Giáo án Lớp 1 Tự nhiên xã hội tuần 13-14-15

I/Mục tiêu: Giúp học sinh biết

 - Mọi người trong gia đình đều phải làm việc tuỳ theo sức của mình .Trách nhiệm của mỗi hs , ngoài giờ học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.

 - Kể tên một số công việc cần làm ở nhà của mỗi người trong gia đình , các việc em cần làm để giúp đỡ gia đình.

 - Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.

 - BVMT: Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng:sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập.

II/Đồ dùng dạy học: - Các hình trong bài 13 SGK

III/Hoạt động dạy học:

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 Tự nhiên xã hội tuần 13-14-15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 14 / 11/ 2012 TUẦN 13 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: CÔNG VIỆC Ở NHÀ. I/Mục tiêu: Giúp học sinh biết - Mọi người trong gia đình đều phải làm việc tuỳ theo sức của mình .Trách nhiệm của mỗi hs , ngoài giờ học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình. - Kể tên một số công việc cần làm ở nhà của mỗi người trong gia đình , các việc em cần làm để giúp đỡ gia đình. - Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người. - BVMT: Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng:sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập. II/Đồ dùng dạy học: - Các hình trong bài 13 SGK III/Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ : Nhà ở - GV gọi HS giới thiệu về ngôi nhà của mình (địa chỉ, một số đồ dùng trong nhà…) 2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài : Công việc ở nhà. b. Tiến trình giờ dạy: * Hoạt động 1: Quan sát hình * Mục tiêu: Kể tên một số công việc ở nhà của mỗi người trong gia đình . * Cách tiến hành: - Gv yêu cầu học sinh mở sách bài 13 SGK. - GV hướng dẫn học sinh làm việc theo cặp:quan sát hình trang 28 bài 13 nói về nội dung từng hình. - GV gọi một số hs trình bày trước lớp về từng công việc được thể hiện trong mỗi hình và tác dụng của từng việc làm đó đối với cuộc sống trong gia đình. GVKL: Những việc làm đó vừa giúp cho nhà em sạch sẽ, gon gàng, vừa thể hiện sự quan tâm , gắn bó của những người trong gia đình với nhau * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: - Hs biết kể một số công việc nhà của những người trong gia đình mình, các việc các em thường làm để giúp đỡ bố mẹ * Cách tiến hành : - GV hướng dẫn học sinh làm việc theo cặp : Yêu cầu các em tập nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi ở trang 28 SGK - Câu hỏi gợi ý: + Trong nhà em ai đi chợ ( nấu cơm, giặt quần áo, quét dọn nhà cửa…..), ai trông em bé, ai giúp đỡ em học…..? + Hằng ngày em đã làm gì để giúp đỡ gia đình ? + Em cảm thấy thế nào khi làm được những việc có ích cho gia đình GVKL: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức của mình. * Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp Quan sát hình . * Mục tiêu: HS hiểu điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không ai quan tâm dọn dẹp . * Cách tiến hành : - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 29 SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Hãy tìm xem những điểm giống nhau và khác nhau của hai hình ở trang 29 SGK? + Em thích căn phòng nào ?Tại sao? + Để được nhà cửa gọn gàng em làm gì để giúp đỡ bố mẹ? - GV khuyến khích các em đưa ra nhiều ý kiến để giải thích về căn phòng bừa bộn(như mẹ vắng nhà, mẹ bận…) và lí do giải thích về căn phòng ngăn nắp (như mấy bố con bảo nhau cùng dọn..) GVKL:Nếu mỗi người đều quan tâm đến việc dọn dẹp, nhà cửa sẽ gọn gàng ngăn nắp .Ngoài giờ học để nhà cửa sạch đẹp các em nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tuỳ sức của mình . 