I. MỤC TIÊU
Học xong môn Lịch sử và Địa lý trong chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần đạt được:
1. Nhớ và trình bày được một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
a) Bản đồ và cách sử dụng bản đồ.
b) Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu có tính hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến nay.
c) Thiên nhiên và hoạt động của con người ở một số vùng miền trên đất nước Việt Nam.
d) Một số đặc điểm chính về tự nhiên, dân cư, kinh tế của Việt Nam và các châu lục, một số quốc gia đại diện cho các châu lục.
2. Hình thành và phát triển các kỹ năng:
a) Học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lý: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lý; phân tích, sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu ở mức độ đơn giản.
b) Thu thập, xử lý và trình bày thông tin về lịch sử, địa lý.
c) Vận dụng tri thức lịch sử, địa lý để giải thích ở mức độ đơn giản các hiện tượng, sự vật lịch sử, địa lý.
3. Từng bước phát triển thái độ, tình cảm:
a) Ham học hỏi để biết về lịch sử dân tộc, các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội.
b) Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
c) Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người, bảo vệ các di tích lịch sử và văn hoá.
d) Có ý thức trách nhiệm và tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lý, bảo vệ và cải tạo môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.
32 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử và địa lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Lịch sử và địa lý
I. Mục tiêu
Học xong môn Lịch sử và Địa lý trong chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần đạt được:
1. Nhớ và trình bày được một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
a) Bản đồ và cách sử dụng bản đồ.
b) Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu có tính hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến nay.
c) Thiên nhiên và hoạt động của con người ở một số vùng miền trên đất nước Việt Nam.
d) Một số đặc điểm chính về tự nhiên, dân cư, kinh tế của Việt Nam và các châu lục, một số quốc gia đại diện cho các châu lục.
2. Hình thành và phát triển các kỹ năng:
a) Học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lý: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lý; phân tích, sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu ở mức độ đơn giản.
b) Thu thập, xử lý và trình bày thông tin về lịch sử, địa lý.
c) Vận dụng tri thức lịch sử, địa lý để giải thích ở mức độ đơn giản các hiện tượng, sự vật lịch sử, địa lý.
3. Từng bước phát triển thái độ, tình cảm:
a) Ham học hỏi để biết về lịch sử dân tộc, các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội.
b) Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
c) Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người, bảo vệ các di tích lịch sử và văn hoá.
d) Có ý thức trách nhiệm và tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lý, bảo vệ và cải tạo môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.
II. Nội dung
1. Kế hoạch dạy học
TT
Nội dung chương trình
Thời lượng
(số tiết cho từng lớp)
Lớp 4
Lớp 5
Cộng
1
Bản đồ
2
2
Phần Lịch sử
2
Buổi đầu thời kỳ dựng nước và giữ nước: Nước Văn Lang, Âu Lạc (từ khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)
2
2
3
Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc chống ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc (từ năm 179 TCN đến năm 938)
2
2
4
Thời kỳ xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập, tự chủ, thống nhất (từ cuối thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII)
10
10
5
Buổi đầu triều Nguyễn (nửa đầu TK XIX)
2
2
6
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1954)
10
10
7
Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954 - 1975)
4
4
8
Công cuộc xây dựng CNXH trong cả nước (1975 đến nay)
2
2
Phần Địa lý
9
Thiên nhiên và con người ở miền núi, trung du Việt Nam
6
6
10
Thiên nhiên và con người ở miền đồng bằng Việt Nam
8
8
11
Vùng biển, các đảo và quần đảo Việt Nam
1
1
12
Địa lý Việt Nam
- Địa lý tự nhiên
- Địa lý dân cư
- Địa lý kinh tế
5
1
5
11
13
Địa lý thế giới
6
6
ôn tập và kiểm tra
2
2
4
Cộng
35
35
70
2. Nội dung dạy học từng lớp
Lớp 4
(35 tiết; trong đó có 2 tiết kiểm tra)
1. Bản đồ
a) Khái niệm, một số yếu tố của bản đồ.
b) Cách sử dụng bản đồ.
2. Phần Lịch sử
a) Buổi đầu thời kỳ dựng nước và giữ nước (từ khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)
- Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.
- Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
- Lý do nước Âu Lạc chiến thắng ngoại xâm và sau đó lại thất bại.
b) Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc chống ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc (từ năm 179 TCN đến năm 938)
- Tình hình nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc: thời gian đô hộ, cảnh thống khổ của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các thế lực phương Bắc.
