Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

+ HS được tham gia với hoạt động Sinh hoạt dưới cờ.

+ HĐ trải nghiệm: Được trải nghiệm không khí vui tết Trung thu, qua đó thêm yêu thích ngày tết Trung thu.

 - Thể hiện sự sáng tạo trong làm đồ chơi, bày cỗ Trung thu

 - Rèn kỹ năng hợp tác nhóm và hình thành năng lực giải quyết vẫn đề, kỹ năng điều chỉnh bản thân, lập kế hoạch và điều chỉnh hoạt động.

II. Chuẩn bị:

 

docx40 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ 2 ngày 28 tháng 9 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm: SINH HOẠT DƯỚI CỜ THAM GIA VUI TRUNG THU I. Mục tiêu: + HS được tham gia với hoạt động Sinh hoạt dưới cờ. + HĐ trải nghiệm: Được trải nghiệm không khí vui tết Trung thu, qua đó thêm yêu thích ngày tết Trung thu. - Thể hiện sự sáng tạo trong làm đồ chơi, bày cỗ Trung thu - Rèn kỹ năng hợp tác nhóm và hình thành năng lực giải quyết vẫn đề, kỹ năng điều chỉnh bản thân, lập kế hoạch và điều chỉnh hoạt động. II. Chuẩn bị: + Chuẩn bị văn nghệ hát múa về Trung thu. + Mâm cỗ Trung thu. III. Nội dung sinh hoạt: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1. Chào cờ (15 phút) - HD HS xếp hàng tham gia lễ chào cờ - Lớp trực nhận xét thi đua - Tổng phụ trách, ban giám hiệu nhà trường nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. HĐ2.Tổ chức bày cỗ Trung thu (13 phút) Bước 1: Khai mạc cuộc thi. Bước 2: Giới thiệu ban giám khảo và tiêu chí cuộc thi. -Nội dung, hình thức,sáng tạo, tiết kiệm. Bước 3: Tổ chức cuộc thi: Bày mâm cỗ Trung thu. - GV nêu yêu cầu các em bày cỗ Trung thu - GV theo dõi giúp đỡ học sinh. HĐ3.Văn nghệ và tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn. (10 phút) - Toàn trường mỗi lớp xếp thành hai hàng, tay cầm đồ chơi Trung thu rước đèn múa hát đi vòng quanh sân trường. Bước 1: Văn nghệ Bước 2: Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn. Bước 3: Múa lân,sư tử. 5.Đánh giá: GV nhận xét tinh thần thái độ chuẩn bị và tham gia hoạt động của lớp. HĐ3. HĐ nối tiếp ( 2 phút) - Dặn HS về nhà tự bày cỗ Trung thu, tự làm đèn lồng. - Tập trung dưới cờ, tham gia lễ chào cờ. - HS lắng nghe - HS tham gia bày cỗ Trung thu. - HS thực hiện theo yêu cầu - HS có hoàn cảnh khó khăn lên nhận quà. - Lắng nghe - HS lắng nghe thực hiện Tiếng Việt: Bài 16: GH (2 tiết) Mục tiêu 1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết âm và chữ gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh. + Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có g, gh. + Nắm được quy tắc chính tả: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,... + Đọc đúng bài Tập đọc Ghế. + Viết đúng các chữ gh, tiếng ghế gỗ; chữ số: 6, 7 (trên bảng con) 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất: + Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. II. Chuẩn bị: + Bộ đồ dùng + Bảng con, vở bài tập III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Khởi động (5 phút) + Kiểm tra bài cũ: - GV mời HS đọc bài Tập đọc Bể cá - GV nhận xét + Giới thiệu bài – Ghi mục bài âm gờ và chữ gh HĐ2 : Chia sẻ và khám phá (15 phút) Bài 1: Làm quen - GV chỉ hình ghế gỗ, hỏi: Đây là cái gì? - Trong từ ghế gỗ, tiếng nào có chữ gờ kép GV chỉ: ghế. * Phân tích: Tiếng ghế - GV lắng nghe nhận xét * Đáng vần - GV theo dõi sửa sai - GVYC HS gắn lên bảng cài chữ gh mới học. - GV nhẫn xét HĐ3: Luyện tập ( 20 phút) Bài 2: Tiếng nào có chữ g? Tiếng nào có chữ gh?) - GV chỉ từng chữ dưới hình. - GV giải nghĩa từ: gà gô (loại chim rừng, cùng họ gà nhưng nhỏ hơn, đuôi ngắn, sống ở đồi cỏ gần rừng); ghẹ (gần giống cua biển, mai màu sáng, có vân hoa, càng dài). - GV chỉ từng chữ, cả lớp nói: Tiếng gà có “g đơn”... Tiếng ghi có “gh kép”... Bài 3: Quy tắc chính tả (Ghi nhớ) - GV giới thiệu quy tắc chính tả g / gh, giải thích: Cả 2 chữ g (gờ đơn) và gh (gờ kép) đều ghi âm gờ. Bảng này cho các em biết khi nào âm gờ viết là gờ đơn (g); khi nào âm gờ viết là gờ kép (gh). - GV chỉ sơ đồ 1: Khi đứng trước các chữ e, ê, i, âm gờ viết là gh kép. - GV chỉ sơ đồ 2: Khi đứng trước các chữ khác (a, o, ô, ơ,...), âm gờ viết là g đơn. Bài 4: Tập đọc a) GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc có Hà, ba Hà, bà Hà và bé Lê (em trai Hà). Mồi người trong nhà Hà ngồi một loại ghế khác nhau. b) GV đọc mẫu; kết hợp chỉ từng hình giới thiệu các loại ghế: ghế gỗ (của Hà), ghế da (của ba Hà), ghế đá (ở bờ hồ). - 2 hs đọc bài Bể cá. (bài 15). - HS theo dõi lắng nghe. - Ghế gỗ. - Tiếng ghế - HS cá nhân, cả lớp đọc -Tiếng ghế có âm gờ đứng trước, âm ê đứng sau, dấu sắc đặt trên ê. Âm gờ viết bằng chữ gờ kép. - HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng: gờ - ê - ghê - sắc - ghế / ghế; // gờ - ô - gô - ngã - gỗ / gỗ. - HS gắn lên bảng cài chữ gh mới học. - HS quan sát tranh nêu -HS đọc: gà gô, ghi, gõ,... - HS lắng nghe ghi nhớ -HS làm bài trong VBT. Báo cáo kết quả: Tiếng có g (gờ đơn): gà gô, gõ, gỗ, gỡ cá. - Tiếng có gh (gờ kép): ghi, ghẹ. - HS (cá nhân, cả lớp): gờ - e - ghe - nặng - ghẹ / gờ - ê - ghê - sắc - ghế / gờ - i - ghi. - HS (cá nhân, cả lớp): gờ - a- ga - huyền - gà / gờ - o - go - ngã - gõ / gờ - ô - gô ngã - gỗ / gờ - ơ - gơ - ngã - gỡ,... - HS lắng nghe - Cả lớp nhìn sơ đồ, nhắc lại quy tắc trên: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,... - HS theo dõi - HS lắng nghe Tiết 2 c) Luyện đọc từ ngữ: ( 15 phút) - GV cho HS đọc các từ: ghế gỗ, ghế da, ghế đá, bờ hồ. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 4 tranh và 4 câu bên tranh. - (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ chậm từng tiếng trong câu 1. - Thi đọc đoạn, bài - GV lắng nghe nhận xét g) Tìm hiểu bài đọc - Hà có ghế gì? - Ba Hà có ghế gì? - Bờ hồ có ghế gì? - Bà bế bé Lê ngồi ghế nào? Bài 5:Tập viết (bảng con) ( 20 phút) a) Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gh, ghế gỗ; 6, 7. b) GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn viết - GV cùng HS nhận xét - YC HS viết vào bảng con HĐ 4. Củng cố, dặn dò: (5 phút) - GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả g / gh. - HS đọc ( CN- N- L) - Cả lớp đọc thầm; sau đó 1 HS đọc, cả lớp đọc. / Tiếp tục với câu 2, 3, 4. - (Đọc tiếp nối từng câu) HS (cá nhân, từng cặp) luyện đọc tiếp nối từng câu. - HS(Làm việc nhóm đôi) Từng cặp HS nhìn SGK, cùng luyện đọc. - Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi cặp, tổ đọc lời dưới 2 tranh). - Các cặp, tố thi đọc cả bài. - 1 HS đọc cả bài. - Cả lớp đọc đồng thanh. * Cả lớp đọc nội dung 2 trang của bài 16. -Hà có ghế gồ -Ba Hà có ghế da -Bờ hồ có ghế đá -Bà bế bé Lê ngồi ở ghế đá -HS Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gh, ghế gỗ; 6, 7. - HS lắng nghe nhắc lại cách viết chữ gh, ghế, gỗ số 6, 7 -HS viết: gh (2 - 3 lần). Sau đó viết: ghế gỗ (2 lần); 6, 7 (2 lần). - HS nhắc lại Đạo đức: EM GIỮ TRANG PHỤC GỌN GÀNG SẠCH SẼ. I. Mục tiêu: + Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: + Nêu được các việc làm để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ + Biết vì sao phải giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. + Tự thực hiện giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ đúng cách. II. Đồ dùng dạy học: + SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1 + Tranh ảnh, SGK, vở bài tập đạo đức 1 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Khởi động: (5 phút) + Bài cũ -Vì sao em cần tắm, gội hàng ngày - GV nhận xét + Bài mới:GV giới thiệu bài-ghi mục bài HĐ2. Khám phá (10 phút) 1.Tìm hiểu vì sao phải giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ - GV treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh + Vì sao em cần giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ? - Giáo viên lắng nghe, khen ngợi HS trình bày tốt. Kết luận: Trang phục gọn gàng, sạch sẽ giúp em tự tin, vui vẻ và thoải mái hơn. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ giúp em đẹp hơn trong mắt mọi người 2. Em mặc và giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - GV treo tranh lên bảng yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết: + Để kiểm tra xem đã mặc trang phục gọn gàng chưa, chúng ta cần làm gì? - GV gợi ý các hành động: +Tranh 1: Bẻ cổ áo +Tranh 2: Kiểm tra cài cúc áo +Tranh 3: Kiểm tra việc cho áo vào quần +Tranh 4: Kiểm tra việc cài quai dép - Gv mời cả lớp cùng đứng tại chỗ thực hiện kiểm tra và chỉnh lại trang phục của mình. Kết luận: Để mặc trang phục gọn gàng, em cần vuốt thẳng ảo, bẻ cổ áo cho gọn gàng, kiểm tra cúc áo cài lệch, bỏ áo vào quần, kiểm tra cài quai dép - GV tiếp tục treo tranh lên bảng + GV hỏi: Chúng ta sẽ làm gì để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ? bạn vừa trình bày. Kết luận: Những việc cần làm: giặt sạch, phơi khô quần áo, cất quần áo đúng nơi quy định; HĐ3. Luyện tập: (15 phút) Em chọn bạn biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ - GV YC HS quan sát tranh trong SGK -GV hỏi: Bạn nào trong tranh đã biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ? Kết luận: Em cần học tập hành động giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ của các bạn tranh 1,2; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 3. + Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ của em -GV nhận xét và điều chỉnh cho HS HĐ4. Vận dụng(5phút) : Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV treo tranh lên bảng hoặc trong SGK GV giới thiệu tình huống hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất Kết luận: -GV gợi ý để HS chia sẻ cách giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. -HS trả lời - HS lắng nghe - HS quan sát tranh - HS trả lời - HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - HS quan sát tranh - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. - HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe - HS chia sẻ - HS nêu - HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu - Tranh 1, 2: những bạn biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ - Tranh 3: bạn chưa biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. -HS lắng nghe - HS chia sẻ -HS lắng nghe - HS nêu -HS lắng nghe Toán: SO SÁNH SỐ (T1) LỚN HƠN, DẤU > I. Mục tiêu: 1. Phát triển các kiến thức. + Nhận biết được dấu > + Sử dụng được dấu khi > khi so sánh hai số + Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10( ở các nhóm có không quá 4 số) + Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất. + Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất II. Chuẩn bị: + Bộ đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Khởi động (5 phút) + Kiểm tra bài cũ: - GV gắn 6 bông hoa và 4con bướm lên bảng và hỏi: + Số hoa nhiều hơn hay số con bướm nhiều hơn? + Số hoa ít hơn hay số con bướm ít hơn? - Yêu cầu HS nhắc lại - GV nhận xét, tuyên dương. + Giới thiệu bài – Ghi mục bài HĐ2. Khám phá ( 15 