I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được diễn biến Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, nội dung, ý nghĩa
của hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp.
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, tình đoàn kết DT, đoàn kết quốc
tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Kĩ năng trình bày, nhận xét, phân tích các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị bài
1. Giáo viên:
Tư liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Xem nội dung bài học
III. Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so
sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật:
- Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 33, 35 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 1/6/2020
TIẾT 33: BÀI 27
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được diễn biến Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, nội dung, ý nghĩa
của hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp.
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, tình đoàn kết DT, đoàn kết quốc
tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Kĩ năng trình bày, nhận xét, phân tích các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị bài
1. Giáo viên:
Tư liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Xem nội dung bài học
III. Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so
sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật:
- Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Chiến dịch lịch sử ĐBP giành thắng lợi tạo điều kiện thuận lợi cho ta trong
cuộc đấu tranh ngoại giao và kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống TDP và can
thiệp Mĩ. Vậy cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao diễn ra như thế nào? Ý nghĩa
lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ra sao?
Nội dung Hoạt động của GV - HS
III. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt
chiến tranh ở ĐD (1954)
+ Ngày 8 - 5 - 1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ
về Đông Dương chính thức được khai
mạc. Phái đoàn ta do Phó Thủ tướng kiêm
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng
dẫn đầu.
+ Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị diễn ra
gay gắt và phức tạp.
Ngày 21 - 7 - 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ
được kí kết.
* Nội dung hiệp định
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn
trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt
Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập
lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.
- Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17
làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc
Tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng
7 - 1956.
* Ý nghĩa: Với Hiệp định Giơ-ne-vơ được
kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở
Đông Dương. Đây là văn bản mang tính
pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc
cơ bản của các nước Đông Dương, buộc
Pháp phải rút hết quân về nước; miền Bắc
được hoàn toàn giải phóng.
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945 - 1954)
1. Ý nghĩa lịch sử
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và
ách thống trị của thực dân Pháp.
GV: Giải thích:
Hiệp định: Là điều ước loại thông
dụng nhất do 2 hay nhiều nước kí kết
để giải quyết những vấn đề chính trị,
kinh tế, quân sự, vân hoá tầm quan
trọng dưới hiệp ước.
- Hội nghị: Là cuộc họp có tổ chức có
nhiều người tham dự để bàn bạc công
việc.
GV: Cung cấp
H: Thảo luận nhóm bàn (3p) Tại sao
Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết?
GV: Do đường lối kháng chiến của ta
tấn công trên cả 2 mặt trận Quân sự
và ngoại giao
H: Trình bày nội dung Hiệp định
Giơ-ne-vơ?
H: Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Giơ-
ne- vơ?
H: Cuộc kháng chiến chống Pháp có
ý nghĩa lịch sử ntn?
- Miền bắc hoàn toàn giải phóng chuyển
sang đoạn CMXHCN.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm
lược và nô dịch của CN đế quốc, làm tan
rã hệ thống thuộc địa cũ, cổ vũ phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Nguyên nhân thắng lợi.
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác
Hồ.
- Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân
trong cả nước.
- Mặt trận dân tộc thống nhất được củng
cố và mở rộng
- Các lực lượng vũ trang và hậu phương
vững mạnh.
- Tình đoàn kết nhân dân 3 nước Đông
Dương, sự ủng hộ của Liên Xô, Trung
Quốc và các lực lượng dân chủ tiến bộ.
H: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc
kháng chiến ?
H: Lấy dẫn chứng phân tích từng
nguyên nhân?(KG)
HS: Phân tích.
GV: Nhận xét, khái quát.
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
- Chỉ ra nguyên nhân cuộc k/c chống Pháp
HĐ 4: Hoạt động vận dụng
- Bài học của ta trong việc chống giặc ngoại xâm
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm tư liệu về sự kiện chống quân Pháp.
IV. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau
- Học bài cũ theo các nội dung sau:
- Chuẩn bị bài mới: Bài 28
+ Đọc trước thông tin sgk
Ngày dạy: 4/6/2020
TiÕt 35: Bµi 28
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ
QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN
Ở MIỀN NAM 1954- 1965
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Biết được những nét chính về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về
Đông Dương.