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và người lãnh đạo: Hai Bà Trưng, chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
c) Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)
- Khái quát tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
d) Quốc gia Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226)
- Tên nước, vua, kinh đô.
- Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 và ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó.
đ) Quốc gia Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)
- Tên nước, vua, kinh đô.
- Ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược.
e) Quốc gia Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (thế kỉ XV)
- Chiến thắng Chi Lăng và ý nghĩa lịch sử của thắng lợi này.
- Một số chính sách khuyến học và một số học giả.
g) Quốc gia Đại Việt (thế kỉ XVI - XVIII)
- Lý do đất nước bị chia cắt, ranh giới Đàng trong, Đàng ngoài.
- Diễn biến sơ lược việc Quang Trung đại phá quân Thanh.
h) Buổi đầu triều Nguyễn (nửa đầu TK XIX)
- Nhà Nguyễn được thành lập (kinh đô, một số chính sách).
- Mô tả đôi nét về kinh thành Huế.
` 3. Phần Địa lý
a) Thiên nhiên và con người ở miền núi, trung du Việt Nam
- Dãy Hoàng Liên Sơn.
- Trung du Bắc Bộ.
- Tây Nguyên.
b) Thiên nhiên và con người ở miền đồng bằng Việt Nam
- Đồng bằng Bắc Bộ.
- Đồng bằng Nam Bộ.
- Đồng bằng duyên hải miền Trung.
c) Vùng biển, các đảo và quần đảo Việt Nam
Lớp 5
(35 tiết; trong đó có 2 tiết kiểm tra)
1. Phần Lịch sử
a) Hơn tám mươi năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1954)
- Một số sự kiện tiêu biểu (cuộc phản công ở kinh thành Huế của Tôn Thất Thuyết, biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa như Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng...).
- Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu nước: hoàn cảnh Nguyễn ái Quốc đi tìm đường cứu nước, nơi Người xuất phát...
- Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: ngày 3 - 2 - 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Nguyễn ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
- Cách mạng Tháng Tám tại Hà Nội (giành chính quyền thắng lợi ngày 19 - 8 - 1945).
b) Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ chính quyền non trẻ (1946 -1954)
- Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Một số chiến dịch: Việt Bắc, Biên Giới, Điện Biên Phủ (nhấn mạnh chiến thắng Điện Biên Phủ và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này).
c) Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954 -1975)
- Miền Bắc:
+ Sau 1954, miền Bắc được giải phóng và xây dựng CNXH: nhà máy cơ khí Hà Nội.
+ Làm tròn nghĩa vụ hậu phương với miền Nam: đường Trường Sơn.
- Miền Nam:
+ Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ.
+ Phong trào Đồng khởi.
+ Tiến vào Dinh Độc lập: ngày 30 - 4 - 1975, quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
d) Công cuộc xây dựng CNXH trong cả nước (1975 đến nay)
- Hoàn thành thống nhất đất nước, Quốc hội chung cho cả nước được bầu vào tháng 4 và họp vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm 1976.
- Thành tựu xây dựng CNXH: nhà máy thủy điện Hòa Bình.
2. Phần Địa lý
a) Địa lý Việt Nam
- Một số đặc điểm của thiên nhiên.
- Một số đặc điểm về dân cư và dân tộc.
- Một số ngành kinh tế.
b) Địa lý thế giới
- Giới thiệu các châu lục và đại dương trên bản đồ thế giới.
- Một số đặc điểm của từng châu lục.
- Một số quốc gia tiêu biểu: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Liên bang Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa Kỳ, Ô-xtrây-li-a (vị trí, thủ đô, một số đặc điểm nổi bật của mỗi quốc gia).
Iii. Chuẩn kiến thức, kỹ năng
Lớp 4
Phần lịch sử
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Buổi đầu thời kỳ dựng nước và giữ nước (từ khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)
Kiến thức
- Nắm được một số sự kiện về nước Văn Lang: kinh đô, thời gian tồn tại, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
- Biết địa điểm, kinh đô nước Văn Lang, các giai cấp trong xã hội Văn Lang.
- Hiểu một số nét vật chất của người Việt cổ (sản xuất, ăn, ở, phong tục...).
- Biết vì sao An Dương Vương tổ chức kháng chiến thắng lợi và sau đó lại thất bại.
- Biết Âu Lạc giành được thắng lợi là do đoàn kết, thất bại do chủ quan.
Kỹ năng
Xác định được vị trí nước Văn lang, Âu lạc trên bản đồ.
