I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thứcbảo vệ, giự gìn các công trình công cộng ở địa phương .
-(Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng).
* Tích hợp :Các công trình công cộng ở địa phương có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân .
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng .
-Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạy động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương .
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Đóng vai .
- Trò chơi phỏng vấn .
- Dự án .
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
-SGK Đạo đức 4.
-Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
-Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
64 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 23
Thứ /ngày
Môn
Tên bài dạy
Hai
ĐĐ
T
TĐ
LS
CC
Giữ gìn các công trình công cộng (t1)
Luyện tập chung
Hoa học trò
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Chào cờ
Ba
CT
LT&C
T
KH
Nhớ – viết : Chợ tết
Dấu gạch ngang
Luyện tập chung
Aùnh sáng
Tư
TĐ
TLV
T
ĐL
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Luyện tập tả các bộ phận của cây cối
Phép cộng phân số
Hạot động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tt)
Năm
KC
LT&C
T
KT
KC đã nghe,đã đọc
MRVT : Cái đẹp
Phép cộng phân số (tt)
Trồng cây rau,hoa
Sáu
TLV
T
KH
SHTT
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Luyện tập
Bóng tối
Shtt
Thứ hai :
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 23: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG(Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thứcbảo vệ, giự gìn các công trình công cộng ở địa phương .
-(Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng).
* Tích hợp :Các công trình công cộng ở địa phương có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân .
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng .
-Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạy động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương .
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Đóng vai .
Trò chơi phỏng vấn .
Dự án .
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
-SGK Đạo đức 4.
-Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
-Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định :
2.Bài cũ: Lịch sự với mọi người
-GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+Nêu phần ghi nhớ của bài: “Lịch sự với mọi người”
+Hãy giải quyết tình huống sau: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng người một bạn gái đi ngang qua. Các bạn nam nên làm gì trong tình huống đó?
GV nhận xét – tuyên dương
3.Bài mới:
“Giữ gìn các công trình công cộng”
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (tình huống ở SGK/34)
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.
-GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Tuấn nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/35)
-GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
Trong những bức tranh (SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Vì sao?
-GV kết luận ngắn gọn về từng tranh:
Tích hợp : Em nhận xét gì về việc làm của mỗi người trong tranh .
*Hoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/36)
-GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống:
ịNhóm 1 :
a/. Một hôm, khi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một số thanh sắt nối đường ray đã bị trộm lấy đi. Nếu em là bạn Hưng, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
ịNhóm 2 :
b/. Trên đường đi học về, Toàn thấy mấy bạn nhỏ rủ nhau lấy đất đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Theo em, Toàn nên làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
-GV kết luận từng tình huống:
4. Củng cố dặn dị
Kể tên các công trình công cộng mà em biết?
Tại sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
Nhận xét tiết học
-Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
-2HS đọc ghi nhớ bài.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
Tranh 1: Sai
Tranh 2: Đúng
Tranh 3: Sai
Tranh 4: Đúng
HS trả lời .
-Các nhóm HS thảo luận. Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
+ Em báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt …)
+Em phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ …
-HS lắng nghe.
HS kể – HS khác nhận xét
HS trả lời
HS nhận xét tiết học
TIẾT 111: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
-Biết so sánh hai phân số .
-Biết vận dụng dấu hiệh chia heat cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản.
-( Kết hợp ba bài luyện tập chung trang 123,124 thành hai bài luyện tập chung )
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở
- Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS lên bảng sửa bài 2b
Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta thực hiện như thế nào?
-Nêu cách rút gọn phân số
GV nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1(ở đầu tr.123)
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Bài tập yêu cầu ta điều gì?
GV treo bảng phụ HD HS thi đua tiếp sức.
-GV cùng HS nhận xét – tuyên dương
Bài tập 2: (ở đầu tr.123) BT1 a,c( ở cuối tr 123) ( a chỉ cần tìm một chữ số)
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
GV tổ chức cho HS thi “Ai nhanh hơn”
GV có thể yêu cầu HS nhắc lại thế nào là phân số lớn hơn 1,thế nào là phân số bé hơn 1
GV cùng HS sửa bài nhận xét.
4. Củng cố dặn dị
Làm bài BT trong SGK
Chuẩn bị: Luyện tập chung
Hát
HS sửa bài
b/ và .
Cách 1:;
Vì nên > .
Cách 2: và .
Vì >1; .
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập
Điền dấu
Mỗi đội 6HS lên bảng làm bài tiếp sức.
; ;
; ;
HS đọc yêu cầu bài tập, thảo luận cặp đôi – trình bày kết quả trước lớp.
TẬP ĐỌC
TIẾT 45: HOA HỌC TRÒ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm’
-Hiểu ND : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng ,loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời các CH SGK)
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Giao tiếp .
-Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi.
-Lắng nghe tích cực.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Hỏi đáp trước lớp.
-Trình Bày ý kiến cá .
-Trình bày 1 phút .
-Thảo luận nhĩm.