phút) - GV: Hôm nay chúng ta sẽ học cách so sánh số lớn hơn với những chú vịt nhé. - GV cho HS đếm số vịt ở hình bên trái và hình bên phải để giải thích về con số ở cạnh mỗi hình -Yêu cầu HS so sánh số vịt 2 bên ở mỗi hình vẽ ( dùng cách ghép tương ứng 1-1) - GV kết luận về số vịt của mỗi bên , như vậy 4 lớn hơn 3) -HD HS viết phép so sánh : 4 > 3 vào vở - GV làm tương tự với hình quả dưa HĐ3: Thực hành( 15 phút) Bài 1: Tập viết dấu > - GV nêu yêu cầu của bài. - HD HS viết dấu > vào vở - GV cho HS viết bài Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn lần lượt cách thử để tìm ra đáp án đúng - GV nhận xét , kết luận Bài 3: -Nêu yêu cầu bài tập -HD HS đếm số sự vật có trong hình: H1: Kiến; H2: Cây; H3: Cò: H4: Khỉ và hươu cao cổ -Yêu cầu HS nêu số con trong ô vuông rồi nêu dấu lớn hơn trong ô trởn giữa. - GV nhận xét, kết luận Bài 4: - Nêu yêu cầu bài tập - HD HS tìm đường đi bằng bút chì - GV theo dõi hướng dẫn HS thực hiện - GV nhận xét, kết luận HĐ cuối: .Củng cố, dặn dò ( 5 phút) - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? -Về nhà em cùng người thân tìm thêm nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhật. - HS quan sát - HS trả lời - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS đếm số vịt -HS so sánh bằng cách ghép tương ứng - HS viết vào vở - HS nhắc lại - HS viết vào vở - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn -HS nêu H1: Kiến; H2: Cây; H3: Cò H4: Khỉ và hươu cao cổ -HS trả lời -HS nêu -HS nêu -HS thực hiện Tiết 2: Luyện Tiếng Việt : Bài 16: GH I. Mục tiêu: 1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ: + Củng cố giúp các em: Nhận biết âm gh và chữ cái gh ; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh. + Biết viết trên bảng con các chữ gh tiếng ghế. 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất: + Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. II. Đồ dùng dạy học: + Bảng con, phấn + Vở Bài tập Tiếng Việt . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Khởi động (5 phút) + Kiểm tra bài cũ: - GV mời HS đọc, viết gh, ghế - GV nhận xét + Giới thiệu bài – Ghi mục bài - GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS HĐ2: Luyện tập ( 30 phút) 1. Đọc bài ( 10 phút) - GV nêu yêu cầu của bài tập: Các em nhìn vào SGK trang 32, 33 - GV theo dõi giúp đỡ HS Chú ý: nói to và vỗ tay tiếng có âm g, nói mà không vỗ tay tiếng có âm gh - GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm ê, 3 tiếng có âm l. 2: Tập viết ( 20 phút) a) Chuẩn bị - GV cho cả lớp đọc lại 2 trang vừa học - GV YC HS nhắc lại quy trình viết chữ gh , ghế gỗ b. Thực hành viết - Cho HS viết bảng con c. Báo cáo kết quả - GV yêu cầu HS giơ bảng con - GV nhận xét HĐ3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - HS đọc, viết - Lắng nghe - HS mở sách đọc bài theo N - CN - L - Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 32, 33 đọc bài theo N- CN - L - HS nói ga gô , gõ, gỗ, gỡ cá - HS nói ghẹ , ghi ,.... - HS đọc - HS lấy bảng con - HS nhắc lại - HS theo dõi -HS viết chữ gh và tiếng ghế gỗ - HS viết bài cá nhân trên bảng con chữ gh , ghế gỗ 2-3 lần. - 3- 4 HS giới thiệu bài trước lớp - HS khác nhận xét -HS xóa bảng viết tiếng gh,ghế gỗ 2-3 lần - HS khác nhận xét - HS lắng nghe Bài 2: TẬP HỢP ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ.(4 tiết) I. Mục tiêu bài học 1.Về phẩm chất: - Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách khắc phục. 2.2. Năng lực đặc thù: - NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. - NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được các động tác tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số và vận dụng vào các hoạt động tập thể . - NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được các động tác động tác tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. II. Địa điểm – phương tiện - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: + Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi. + Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao. III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học - Phương pháp dạy học chính: Sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu. - Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt(tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp. III. Tiến trình dạy học Nội dung LVĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu Thời gian Số lượng Hoạt động GV Hoạt động HS I. Phần mở đầu 1. Nhận lớp Khởi động a) Khởi động chung - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... b) Khởi động chuyên môn - Các động tác bổ trợ chuyên môn c) Trò chơi - Trò chơi “ nhóm ba nhóm bảy” II. Phần cơ bản: * Kiến thức Ôn động tác tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. * Luyện Tập III. Kết thúc * Thả lỏng cơ toàn thân. * Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà * Xuống lớp 5 – 7’ 26-28’ 5-6’ 2x8N 2x8N 4lần 1 lần Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - GV HD học sinh khởi động. - GV hướng dẫn chơi - Nhắc lại cách thực hiện động tác tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. Tổ chức ôn tập như phần luyện tập của tiết 2 - GV hướng dẫn - Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS. - VN ôn bài và chuẩn bị bài sau Đội hình nhận lớp - Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV. Đội hình khởi động - HS khởi động theo hướng dẫn của GV - HS tích cực, chủ động tham gia trò chơi ĐH tập luyện theo tổ GV - ĐH tập luyện theo cặp - Từng tổ lên thi đua - trình diễn - Chơi theo đội hình hàng ngang HS thực hiện thả lỏng - ĐH kết thúc x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV Sáng thứ ba, ngày 29 tháng 9 năm 2020 Tiết 1&2. Tiếng Việt: GI , K I. Mục tiêu: 1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết âm và chữ cái gi, k; đánh vần, đọc đúng tiếng có mô hình âm đầu gi / k + âm chính. + Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm gi (gi), âm k (cờ). + Nắm được quy tắc chính tả: k + e, ê, i / c + a, 0, ô, ơ,... + Đọc đúng bài Tập đọc Bé kể. + Biết viết các chữ gi, k và các tiếng giá (đỗ), kì (đà) (trên bảng con). 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất: + Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. II. Chuẩn bị: +Tranh SGK, Bộ đồ dùng Tiếng Việt III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1. Khởi động (5 phút) + Kiểm tra bài cũ: - GV mời HS đọc bài Tập đọc Bể cá - GV nhận xét + Giới thiệu bài – Ghi mục bài âm gi, k (chữ gi), nói: gi (phát âm giống di). Âm cờ, được viết bằng chữ ca. Để khỏi lẫn với âm cờ viết bằng chữ c (cờ), ta đánh vần theo tên chữ cái là ca. - GV giới thiệu chữ K in hoa. HĐ2 : Chia sẻ và khám phá ( 35 phút) Bài 1: Làm quen 1. Dạy âm gi, chữ gi - GV cho HS quan sát tranh hỏi - Đây là gì? - GV: Giá đỗ là một loại rau làm từ hạt đỗ nảy mầm. * Phân tích tiếng giá - GV: Trong từ giá đỗ, tiếng nào có âm gi? - GV chỉ từ giá. * Đánh vần 2. Dạy âm k, chữ k: - GV giới thiệu hình ảnh kì đà (một loài thằn lằn cỡ to, sống ở nước, da có vảy, ăn cá); viết: kì đà. - GV HD HS phân tích, đánh vần - GV nhận xét Bài 2: Tiếng nào có chữ gi? Tiếng nào có chữ k?) (như những bài trước) - GV chỉ từng từ, cả lớp đọc: kể, giẻ, kẻ,... - GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng kể có k. Tiếng giẻ có gi... Bài 3: Quy tắc chính tả( Ghi nhớ) - GV giới thiệu quy tắc chính tả c / k: Cả 2 chữ c (cờ) và k (ca) đều ghi âm cờ. Bảng này cho các em biết khi nào âm cờ viết là c; khi nào âm cờ viết là k. - GV chỉ sơ đồ 1: Khi đứng trước e, ê, i, âm cờ viết là k. - GV chỉ sơ đồ 2: Khi đứng trước các chữ khác (a, o, ô, ơ,...), âm cờ viết là c. v Bài 4: Tập đọc a) GV chỉ hình ảnh mâm cỗ trong bữa giỗ; hỏi: Mâm cỗ có những món ăn gì? - GV: Các em cùng đọc bài xem bé Lê kể gì về mâm cỗ. b) GV đọc mẫu. Tiết 2 Bài 4: Tập đọc ( Tiếp) ( 15 phút) c) Luyện đọc từ ngữ bi bô, bé kể, giã giò, giá đỗ. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 6 câu - GV chỉ từng câu. - Chỉ liền 2 câu (Đó là bé kể: Dì Kế giã giò.), liền 2 câu (Bé bi bô: “Dì... giò... ”). e) Thi đọc đoạn, bài (theo cặp, tổ). - YC 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh. (Chia bài làm 2 đoạn đọc: 3 câu / 3 câu). * Cả lớp nhìn SGK, đọc lại 2 trang bài 17. 3.4. - GV nhận xét Bài 5: Tập viết (bảng con) ( 20 phút) a) Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gi, k, giá (đỗ), kì (đà) b) GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn viết - Chữ gi: là chữ ghép từ hai chữ g và i. - Chữ k: cao 5 li,.. - Tiếng giá (đỗ): viết gi trước, a sau, dấu sắc đặt trên a. - Tiếng kì (đà): viết k trước, i sau, dấu huyền đặt trên i. c) Viết bảng con - YC HS viết vào bảng con - GV cùng HS nhận xét HĐ cuối. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút) - Gọi hs đọc lại bài đã học. - Về nhà luyện viết chữ.gi,k -HS đọc (cá nhân, cả lớp) HS quan sát - HS quan sát - Giá đỗ - HS lắng nghe -Tiếng giá -HS nhận biết: gi, a, dấu sắc; đọc: giá. Cả lớp: giá. - Phân tích tiếng giá. - HS (cá nhân, tổ, cả lớp): gi - a - gia - sắc - giá / giá đỗ. - HS nhận biết: Tiếng kì có âm k (ca). -Phân tích tiếng kì: có âm k (ca), âm i và dấu huyền đứng trên i. - Đánh vần, đọc trơn: ca - i - ki - huyền - kì / kì đà. -HS trao đổi nhóm đôi: tìm tiếng có gi, có k; làm bài trong VBT; báo cáo. HS nói thêm tiếng có gi ( gian, giàn, giao, giáo,...); có k (kì, kê, kém, kiên,...). - HS theo dõi - HS lắng nghe a) HS (cá nhân, cả lớp): ca - e - ke - hỏi - kẻ / ca - ê - kê - hỏi - kể / ca - i - ki - huyền - kì. b) HS (cá nhân, cả lớp) nhìn sơ đồ, nói lại quy tắc chính tả: k + e, ê, i / c + a, o, ô, ơ,. .. - Mâm cỗ có giò, xôi, gà, giá đỗ, nem, canh, món xào -HS cả lớp đọc thầm - HS đánh vần, đọc trơn: bi bô, bé kể, giã giò, giá đỗ. - Đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp) - Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2-3 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). HS đọc: gi, k, giá đỗ, kì đà. đà. - HS đọc theo cặp, tổ - HS mở SGK để đọc - HS theo dõi, quan sát - HS nhắc lại cách viết chữ gi, k - HS viết: gi, k, giá (đỗ), kì (đà) (2 lần) - Viết: giá (đỗ), kì (đà) (2 lần) - HS đọc lại bài - Lắng nghe thực hiện Tiết 3. Toán: SO SÁNH SỐ (T2) BÉ HƠN, DẤU BÉ I. Mục tiêu: 1. Phát triển các kiến thức. + Nhận biết được dấu < + Sử dụng được dấu khi < khi so sánh hai số. + Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10( ở các nhóm có không quá 4 số). + Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất. + Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất II. Chuẩn bị: + Bộ đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1. Khởi động (5 phút) + Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu học sinh viết dấu > - GV nhận xét, tuyên dương. + Giới thiệu bài: Hôm trước chúng ta học về dấu lớn hơn, hôm nay chúng ta học về dấu bé