- Xác định được vị trí nước Văn lang, Âu lạc trên bản đồ.
2. Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc chống ách
thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc (từ
Kiến thức
- Mô tả được một số nét về tình hình nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Nhớ được một số nét về khởi nghĩa Hai Bà Trưng và hiểu được đây là cuộc khởi nghĩa mở đầu cho thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Mô tả cảnh nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý cho người Hán và cuộc sống cực nhọc của nhân dân ta.
- Nêu lý do, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo khởi nghĩa và ý nghĩa của các sự kiện lịch sử này.
năm 179 TCN đến năm 938)
- Tường thuật ngắn gọn trận Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo và nêu đươc ý nghĩa của sự kiện này.
Kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ trong việc trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa
- Nhận biết vị trí, địa hình nơi diễn ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chiến thắng Bạch Đằng.
3. Buổi đầu độc lập
(từ năm 938 đến năm 1009)
Kiến thức
- Nắm được những nét khái quát tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.
- Chú ý chi tiết: triều đình lục đục, đất nước bị chia cắt, ngoại xâm lăm le…
- Trình bày được cuộc dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh.
- Kể vài nét về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh và công lao của ông.
- Tường thuật sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất năm 981 do Lê Hoàn chỉ huy.
- Nêu được vì sao Lê Hoàn tổ chức kháng chiến chống Tống. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến này ( sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến).
4. Quốc gia Đại Việt thời Lý(từ năm1009 đến năm 1226)
Kiến thức
- Nắm được sự kiện: Lý Công Uẩn lên ngôi vua và rời đô ra Thăng Long.
- Giải thích lý do Lý Thái Tổ rời đô ra Thăng Long (đất rộng, ven sông, giao lưu thuận lợi).
- Trình bày trận chiến trên sông Như Nguyệt trên lược đồ.
- Tường thuật sơ lược về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 - 1077).
- Phân tích bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt.
- Kể sơ lược công lao của Lý Công Uẩn và Lý Thường Kiệt.
5. Quốc gia Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)
Kiến thức
- Biết được sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.
- Giới thiệu một vài chính sách nói lên sự quan tâm của nhà Trần trong công cuộc đắp đê chống lũ lụt.
- Trình bày một số sự kiện chủ yếu về ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông - Nguyên (quyết tâm của toàn dân, tài thao lược của Trần Hưng Đạo).
- Tường thuật khái quát về 3 lần chiến thắng chống quân Mông - Nguyên .
- Phân tích sự kiện: hội nghị Diên Hồng và chuyện Trần Quốc Tuấn bóp nát quả cam.
6. Quốc gia Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (TK XV)
Kiến thức
- Nắm được diễn biến chính của chiến thắng Chi Lăng và sự thành lập nhà Hậu Lê.
- Chú ý ý nghĩa chiến thắng Chi Lăng.
- Khái quát sự phát triển của giáo dục, văn học và khoa học thời Hậu Lê.
- Nêu một số chính sách khuyến học và giới thiệu một vài học giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông..
7. Quốc gia Đại Việt thế kỷ XVI -
XVIII
Kiến thức
- Nêu một vài sự kiện về việc chia cắt đất nước.
- Nêu lý do chia cắt đất nước.
- Chỉ trên lược đồ ranh giới Đàng trong, Đàng ngoài.
- Nêu diễn biến sơ lược các trận Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa.
- Phân tích công lao của Quang Trung.
Kỹ năng
- Đọc được bản đồ.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh như nguồn tri thức để khai thác kiến thức phục vụ bài học.
8. Buổi đầu triều Nguyễn (nửa đầu TK XIX)
Kiến thức
- Hiểu được sự thành lập triều Nguyễn.
- Nêu một số chính sách của nhà Nguyễn.
- Giới thiệu về triều Nguyễn.
- Phân tích một số chính sách của nhà Nguyễn.
- Mô tả đôi nét về vẻ đẹp của kinh thành Huế.
- Dùng tranh ảnh miêu tả vẻ đẹp của kinh thành Huế.
Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh trong việc xác định vị trí kinh thành Huế.
- Mô tả đôi nét vẻ đẹp của kinh thành Huế theo hiểu biết của mỗi học viên.
- Mô tả về kinh thành Huế theo sự hiểu biết của mình.
Phần Địa lý
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Bản đồ
Kiến thức
- Nêu được định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Nhận biết một số yếu tố của bản đồ.
- Tên, phương hướng, tỉ lệ và ký hiệu bản đồ.
- Nêu được trình tự các bước sử dụng bản đồ ở mức độ đơn giản.
Kỹ năng
- Đọc bản đồ ở mức độ đơn giản.
- Đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng địa lý trên bản đồ.
2. Thiên nhiên và con người ở miền núi, trung du Việt
Nam
a) Thiên nhiên
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Hoàng Liên Sơn: núi cao hùng vĩ, có đỉnh
Phan-xi-păng cao nhất nước ta, trên cao có khí hậu lạnh.
- Trung du: vùng chuyển tiếp đồng bằng và miền núi.
- Tây nguyên: hệ thống cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Mô tả sơ lược về sông ở miền núi, rừng rậm nhiệt đới, rừng rụng lá mùa khô.
- Sông: nhiều thác ghềnh.
- Rừng rậm nhiệt đới: nhiều loại cây, nhiều tầng tán.
- Rừng rụng lá mùa khô: thường chỉ có một loại cây.
- Nêu được một số vai trò của rừng đối với tự nhiên, đời sống và sản xuất.
Kỹ năng
- Chỉ dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu thống kê ở mức độ đơn giản.
b) Dân cư
Kiến thức
- Nhớ tên một số dân tộc thiểu số ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên.
- Biết được ở miền núi dân cư thưa thớt.
- Thái, Mông, Dao, Gia- rai, Ê-đê, Ba-na.
Kỹ năng
- Sử dụng tranh ảnh để mô tả nhà sàn, trang phục của một số dân tộc.
c) Hoạt động sản xuất
Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công; khai thác: khoáng sản, lâm sản, sức nước.
- Nhận biết khó khăn về giao thông miền núi.
Kỹ năng
Sử dụng tranh ảnh, bảng số liệu để nhận biết một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân.
d) Thành phố
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt.
Kỹ năng
- Chỉ thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
3. Thiên nhiên và con người ở miền đồng bằng Việt Nam
a) Thiên nhiên
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu, đất, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung
- Đồng bằng Bắc Bộ: hình tam giác, địa hình khá bằng phẳng, khí hậu có mùa đông lạnh, đất màu mỡ, nhiều sông ngòi.
- Đồng bằng Nam Bộ: địa hình khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi kênh rạch, nhiều đất phèn đất mặn.
- Đồng bằng duyên hải miền Trung: nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, đất ít màu mỡ.
Kỹ năng
- Nhận biết được đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, dải đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Chỉ trên bản đồ một số sông lớn.
- Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu.
- Phân tích bảng số liệu nhiệt độ Hà Nội ở mức độ đơn giản.
b) Dân cư
Kiến thức
- Nhớ tên một số dân tộc sống ở đồng bằng.
- Kinh, Chăm, Hoa, Khơ-me,...
- Biết được đồng bằng là nơi dân cư đông đúc.
- Mô tả sơ lược về nhà ở, trang phục của một số dân tộc ở đồng bằng.
Kỹ năng
- Sử dụng tranh ảnh để mô tả nhà ở, làng, trang phục của một số dân tộc.
c) Hoạt động sản xuất
Kiến thức
- Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, dải đồng bằng duyên hải miền Trung
- Đồng bằng Bắc Bộ: trồng lúa, mùa đông trồng rau xứ lạnh; nuôi nhiều lợn và gia cầm; làm nhiều nghề thủ công;...
- Đồng bằng Nam Bộ: trồng nhiều lúa, cây ăn quả, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; chế biến lương thực, thực phẩm;...
- Đồng bằng duyên hải miền Trung: trồng lúa, mía, lạc,...; làm muối; nuôi, đánh bắt và chế biến thuỷ sản; du lịch;...
Kỹ năng
- Sử dụng tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân.
- Chỉ trên bản đồ một số tuyến giao thông chính của vùng.
d) Thành phố
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của các thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Kỹ năng
- Chỉ trên bản đồ các thành phố trên.
4. Vùng biển, các đảo và quần đảo Việt Nam
Kiến thức
- Biết sơ lược về vùng biển, các đảo và quần đảo của nước ta.
- Biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông.
- Có nhiều đảo và quần đảo, hai quần đảo lớn Hoàng Sa, Trường Sa.
- Kể được tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo.
Kỹ năng
- Nhận biết được Biển Đông, các vịnh, đảo, quần đảo lớn của nước ta trên bản đồ Việt Nam.
Lớp 5
Phần lịch sử
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Hơn tám mươi năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)
Kiến thức
- Biết Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ.
- Nêu được những băn khoăn của Trương Định: Giữa lệnh vua và ý dân, không biết làm thế nào là phải? Nhưng ông đã quyết tâm cùng nhân dân đứng lên khởi nghĩa.
- Nắm được: ngày 5 - 6 -1911 tại bến cảng Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành (tên Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
- Giới thiệu tranh ảnh bến cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
- Biết ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người
- Ghi nhớ: Bác Hồ là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
- Biết ngày 19 - 8 -1945 Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.
- Ghi nhớ: 19 - 8 - 1945 là ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
- Sử dụng tranh ảnh, tư liệu để giới thiệu sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.
2. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954)
Kiến thức
- Nắm được những nét chính tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
- Nắm sơ lược diễn biến một số chiến dịch: Việt Bắc, Biên Giới, Điện Biên phủ.
- Biết tình hình nước ta “ngàn cân treo sợi tóc”: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và cách giải quyết của Đảng ta.
- Tường thuật những nét chính diễn biến và ý nghĩa của các chiến dịch, đi sâu vào chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để tường thuật khái quát diễn biến của một số chiến dịch.
Kỹ năng
- Xác định được vị trí của các cuộc khởi nghĩa trên bản đồ .
- Khai thác được kiến thức qua tranh ảnh, bản đồ, lược đồ.
3. Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954 -
1975)
Kiến thức
- Trình bày được đôi nét về tình hình miền Bắc sau năm 1954: miền Bắc được giải phóng và xây dựng CNXH, làm hậu phương cho miền Nam.
- Sử dụng bản đồ giới thiệu giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam- Bắc.
- Nêu được đóng góp của miền Bắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Hiểu sơ lược tình hình miền Nam sau hiệp định
Giơ - ne - vơ và âm mưu của Mỹ muốn chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Nêu được hành động tàn ác của Mỹ - Diệm.
- Mô tả được những nét chính của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre.
- Kể một vài hành động phản ánh sự tàn ác của
Mỹ - Diệm đối với nhân dân miền Nam.
- Hiểu được Bến Tre là tiêu biểu của phong trào Đồng khởi toàn miền Nam.
- Trình bày những nét chính cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
- Mô tả được cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt khắp các đô thị toàn miền Nam vào tết Mậu Thân 1968.
- Mô tả được sự kiện: ngày 30 - 4 - 1975, quân dân ta tấn công giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Ghi nhớ : ngày 30-4-1975 giải phóng miền Nam, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ đây nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất.
Kỹ năng
- Nhận biết được vị trí quan trọng khi chiến dịch diễn ra: Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, dinh Độc Lập,...
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày và minh họa diễn biến của chiến dịch lịch sử.
4. Công cuộc xây dựng CNXH trong cả nước (1975 đến nay)
Kiến thức
- Biết sự kiện: tháng 4 -1976, Quốc hội chung cho cả nước được bầu.
- Quốc hội chung cho cả nước được bầu vào tháng 4 và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976.
- Trình bày được một số thành tựu xây dựng CNXH.
- Giới thiệu đôi nét về nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- Nêu một số công trình ở địa phương mình.
Kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ, tranh ảnh và tư liệu tham khảo để mô tả thành tựu xây dựng CNXH.
5. Ôn tập - kiểm tra
Kiến thức
- Lập bảng tóm tắt các sự kiện tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử từ 1930 đến 1975.
Lập bảng tổng kết theo mẫu :
Ví dụ:
Mốc
thời gian
Sự kiện chính
Thành lập ĐCSVN
Kỹ năng
- Biết cách hệ thống các sự kiện lịch sử.
Phần địa lý
Chủ đề
Mức độ kiến thức
Ghi chú
1. Địa lý Việt Nam
a) Địa lý tự nhiên
Kiến thức
- Mô tả sơ lược về vị trí và giới hạn nước Việt Nam.
- Trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, ở Đông nam á.
- Gồm đất liển, biển, đảo.
- Nhớ diện tích phần đất liền của Việt Nam.
- Khoảng 330.000 km2.
- Nêu được một số đặc điểm chính của tự nhiên Việt Nam (địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng, biển Việt Nam).
- Địa hình: 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu đồi núi thấp.
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam.
- Sông ngòi: dày đặc, nước lên xuống theo mùa.
- Đất: phe-ra-lit ở miền núi, phù sa ở đồng bằng.