- Biết được bối cảnh lịch sử, trình bày được diễn biến của phong trào “Đồng khởi”
trên lược đồ cũng như ý nghĩa của phong trào.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tình cảm ruột thịt bắc
nam niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng và tiến đồ của cách mạng.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá tình hình đất nước nhiệm vụ 2
miền, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam, kỹ
năng sử dụng bản đồ chiến sự.
II. Chuẩn bị bài
1. Giáo viên:
Tư liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Xem nội dung bài học
III. Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so
sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật:
- Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Sau khi hòa bình được thành lập lại miền Bắc năm 1954 nước ta tạm thời bị chia
cắt làm 2 miền : miền Bắc bắt đầu những hiệm vụ cách mạng trong thời kỳ quá độ lên
CMXH Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng ĐTCND đấu tranh chống đế quốc Mỹ
xâm lược và chính quyền Sài Gòn.
Nội dung Hoạt động của GV và HS
I. Tình hình nước ta sau Hiệp định
Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương
GV: sau Hiệp định Genèver 1954 về
Đông Dương, tình hình nước ta như thế
- Quân Pháp rút khỏi miền Bắc ( 5.1955)
nhưng hội nghị hiệp thương giữa hai iền
Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử
chưa được tiến hành.
- Mỹ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm
chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm
mưu chia cắt nước ta làm hai miền biến
miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn
cứ quân sự của chúng,
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ
Mĩ -Diệm, giữ gìn và phát triển lực
lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi
(1954 -1960)
2. Phong trào Đồng khởi (1959-1960)
+ “Đồng khởi” như nước vỡ bờ nhanh
chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên
và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
+ Ý nghĩa:
- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề
vào chính sách thực dân mới, làm lung lay
chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra một
bước phát triển nhảy vọt của cách mạng
Việt Nam; chuyển từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công.
- Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt
trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
(ngày 20 - 12 - 1960).
V. Miền Nam chiến đấu chống chiến
lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
(1961-1965)
1. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
của Mỹ ở Miền Nam:
nào?
GV: Đất nước tạm thời bị chia cắt làm
hai miền, hai bên tập kết, chuyển quân,
chuyển giao khu vực .
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh
hình 57. Quan sát tranh em có nhận xét
gì về hình ảnh nhân dân thủ đô ?(KG)
GV: Cho HS quan sát tranh hình 61 về
phong trào Đồng khởi.
H: Em hãy nêu kết quả và ý nghĩa của
phong trào Đồng Khởi ?
GV: Nhận xét, khái quát.
GV: Cho học sinh đọc sgk phần 1 và
cho cả lớp thảo luận.
Tổ 1 và tổ 2: Chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nội dung cơ bản của “Chiến tranh đặc
+ Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” -
một chiến lược chiến tranh xâm lược
thực dân mới của Mĩ, được tiến hành
bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ
chỉ huy cùng với vũ khí, trang bị kĩ
thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
+ Được sự hỗ trợ của Mĩ, quân đội Sài Gòn
mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực
lượng cách mạng, tiến hành dồn dân lập “ấp
chiến lược”, nhằm tách dân khỏi cách mạng,
tiến tới bình định miền Nam.
+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn tiến
hành hoạt động phá hoại miền Bắc,
phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn mọi
sự chi viện cho miền Nam.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mỹ
biệt”
=> Sau thất bại phong trào Đồng Khởi
1959-1960 .Mĩ thực hiện chiến lược
chiến tranh đặc biệt. Nội dung: dùng
người Việt trị người Việt, chủ lực ngụy
cộng với cố vấn và trang bị của Mĩ
Tổ 3 và tổ 4: Âm mưu và thủ đoạn của
chiến tranh đặc biệt được Mĩ thực hiện
như thế nào ?
=> Dựa vào sgk trả lời
GV: Kết luận:
GV: Chuyển ý
HD HS lập niên biểu những sự kiện
tiêu biểu về thắng lợi của quân và dân
ta trong chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”.
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
- lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu về thắng lợi của quân và dân ta trong chiến
đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
HĐ 4: Hoạt động vận dụng
- Đánh giá về chiến lược chiến tranh đặc biệt
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm tư liệu về sự kiện chống quân Pháp.
IV. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau
- Học bài cũ theo các nội dung sau:
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_tiet_33_35_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf