nhận xét tiết học. ---------------------------------------------- Tiết: 4 ĐẠO ĐỨC: Có trách nhiệm về việc làm của mình(Tiết 2) I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: -HS hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. - HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống, có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. -Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm đổ lỗi cho người khác. II. Chuẩn bị: GV: Ghi các tình huống của bài tập 3 vào bảng phụ. HS: -Tìm hiểu trước cách xử lí tình huống bài tập 3 trang 8. -Nhớ một số mẩu chuyện của bản thân chứng tỏ mình có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm về việc làm của mình. III. Các hoạt động dạy & học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi: H: Nêu ghi nhớ? 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. HĐ 1:Xử lí tình huống (Bài tập 3,SGK /8) -Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 3 SGK. -GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 3. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm xử lí tình huống GV giao. -GV dán lên bảng từng tình huống một. Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình, cả lớp trao đổi, bổ sung. - GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. HĐ 2:Tự liên hệ bản thân. -GV nêu yêu cầu: * Em hãy nhớ và kể lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm. -Gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm: 1) Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì? 2) Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? -Yêu cầu HS theo nhóm 2 kể cho nhau nghe về câu chuyện của mình . - GV yêu cầu một số HS trình bày câu chuyện trước lớp. - Sau phần trình bày của mỗi HS, GV gợi ý cho các em tự rút ra bài học qua mẩu chuyện mình kể. - GV kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui là thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng. Người có trách nhiệm là người trước khi làm gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc gì hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt. -HS đọc nội dung bài tập 3 SGK. -Thảo luận, xử lí tình huống. -Đại diện các nhóm lên bảng trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình. -HS theo nhóm 2 kể cho nhau nghe về câu chuyện của mình. -HS trình bày câu chuyện trước lớp. -Rút ra bài học qua câu chuyện của mình. 4. Củng cố – Dặn dò: - GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Dặn HS luôn có trách nhiệm về việc làm của mình. Chuẩn bị bài sau: “Cĩ chí thì nên”. TIẾT: 5 THỂ DỤC: (Giáo viên bộ mơn dạy) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 10 tháng 09 năm 2013 Tiết: 1 TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: -Củng cố cho HS về giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ . -HS giải được giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng cách thuận tiện và phù hợp. -HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài. HS: Đọc, tìm hiểu bài. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng giải bài toán sau (mỗi em giải một cách). Bài toán: Tổ 1 lớp 5A có 12 học sinh trồng được 60 cây. Hỏi cả lớp 5A có 36 học sinh trồng được bao nhiêu cây, biết số cây trồng được của mỗi HS là như nhau? -GV nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu các bài tập SGK. -Yêu cầu HS đọc các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK, nêu yêu cầu của bài tập. HĐ 2: Làm bài tậpvà chấm sửa bài: - Yêu cầu HS thứ tự lên bảng làm, HS khác làm vào vở , GV theo dõi HS làm, chấm, sửa bài. Bài 1: - GV có thể gợi ý: Giá tiền mỗi quyển vở không đổi. Khi số quyển vở mua tăng thêm một số lần thì số tiền mua vở sẽ như thế nào? Tóm tắt: 12 quyển : 24 000 đồng 30 quyển : ? đồng Bài giải: Mua 1 quyển vở hết số tiền là: 24 000 : 12 = 2 000 (đồng) Mua 30 quyển vở hết số tiền là: 2 000 x 30 = 60 000 (đồng) Đáp số : 60 000 đồng. Bài 2: - GV có thể gợi ý: biết giá một bút chì không đổi, em hãy nêu mối quan hệ giữa số bút muốn mua và số tiền phải trả? Tóm tắt: 2 tá = 24 cái 24 bút : 30 000 đồng 8 bút : ? đồng Bài