hơn. HĐ2. Khám phá ( 15 phút) - GV yêu cầu HS đếm số chim - GV hỏi: Bên nào có số chim ít hơn - GV kết luận: số 2 bé hơn số 3 - HD HS viết phép so sánh : 2< 3 vào vở - GV làm tương tự với hình minh họa bầy kiến HĐ3: Thực hành ( 15 phút) Bài 1: Tập viết dấu < - GV nêu yêu cầu của bài. - HD HS viết dấu < vào vở - GV cho HS viết bài Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn lần lượt cách thử để tìm ra đáp án đúng - Gv nhận xét , kết luận Bài 3: -Nêu yêu cầu bài tập -HD HS đếm số sự vật có trong hình. -Yêu cầu HS nêu số con trong ô vuông rồi nêu dấu bé hơn trong ô tròn ở giữa. - GV nhận xét, kết luận Bài 4: - Nêu yêu cầu bài tập - HD HS ghép thử - GV theo dõi hướng dẫn HS thực hiện GV nhận xét, kết luận HĐ cuối.Củng cố, dặn dò( 5 phút) .- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất. - HS viết vào bảng con - Lắng nghe - HS đếm số chim - Bên trái có số chim ít hơn - HS nhắc lại - HS viết vào vở - HS nhắc lại - HS viết vào vở - HS nhắc lại y/c của bài - HS viết dấu < vào vở - HS quan sát - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn - HS nêu H.1: 4 < 5 H.2: 3 < 6 H.3: 3 < 4 H.4: 2 < 4 - HS nêu - HS nêu - HS thực hiện - HS nhận xét - HS nêu dấu < - HS lắng nghe thực hiện Tiết 4. TN&XH: Bài 4 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ (T1) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS sẽ: - Để được tiến thuật số đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm. - Nhận biết được một số tình huống thuở ng gặp khi sử dụng đồ dùng, thiết bị trong nhà có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc những người thân và cách sử dụng an toàn đồ dùng thiết bị điện. - Có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân và những người xung quanh. - Biết cách xử lý đơn giản trong tình huống mình hoặc người khác bị thương - Nhớ số điện thoại trợ giúp về y tế II. CHUẨN BỊ - GV: + Hình trong SGK phóng to 2-3 bộ hình đồ dùng, vật dụng trong nhà. + Phích cắm điện. - HS: Tranh ảnh về một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm trong nhà. III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Khởi động (4 - 5 phút) - GV đưa ra một số hình ảnh về các tình huống một bạn dùng bút chì giơ gắn mặt bạn, một bạn dùng kéo cắt tóc bạn, sau đó yêu cầu HS nhận xét về những hành động đó rồi dẫn dắt vào tiết học. 2. Hoạt động khám phá (8 -10 phút) - GV Có thể kể thêm một số đồ dùng sắc nhọn khác trong nhà mà HS chưa biết. - GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, ? Kể tên một số đồ dùng sắc nhọn trong nhà có thể gây nguy hiểm. ? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng dao và đồ dùng sắc nhọn? - GV nhấn mạnh lại một số đồ dùng sắc nhọn thưởng có trong nhà và hướng dẫn cách sử dụng an toàn những đó dùng đỏ. 3. Hoạt động thực hành (12-15 phút) GV có thể hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoặc cặp đôi quan sát các hình ở SGK, đưa Ta câu hỏi gợi ý cho các em nhận biết nội dung ý nghĩa của từng hình, và nói được cách cầm dao, kéo đúng cách. - Từ đó GV rút ra kết luận: Khi dùng dao, kéo hoặc những đổ dùng dễ vỡ và sắc nhọn, cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay và mất an toàn. 4.Hoạt động vận dụng GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đưa ra câu hỏi gợi ý : +Khi bị đứt tay do dao hoặc đồ dùng sắc nhọn, em cần làm gì? - Sau đó GV tổng kết lại cách xử lí mà các em có thể làm được khi mình gặp tình huống đó. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau - HS trả lời - HS kể thêm 1 số tình huống khá

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo án liên quan