3/ Nhận xét- Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò : Về nhà làm những việc vặt để giúp bố mẹ, dọn dẹp, trang trí góc học tập của mình.Quan sát tranh trang 30,31 chuẩn bị tiết sau bài : An toàn khi ở nhà. - 3 HS trả lời - HS thảo luận theo cặp - Một số HS trình bày Bạn nhỏ lau bàn ghế, bố bày con học, Bạn nhỏ sắp xếp đồ chơi, mẹ và con xếp áo quần. - Hs làm việc theo nhóm 2 em: Kể cho nhau nghe về công việc thường ngày của những người trong gia đình và của bản thân mình cho các bạn nghe và nghe bạn kể - Một vài cặp đại diện nói trước lớp. -HS trả lời +một phòng gọn gàng, một phòng bừa bộn. +Em thích phòng gọn gàng . Vì phòng đó thoáng mát , đẹp mắt. +dọn dẹp. -HS nghe Thứ tư ngày 21/ 11/ 2012 TUẦN 14 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: AN TOÀN KHI Ở NHÀ I/Mục tiêu: Giúp học sinh biết -Kể tên một số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu -Xác định một số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng và cháy -Số điện thoại để cứu hoả(114) -Biết giữ an toàn khi ở nhà:phòng tránh đứt tay và bị bỏng. II/Đồ dùng dạy học: Sưu tầm một số câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể về những tai nạn đã xảy ra đối với các em nhỏ trong nhà ở III/Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ : Công việc ở nhà + Kể tên một số công việc ở nhà của mỗi người trong gia đình +Hằng ngày em đã làm gì để giúp đỡ gia đình ? +Em cảm thấy thế nào khi làm được những việc có ích cho gia đình ? GV nhận xét bài cũ 2/ Bài mới : a. Giới thiệu: An toàn khi ở nhà. b. Tiến trình giờ dạy: *Hoạt động 1: Quan sát *Mục tiêu: Biết cách phòng tránh đứt tay *Cách tiến hành : - Gv hướng dẫn hs: quan sát hình tranh 30 + Chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì ? + Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình? Gv kết luận: - Khi dùng dao hặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc nhọn cần phải rất cẩn thận để tránh đứt tay. - Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm tay em nhỏ. *Hoạt động 2: Đóng vai *Mục tiêu: Tránh chơi gần lửa và những chất dễ gây cháy *Cách tiến hành : - Chia nhóm 4 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm : + Quan sát các hình ở trang 31 SGK và đóng vai thể hiện lời nói , hành động phù hợp với tình huống xảy ra trong từng hình - GV cho các nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm - Gv nêu thêm câu hỏi để cả lớp thảo luận: + Trường hợp có lửa cháy các đồ vật trong nhà , em sẽ làm gì? + Em có biết số điện thoại cứu hoả của địa phương mình không? GVKl: Không để đèn dầu hoặc các vật gây cháy trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa.Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy .Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận , không rờ vào phích cắm , ổ điện, dây dẫn đề phòng chúng bị hở mạch. Điện giật có thể gây chết người. *Hoạt động 3: Trò chơi Đúng (Đ), Sai (S) *Mục tiêu : Củng cố bài học *Cách tiến hành: - GV nêu từng ý , HS nhận xét Đúng đưa hoa có ghi Đ, sai thì đưa hoa S Để được an toàn ở nhà các em không nên : + Chơi dao + Tự gọt trái cây + Chơi gần bếp lò + Chơi lửa + Ăn trái cây + Sờ vào vật nóng + Cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng bằng điện. GV KL: Để được an toàn ở nhà các em nên cẩn thận khi sử dụng những vật sắc, nhọn và nên tránh chơi gần lửa và những chất gây cháy. 3/ Nhận xét - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dăn dò: Thực hiện những diều vừa học để được an toàn khi ở nhà. Chuẩn bị bài sau: Lớp học. -3HS trả lời câu hỏi . -Hs làm việc theo hướng dẫn của giáo viên -HS quan sát và trao đổi theo nhóm đôi -Đ/ d các nhóm trình bày +Các nhóm thảo luận dự kiến về các trường hợp có thể xảy ra , xung phong nhận vai và tập thể hiện vai diễn -Các em khác quan sát theo dõi và nhận xét về các vai vừa thể hiện -HS trả lời + Kêu cứu + 114 -HS nghe -HS tham gia trò chơi , đưa hoa Đ,S - HS nghe Thứ tư ngày 28 / 11/ 2012 TUẦN 15 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: LỚP HỌC A/ Mục tiêu: Giúp học sinh biết - Lớp học là nơi em đến học hàng ngày .Biết các thành viên của lớp học và đồ dùng trong lớp học.Nói được tên lớp cô giáo chủ nhiệm và các bạn cùng lớp . - Nhận dạng, phân loại đồ dùng trong lớp học . - Kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết bạn bè và yêu quý lớp học của mình. B/ Đồ dùng dạy học: - Một số bộ bìa mỗi bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ, mỗi tấm ghi tên một đồ dùng có trong lớp học. C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của cô Hoạt động của trò I/ Bài cũ : An toàn khi ở nhà. - Để phòng tránh đứt tay em cần chú ý những gì? - Để phòng tránh bị bỏng các em cần phải chú ý những gì? II/ Bài mới: 1/ Giới thiệu : Gv hỏi : Các em học ở trường nào?Lớp nào? Gv nói :Hôm nay chúng ta cần tìm hiểu về lớp học. 2/ Tiến trình giờ dạy: * Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp * Mục tiêu: Biết các thành viên trong lớp học và đồ dùng trong lớp học * Tiến hành : - GV giới thiệu hình ảnh của các lớp học trang 32,33 SGK - GV hướng dẫn Hs quan sát các hình và trả lời các câu hỏi sau : + Trong lớp có những ai và những thứ gì ? + Lớp chúng ta gần giống với lớp nào trong các hình đó? + Em thích lớp học nào trong hình đó? Tại sao? - GV gọi một số hs trả lời câu hỏi trước lớp - Gv và hs thảo luận các câu hỏi : + Kể tên cô giáo chủ nhiệm lớp em, tên cô giáo dạy các bộ môn và các bạn của em trong lớp ? + Đối với thầy cô giáo em phải có thái độ như thế nào? + Trong lớp em thường chơi với ai? + Đối với bạn bè em phải thế nào? + Trong lớp học của em có những thứ gì ?Chúng được dùng để làm gì ? GVKL: Lớp học nào cũng có thầy cô giáo và học sinh . Trong lớp học có bàn ghế cho giáo viên và hs , bảng, tủ đồ dùng, tranh ảnh,…Việc trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường . * Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp * Mục tiêu: Giới thiệu lớp học của mình * Cách tiến hành : - Hs thảo luận và kể về lớp học của mình với bạn - Gv gọi 1 đến 2hs lên kể về lớp học trước lớp GVKL:Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình. Yêu quý lớp học của mình vì đó là nơi các em đến học hằng ngày với thầy (cô) giáo và các bạn. * Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” * Mục tiêu: Nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học * Cách tiến hành : - GV chia lớp thành 4 nhóm và phổ biến luật chơi : Mỗi nhóm có một tấm bìa. Trong thời gian 2 phút các nhóm sẽ ghi tên các đồ dùng trong lớp theo loại vào bìa + Đồ dùng bằng gỗ:- + Đồ dùng treo tường: Nhóm nào làm nhanh được nhiều đồ dùng và đúng là nhóm đó thắng cuộc . GV KL: Trong lớp có đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, bảng , tủ đồ dùng, …; đồ dùng treo tường như tranh ảnh, lịch, đồng hồ …Tất cả đều phục vụ cho việc học tập của các em.Vì vậy các em phải biết giữ gìn và bảo quản tốt. III/ Nhận xét - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò: Quan sát các hình trang 34, 35 chuẩn bị bài sau -2 HS trả lời -Hs nói tên trường và lớp mình. -HS quan sát và trả lời + Cô giáo, HS, bàn ghế, bảng đen, tủ ,….. +……. + ……. - HS kể lần lượt. -HS nghe -HS thảo luận theo cặp -HS kể về lớp học -HS theo dõi nhận xét -HS nghe -HS tham gia trò chơi -HS nghe

File đính kèm:

  • docTNXH13-14-15.DOC
Giáo án liên quan