giải: Số lần 8 cái bút kém 24 cái bút là: 24 : 8 = 3 (lần) Số tiền phải trả để mua 8 cái bút là: 30 000 : 3 = 10 000 (đồng) Đáp số : 10 000 đồng. (Học sinh có thể làm theo cách khác ) Bài 3: Tóm tắt: 120 học sinh : 3ô tô 160 học sinh:: ? ô tô Bài giải: Mỗi ô tô chở được số học sinh là:120 : 3 = 40 (học sinh) Số ô tô cần để chở 160 học sinh là:160 : 40 = 4 (ô tô) Đáp số : 4 ô tô Bài 4: Tóm tắt: 2 ngày : 76 000 đồng 5 ngày : ? đồng Bài giải: Số tiền công được trả cho 1 ngày làm là: 72 000 : 2 = 36 000 (đồng) Số tiền công được trả cho 5 ngày làm là: 36 000 x 5 = 180 000 (đồng ) Đáp số: 180 000 đồng. -Y/cầu HS n/xét bài bạn, GV chốt lại cách làm như trên. -HS đọc các bài tập 1, 2, 3, 4, SGK, nêu yêu cầu của bài tập. -HS thứ tự lên bảng làm, HS khác làm vào vở. HS tự làm HS tự làm -Nhận xét bài bạn trên bảng. 4. Củng cố: -Yêu cầu HS nêu lại 2 cách giải của dạng toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. 5. Dặn dò: - Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài: “Ôn tập và bổ sung về giải toán” (tt) - Nhận xét tiết học. Tiết: 2 CHÍNH TẢ: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ (Nghe – viết) I. Mục đích yêu cầu: - HS nghe – viết và trình bày đúng bài chính tả:Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, nắm được quy tắc viết dấu thanh trong tiếng có âm chính là nguyên âm đôi. - HS có kĩ năng nghe – viết đúng chính tả, viết đúng một số tên phiên âm tiếng nước ngoài, vận dụng làm tốt phần bài tập. - HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp. * Kĩ năng sống: + Trình bày đúng hình thức bài văn xuơi. + Nắm chắc mơ hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng ia, iê (BT2, BT3) II. Chuẩn bị: GV: Phiếu bài tập bài 2. HS: Vở chính tả, SGK. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết các từ: nhiều, múa và nhận xét vị trí của dấu thanh trong tiếng có âm chính là nguyên âm đôi. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu tiết học. HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả. -Gọi 1 HS đọc bài:Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ (ở SGK/38). - GV hỏi để tìm hiểu nội dung và cách viết đoạn văn: H: Tại sao người người lính gốc Bỉ lại có tên Phan Lăng? Ông là con người như thế nào? (Ông là người lính gốc Bỉ làm trong quân đội Pháp, bất bình với cuộc chiến tranh phi nghĩa và chạy hàng ngũ quân đội ta lấy tên là Phan Lăng. Có lần anh bị Pháp bắt, chúng dụ dỗ nhưng ông không khuất phục bèn đưa ông về giam ở Pháp, năm 1986 ông và con trai trở lại thăm Việt Nam). -Yêu cầu HS đọc thầm chú ý đọc kĩ các từ phiên âm: Phrăng-Đơ Bô-en, các từ khó viết: khuất phục, xâm lược, dụ dỗ. -Gọi 1 HS lên bảng viết các từ: Phrăng-Đơ Bô-en, khuất phục, xâm lược, dụ dỗ.HS khác viết vào giấy nháp. - GV nhận xét các từ HS viết. HĐ2: Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả. -Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý các chữ mà mình dễ viết sai. -GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài. -GV đọc từng câu hoặc chia nhỏ câu thành các cụm từ cho HS viết , mỗi câu (hoặc cụm từ) GV chỉ đọc 2 lượt. -GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa. -GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì. - GV chấm bài của tổ, n/xét cách trình bày và sửa sai. HĐ3: Làm bài tập chính tả. Bài 2: -Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập, nêu 2 tiếng in đậm: nghĩa, chiến. -GV tổ chức cho các em hoạt động nhóm 2 em với nội dung: * Điền tiếng nghĩa và chiến vào mô hình cấu tạo vần, nêu sự khác và giống nhau (giữa phần vần, âm cuối) của 2 tiếng. - Gọi HS nhận xét bài, GV chốt lại: *Giống nhau: hai tiếng đều có âm chính là nguyên âm đôi; * Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối. Bài 3: -Gọi HS đọc bài tập 3, xác định yêu cầu của bài tập. -Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 em quan sát tiếng nghĩa và chiến để nêu quy tắc ghi dấu thanh ở những tiếng có âm chính là nguyên âm đôi. -Gv nhận xét bài HS và chốt lại cách làm: * Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối) dấu thanh đặt chữ cái đầu”i” * Trong tiếng chiến (có âm cuối n) dấu thanh đắt chữ cái thứ hai “ê”. -GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ thêm về một số tiếng có âm chính là nguyên âm đôi (trường hợp không có âm cuối, có âm cuối) để minh họa. 1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm. -HS trả lời, hS khác bổ sung. -1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp. - HS đọc thầm bài chính tả. - HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý các chữ mà mình dễ viết sai. -HS viết bài vào vở. -HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa. -HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì. -HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập. - HS đọc và làm vào phiếu bài tập theo nhóm đôi, 1 nhóm lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn. -HS đọc bài tập 3, xác định yêu cầu của bài tập. -HS thảo luận theo nhóm 4 em hoàn thành nội dung GV giao, sau đó trình bày HS khác bổ sung. -HS lấy một số ví du.ï 4. Củng cố – Liên hệ: -HS nêu lại quy tắt viết dấu thanh. 5. Nhận xét – Dặn dị: -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt. -Nhắc HS viết đúng vị trí của dấu thanh khi viết bài, chuẩn bị bài tiếp theo. _____________________________________ TIẾT: 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ TRÁI NGHĨA I. Mục đích, yêu cầu: -Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa. -Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa -Giáo dục ý thức chọn lựa cẩn thận từ trái nghĩa khi dùng cho phù hợp. * Kĩ năng sống: Nhận biết được các từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước(BT2, BT3) II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Phô tô vài trang từ điển Việt Nam liên quan đến bài học, viết nội dung bài tập 1 và 2 vào bảng phụ. HS: Đọc, tìm hiểu bài. III.Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc đoạn văn tả màu sắc đẹp của những sự vật trong một khổ thơ bài: Sắc màu em yêu. - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS -Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. HĐ1: Tìm hiểu phần nhận xét VD - Rút ghi nhớ - Tổ chức HS đọc yêu cầu bài 1, tìm từ in đậm và so sánh nghĩa của các từ in đậm đó. - Yêu cầu HS trình bày - GV nhận xét và chốt lại: * Phi nghĩa: Trái với đạo lí. * Chính nghĩa: Đúng với đạo lí. Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa. Bài 2: Yêu cầu HS đọc và tìm từ trái nghĩa trong câu tục ngữ: Chết vinh còn hơn sống nhục. -GV nhận xét chốt lại: chết / sống ; Vinh (được kính trọng đánh giá cao) / nhục (xấu hổ vì bị khinh bỉ) Bài 3 Yêu cầu 1 em đọc, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: H: Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng gì? -GV chốt lại: Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam – thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ. H: Thế nào là từ trái nghĩa và tác dụng củaviệc dùng từ trái nghĩa? (Làm nổi bật những sự đối lập ta muốn nói đến). -GV nhận xét đánh giá chốt lại đó chính là phần ghi nhớ của bài học. Yêu cầu HS đọc bài học ở SGK. -Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu bài tập. -Gọi 4 em thứ tự lên bảng mỗi em gạch chân cặp từ trái nghĩa trong một thành ngữ, tục ngữ. -Yêu cầu HS nhận xét bài bạn. GV nhận xét chốt lại: Đáp án: đục / trong; đen / trắng; rách / lành; dở / hay. Bài 2: -GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu bài tập. -Gọi 3 em thứ tự lên bảng mỗi em điền một từ, HS dưới lớp làm vào vở bài tập. -Yêu cầu HS nhận xét bài bạn. GV nhận xét chốt lại: Đáp án: hẹp / rộng; xấu / đẹp; trên / dưới. -GV yêu cầu HS khá giỏi nêu cách hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ. Bài 3: -Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu bài. -GV gọi 4 em thứ tự lên bảng làm, HS khác làm vào vở. -GV hướng dẫn HS với một từ đã cho có thể tìm càng nhiều từ trái nghĩa càng tốt. -Yêu cầu HS nhận xét bài bạn. GV nhận xét chốt lại: Đáp án: + hoà bình / chiến tranh, xung đột. + thương yêu / căm ghét, căm giận, căm thu

File đính kèm:

  • docBài soạn 5, Tuần 4.doc
Giáo án liên quan