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Chợ Tết
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời câu hỏi
GV nhận xét - ghi điểm
3.Bài mới:
Bài Hoa học trò tả vẻ đẹp của hoa phượng vĩ – loài cây thường được trồng trên sân các trường học, gắn với kỉ niệm của rất nhiều HS về mái trường. Vì vậy, nhà thơ Xuân Diệu gọi đó là hoa học trò. Các em hãy đọc & tìm hiểu để thấy vẻ đẹp đặc biệt của loài hoa đó
Hoạt động1: luyện đọc trơn
GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp, kết hợp giải nghĩa các từ mới ở cuối bài đọc.
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng nhẹ nhàng, suy tư; nhấn giọng những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng; sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
Bài văn cho em thấy gì?
Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn1 – HD HS đọc diễn cảm
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4. Củng cố dặn dị
Em hãy nói cảm nhận của em khi học bài văn?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Hát
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS nêu: mỗi lần xuống dòng là một đoạn
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường & nở vào mùa thi cuối khoá của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi & những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải một đoá, mà cả một loạt , cả một trời đỏ rực,….như hàng ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui “buồn vì . . .nghỉ hè”. Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ……câu đối đỏ.
Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
Nội dung chính: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả.
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu tự do
LỊCH SỬ
TIẾT 23: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
I.MỤC TIÊU :
- Biết được sự phát triển văn học và khoa học thời Hậu Lê( một vài tác giả của thời Hậu Lê):
+Tác giả tiêu biểu : Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
-(HS khá ,giỏi tác phẩm tiêu biểu: Quốc Âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.)
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Hình trong SGK phóng to.
-Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu .
-PHT của HS.
Tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi
Quốc âm thi tập;
Bình Ngô đại cáo
Ức trai thi tập
Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
Tâm sự của người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước.
Hội Tao Đàn, Lê Thánh Tông
Các tác phẩm thơ; Hồng Đức quốc âm thi tập.
- Ca ngợi công đức của nhà vua
Công trình khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
Ngô sĩ Liên
Đại việt sử kí toàn thư
- Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Lê.
Nguyễn Trãi
- Lam Sơn thực lục
- Dư địa chí
-Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
-Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta
Lương Thế Vinh
- Đại thành Toán pháp
-Kiến thức toán học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Khởi động:
2. Bài cũ: Trường học thời Hậu Lê
Gọi HS hỏi đáp theo cặp
-Em hãy mô tả tổ chức GD dưới thời Lê ?
-Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
GV nhận xét – ghi điểm
3.Bài mới :
GV giới thiệu.
*Hoạt động1: Tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu thời Hậu Lê
-GV chi nhóm phát PHT cho từng nhóm.
-GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung,tác giả ,tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS một số dữ liệu, HS điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê).
-GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác giả thời Lê.
+ Trong giai đoạn này có những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu nào?
*Hoạt động2: Công trình khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.
-GV phát PHT có kẻ bảng thống kê cho HS.
-GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS phần nội dung, HS tự điền vào cột tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê)
-GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
-GV đặt câu hỏi :Dưới thời Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất ?
-GV giảng thêm :Dưới thời Hậu Lê, Văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
4. Củng cố dặn dị
-GV cho HS đọc phần bài học ở trong khung .
-Kể tên các tác phẩm vá tác giả tiêu biểu của văn học thời Lê.
-Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này?
-Nhận xét tiết học
-Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài “Ôn tập”.
Hát
-HS hỏi đáp nhau .
-HS khác nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS các nhóm thảo luận và điền vào bảng .
-Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Lê.
-HS khác nhận xét, bổ sung .
+ Trong giai đoạn này có những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu đó là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông .
-HS điền vào bảng thống kê .
-Dựa vào bảng thống kê HS mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Lê.
-HS thảo luận và kết kuận :Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông .
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
+Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông được coi là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này vì họ có nhiều sáng tác bằng chữ Nôm có giá trị lưu truyền đến ngày nay.
HS nhận xét tiết học.
Thứ ba :
CHÍNH TẢ
TIẾT 23: CHỢ TẾT (Nhớ – viết)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn thơ trích
- Làm đúng các bài tập âm đầu , vần dễ lẫn BT(2).
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Kĩ năng đạt mục tiêu.
-Kĩ năng quản lí thời gian.
-Lắng nghe ích cực.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Trình Bày ý kiến cá .
-Hỏi đáp .
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
Phiếu viết sẵn nội dung BT2
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Bài cũ:
GV mời 1 HS đọc cho bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở tiết CT trước.
GV nhận xét & chấm điểm
3. Bài mới:
Hoạt động1: HD HS nhớ - viết chính tả
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài
Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết
GV nhắc HS cách trình bày đoạn thơ, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả
Yêu cầu HS viết tập
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV chấm một số vở - nhận xét chung
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2
GV dán tờ phiếu đã viết truyện vui Một ngày & một năm, chỉ các ô trống, giải thích yêu cầu của BT2.
GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời HS lên bảng thi tiếp sức.
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
Yêu cầu HS nói về tính khôi hài của truyện.
4.Vận dụng
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài:Nghe – viết: Họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Hát
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
HS nhận xét
1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
2 HS đọc thuộc lòng bài thơ, các HS khác nhẩm theo
HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS theo dõi
3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức.
