Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 35, Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)

I/ Mục tiêu bài học: Cung cấp cho học sinh nắm:

1. Kiến thức: Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương trong Kế hoạch Na-va (5/1953). Chủ trương và kế hoạc tác chiến của ta.

2. Tư tưởng: Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, quốc tế.

3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định, sử dụng bản đồ.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- G: Lược đồ “Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954”, “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ”.

- H: Kênh hình H.52 tr.120, H.55, 56 tr.124 – Tư liệu tham khảo.

III/ Tiến trình dạy và học:

1. Dạy và học bài mới:

Giới thiệu bài: (1 phút) Tình hình của Pháp, ta sau chiến dịch Biên giới 1950.

Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 35, Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27: Tiết 35: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954). I/ Mục tiêu bài học: Cung cấp cho học sinh nắm: 1. Kiến thức: Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương trong Kế hoạch Na-va (5/1953). Chủ trương và kế hoạc tác chiến của ta. 2. Tư tưởng: Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, quốc tế. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định, sử dụng bản đồ. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - G: Lược đồ “Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954”, “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ”. - H: Kênh hình H.52 tr.120, H.55, 56 tr.124 – Tư liệu tham khảo. III/ Tiến trình dạy và học: 1. Dạy và học bài mới: Giới thiệu bài: (1 phút) Tình hình của Pháp, ta sau chiến dịch Biên giới 1950. Bài mới: Hoạt động 1: I. KẾ HOẠCH NA-VA CỦA PHÁP - MĨ: (10 phút) Hoạt động của thầy và trò: Nội dung ghi bảng: Trình bày được nội dung kế hoạch Na-va Hoạt động: Cá nhân - Tập thể: G: Giới thiệu vài nét về tướng Na-va. - Mục đích - Nội dung kế hoạch - Các bước thực hiện của Kế hoạch G: Phân tích tính chất ngoan cố, chủ quan và nguy hiểm của Kế hoạch Na-va. - 7/5/1953, tướng Na-va được cử sang làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương ¦ vạch kế hoạch Na-va - Nội dung: (Sgk) - Thực hiện kế hoạch: + Tăng viện trợ, lực lượng, tập trung 44 tiểu đoàn (Bắc Bộ) + Tăng cường ngụy quân II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG - XUÂN 1953 - 1954 VÀ CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954: Hoạt động 2: 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954: (13 phút) Trình bày theo lược đồ các cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954. Hoạt động: Cá nhân - Tập thể: Chủ trương chiến lược của ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954? G: H.52 tr.120 Bộ Chính trị họp quyết định kế hoạch tác chiến - Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị bàn kế hoạch đánh Điện Biên Phủ (Giáo dục tấm gương tận tụy với cách mạng của Bác) Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ bước đầu bị phá sản như thế nào? G: Lược đồ Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông - Xuân 1953 -1954. G: Trình bày diễn biến (Gọi học sinh lên chỉ trên lược đồ 5 điểm tập trung quân của địch) Nhận xét về các cuộc tiến công? Tác dụng của các cuộc tiến công? - Phương hướng: tiến công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu ¦ phân tán lực lượng địch. - Phương châm: + “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” + “Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”. - Các cuộc tiến công chiến lược: Thời gian Khu vực quân ta tiến công Các tỉnh được giải phóng Nơi địch tập trung quân 12/1953 Tây Bắc Lai Châu Điện Biên Phủ Trung Lào Thà Khẹt Xê - nô 1/1954 Thượng Lào Phong Xa - lì Luông Pha - bang 2/1954 Bắc Tây Nguyên Kon Tum Plây Cu " làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va. Hoạt động 3: 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954): (17 phút) Trình bày được diễn biến chiến dịch dựa vào lược đồ, tranh ảnh. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Cả lớp trao nghiên cứu, tìm hiểu: * GDMT: Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ + việc chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch " tinh thần chiến đấu vượt qua muôn vàn khó khăn để chiến thắng của nhân dân ta. Âm mưu của Pháp - Mĩ? G: Sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (H.55, 56 tr.124 minh họa) Kể chuyện Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót. Kết quả, ý nghĩa? * Tại sao khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương? Sơ kết. a. Âm mưu của địch: - Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. - Lực lượng: 16 200 quân, 49 cứ điểm, 3 phân khu. " là “pháo đài bất khả xâm phạm”. b. Chủ trương của ta: mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Tiêu diệt lực lượng địch, - Giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. c. Diễn biến: gồm 3 đợt, diễn ra từ 13/3 – 7/5/1954. - Đợt 1: tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc. - Đợt 2: tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm. - Đợt 3: đồng loạt tiến công các cứ điểm còn lại của phân khu trung tâm và phân khu Nam. + Chiều 7/5 Đờ Cát-xtơ-ri và Ban tham mưu ra hàng. c. Kết quả: tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Điện Biên Phủ với 16 200 quân, hạ 62 máy bay. d. Ý nghĩa: - Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va - Buộc Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh. 2. Củng cố - Dặn dò: (4 phút) - Giải ô chữ - 14 chữ cái: Tên một chiến dịch đã đi vào lịch sử dân tộc và thế giới: Đ I Ệ N B I Ê N P H Ủ - Tìm hiểu: + Hiệp định Giơ-ne-vơ. + Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. * Rút kinh nghiệm: - Kế hoạch Na-va: + Na-va là tướng 4 sao của Pháp nhưng thân Mĩ, kế hoạch Na-va do Mĩ đề ra và giao cho Na-va thực hiện nên gọi là kế hoạch Na-va. + Tính chất ngoan cố, chủ quan và nguy hiểm: . Ngoan cố: Sau nhiều thất bại vẫn ngoan cố thực hiện kế hoạch Na-va nhằm xoay chuyển tình thế chuyển tranh (đang ở thế thua, yếu hơn) . Chủ quan: Từng thực hiện kế hoạch Rơ-ve, Đờ Lát đờ tát-xi-nhi " thất bại, thất bại từ 1945 - 1953 vậy mà đề ra kế hoạch chỉ trong vòng 18 tháng là có thể xoay chuyển cục diện chiến tranh. . Nguy hiểm: tập trung một lực lượng cơ động gồm 44 tiểu đoàn tại đồng bằng Bắc Bộ ª ta mới phân tán lực lượng địch. - Chiến dịch Điện Biên Phủ: - Tích hợp môi trường về vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ: + Trình bày như trong sách + Có thể quan sát được đường tiến quân của ta, “Địch trong sáng ta ngoài tối”. + Thuận tiện cho việc viện trợ bằng đường hàng không + Hạn chế: có thể bị tấn công bằng cách đào đường hầm, tấn công từ dưới lên, bị bao vây thì không thể cứu viện, chỉ biết chờ chết. Thời tiết tháng 3, 4 gây khó khăn cho việc tiếp tế bằng đường hàng không. - Kéo pháo vào Điện Biên Phủ: đó là một kì tích, xe thồ chở được mấy trăm kg

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_9_bai_27_tiet_35_cuoc_khang_chien_toan_quoc.doc
Giáo án liên quan