- Rừng: chủ yếu là rừng nhiệt đới.
- Biển rộng, nhiều tài nguyên.
- Kể tên một số khoáng sản chính của Việt Nam.
- Biết được mối quan hệ giữa khí hậu và sông ngòi, biển.
- Phân tích được vai trò của sông ngòi, biển đối với tự nhiên và đời sống, sản xuất.
Kỹ năng
- Nhận biết vị trí, giới hạn phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ.
- Chỉ trên bản đồ.
+ Các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn, một số mỏ khoáng sản chính.
- Than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, apatit Lào Cai, dầu khí ở vùng biển phía Nam.
+ Ranh giới khí hậu Bắc - Nam.
- Dãy Bạch Mã.
+ Các sông: Hồng, Thái Bình, Mã, Cả, Đồng Nai, Tiền, Hậu.
+ Một số điểm du lịch nghỉ mát nổi tiếng ven biển nước ta.
- Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,..
+ Nơi phân bố đất phe-ra-lit, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Đất phe-ra-lit ở miền núi, đất phù sa ở đồng bằng
- Rừng rậm nhiệt đới có ở nhiều nơi, rừng ngập mặn ở ven biển.
- Nhận biết và mô tả rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn qua tranh ảnh.
- Nhận xét bảng số liệu về khí hậu ở mức độ đơn giản.
b) Địa lý dân cư
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm của dân số và phân bố dân cư ở nước ta.
- Dân số đông, gia tăng dân số nhanh, phân bố dân cư không đều.
- Ghi nhớ số dân của nước ta ở một thời điểm cụ thể gần đây.
- Ví dụ: năm 2004 nước ta có khoảng 82 triệu người.
- Trình bày được hậu quả của dân số đông và tăng nhanh.
- Khó đáp ứng các nhu cầu của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
Kỹ năng
Sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu để nhận xét và rút ra đặc điểm dân số, phân bố dân cư ở mức độ đơn giản.
c) Địa lý kinh tế
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về sản xuất và phân bố của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
- Cơ cấu và vùng phân bố chủ yếu của của mỗi ngành.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về sản xuất và phân bố của công nghiệp.
- Nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp
- Phân bố tập trung ở đồng bằng, ven biển
- Nhớ tên 2 trung tâm công nghiệp.
- Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại, du lịch của nước ta.
- Nước ta có nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
- Thương mại gồm nội thương và ngoại thương.
- Nhớ tên một số địa điểm du lịch lớn.
- Có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, du lịch đang ngày càng phát triển.
- Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.
Kỹ năng
- Sử dụng biểu đồ, bản đồ để nhận xét tình hình sản xuất, phân bố của các ngành nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp, giao thông vận tải.
- Chỉ trên bản đồ:
+ Một số trung tâm công nghiệp, ngành công nghiệp.
- Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
+ Một số tuyến đường và đầu mối giao thông chính
- Đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A; đầu mối giao thông: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Địa lý thế giới
a) Châu á
Kiến thức
- Nhận biết sơ lược các châu lục và đại dương qua bản đồ.
- Mô tả sơ lược về vị trí địa lý và giới hạn của châu á.
- Nêu được một số đặc điểm điển hình về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu á.
- 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới.
- Châu á nhiều đới khí hậu (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới).
- Châu lục có số dân đông nhất thế giới, chủ yếu là người da vàng.
- Đại đa số là các nước đang phát triển.
- Nêu được một số đặc điểm của khu vực Đông Nam á và các nước láng giềng Việt Nam.
Kỹ năng
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ để nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ châu á.
- Đọc đúng tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên,
- Dãy núi Hy-ma-lay-a; cao nguyên Tây Tạng; đồng
đồng bằng, sông lớn của châu á trên bản đồ.
bằng: Hoa Trung, ấn Hằng, Mê Công; sông: Hoàng Hà, Mê Công.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận xét và rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu á.
- Chỉ trên bản đồ và đọc tên nước, tên thủ đô các nước láng giềng của Việt Nam.
Trung Quốc (Bắc Kinh), Lào (Viêng Chăn),
Cam-pu-chia (Phnôm Pênh).
b) Châu Âu
Kiến thức
- Mô tả sơ lược về vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu.
- Nêu được một số đặc điểm điển hình về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Liên bang Nga và Pháp.
Kỹ năng
- Sử dụng quả địa cầu, bả
File đính kèm:
- LSDL xmc (184-215).doc