Đại diện nhóm đọc lại truyện Một ngày & một năm sau khi đã điền các tiếng thích hợp.
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Họa sĩ – nước Đức – sung sướng – không hiểu sao – bức tranh – bức tranh
Tính khôi hài của truyện: Họa sĩ trẻ ngây thơ tưởng rằng mình vẽ một bức tranh mất cả ngày đã là công phu. Không hiểu rằng, tranh của Men–xen được nhiều người hâm mộ vì ông đã bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho mỗi bức tranh.
TOÁN
TIẾT 112: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ
Vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Bài cũ: Luyện tập chung
GV yêu cầu HS sửa bài 4b làm ở nhà
Muốn so sánh hai phân số ta thực hiện như thế nào?
Nêu cách rút gọn phân số
Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số
GV nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Tiết học hômnay,các em sẽ làm các bài tập luyện tập về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và các kiến thức ban đầu về phân số.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 2 ( ở cuối tr 123) ,BT2( c,d), ( tr.125)
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Bài tập yêu cầu ta điều gì?
GV nêu câu hỏi để HS trả lời ôn tập lại dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
-GV cùng HS theo dõi nhận xét
Bài tập 3 ( tr .124)
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-Muốn biết trong phân số đã cho phân số nào bằng phân số ta làm như thế nào?
Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm kết quả đúng.
GV cùng HS theo dõi nhận xét
4. Củng cố dặn dị
Nêu cách rút gọn phân số
Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số
Nhận xét tiết học.
Làm BT2 trang 123/SGK
Chuẩn bị: Phép cộng phân số
Hát
1HS sửa bài
b/
HS tiếp nối nhau nêu
HS nhận xét
-HS nghe.
HS đọc yêu cầu bài tập
Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống
HS làm bài miệng
a/ Điền các số 2,4,6,8 thì đều được các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Điền số 0 thì được số 750 chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
c/ Điền 6. Số 756 chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là số 6,chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 18, 18 chia hết cho 3.
HS đọc yêu cầu bài tập
-Ta rút gọn các phân số rồi so sánh
; ; ; .
Vậy các phân số bằng là .
HS nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 45: DẤU GẠCH NGANG
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu được tác dụng dấu gạch ngang trong bài văn(BT1 mục III), viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích(BT2).
(HS khá ,giỏi : viết được doạn văn ít nhất 5câu, đúng yêu cầu của ( bài tập 2 mục III) }
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Giao tiếp :Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp .
-Lắng nghe tích cực.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Làm việc nhĩm .
-Trình bày 1 phút.
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
Phiếu viết lời giải BT1 (phần Nhận xét).
Đoạn a
Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
Cháu con ai?
Thưa ông, cháu là con ông Thư.
Đoạn b
Cái đuôi dài – bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
Đoạn c
Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi …..
Khi điện vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu,…
Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục,……
Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô,mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
- Phiếu viết lời giải BT1 (phần Luyện tập).
Bút dạ, 3 tờ giấy trắng khổ rộng để HS làm BT2.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét & chấm điểm.
3.Bài mới:
- Từ năm lớp 1, các em đã được học
những dấu câu nào?
- Bài học hôm nay giúp các em biết thêm một dấu câu mới đó là dấu gạch ngang.
Hoạt động1: HD phần nhận xét
Bài tập 1
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV kết luận, chốt lại ý đúng bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải.
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV vẫn để tờ phiếu viết lời giải BT1 trên bảng, HS dựa vào đó & tham khảo nội dung phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi.
Dấu gạch ngang thường dùng để làm gì?
Ghi nhớ
c/Thực hành
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV chia lớp thành 6 nhóm( 2nhóm tìm hiểu một đoạn văn)
GV nhận xét, chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV lưu ý: đoạn văn em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng:
+ Đánh dấu các câu đối thoại.
+ Đánh dấu phần chú thích.
GV phát bút dạ & phiếu cho HS.
GV kiểm tra lại nội dung bài viết, cách sử dụng các dấu gạch ngang trong bài viết của HS, nhận xét.
GV mời 1 số HS dán bài làm lên bảng lớp, chấm điểm bài làm tốt.
4. Củng cố dặn dị
-Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
Hát
1 HS làm BT2, 3
1 HS đọc thuộc 3 thành ngữ trong BT4. Đặt 1 câu sử dụng 1 trong 3 thành ngữ trên.
HS nhận xét
HS nêu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm.
3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1.
HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
HS nhìn phiếu lời giải, tham khảo nội dung ghi nhớ, trả lời:
+ Đoạn a: dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (ông khách & cậu bé) trong đối thoại.
+ Đoạn b: dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của con cá sấu) trong câu văn.
+ Đoạn c: dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.
+ Dấu gạch ngang thường dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật, đánh dấu phần chú thích, liệt kê.
3 HS lần lượt đọc ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc nhóm đôi, tìm dấu gạch ngang trong truyện Quà tặng cha, nêu tác dụng của mỗi dấu.
HS phát biểu ý kiến.
Đoạn 1: Dấu thứ nhất và thứ hai - đánh dấu phần chú thích.
Đoạn 2: Đánh d
File đính kèm:
- 23.doc