Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 26: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức:

- Hoàn cảnh, Nội dung Hội nghị Trung ương lần thứ 8.

- Nguyên nhân, nét chính cuộc Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945).

- Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước.

2. Phẩm chất:

- Yêu nước: Phát huy ý thức yêu hoà bình, giữ gìn, bảo vệ đất nước.

- Trách nhiệm: Hoàn thành tích cực các nhiệm vụ học tập được giao.

- Chăm chỉ: HS tự ý thức vươn lên trong học tập.

- Trung thực: HS báo cáo đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, học bài cũ, trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ học

tập theo hướng dẫn của GV.

- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa

ra ý kiến thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của

nhiệm vụ học tập, tìm ra những câu trả lời hay.

b. Năng lực đặc thù:

- Tìm hiểu lịch sử: HS nắm được:

+ Hoàn cảnh, Nội dung Hội nghị Trung ương lần thứ 8.

+ Nguyên nhân, nét chính cuộc Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945).

+ Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Đánh giá được vai trò của Hội nghị Trung ương lần

thứ 8.

- Vận dụng KT- KN: . Đánh giá ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 26: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /1/2020(9B) Tiết 26- Bài 22 CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - Hoàn cảnh, Nội dung Hội nghị Trung ương lần thứ 8. - Nguyên nhân, nét chính cuộc Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945). - Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: Phát huy ý thức yêu hoà bình, giữ gìn, bảo vệ đất nước. - Trách nhiệm: Hoàn thành tích cực các nhiệm vụ học tập được giao. - Chăm chỉ: HS tự ý thức vươn lên trong học tập. - Trung thực: HS báo cáo đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, học bài cũ, trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV. - Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những câu trả lời hay. b. Năng lực đặc thù: - Tìm hiểu lịch sử: HS nắm được: + Hoàn cảnh, Nội dung Hội nghị Trung ương lần thứ 8. + Nguyên nhân, nét chính cuộc Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945). + Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước. - Nhận thức và tư duy lịch sử: Đánh giá được vai trò của Hội nghị Trung ương lần thứ 8. - Vận dụng KT- KN: . Đánh giá ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: + Các tư liệu mở rộng có liên quan đến nội dung bài học. + Ảnh Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. + Máy chiếu. 2. HS: - Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. - Chuẩn bị nội dung: - Hoàn cảnh, Nội dung Hội nghị Trung ương lần thứ 8. - Nguyên nhân, nét chính cuộc Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945). - Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Chia sẻ nhóm đôi, nhóm 4, kĩ thuật đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG HS: HĐCN viết ra nháp ngày sinh của Bác Hồ. GV: Liên hệ vào bài. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19.5.1941) * Hoàn cảnh: H: Nêu những nét cơ bản của cuộc CTGT2 bước sang năm 1941? HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Tình hình đó tác động gì đến Việt Nam? HS: Đọc từ đầu -> lực lượng dân chủ GV: Khái quát: - Thế giới: + Chiến tranh TG thứ hai bước sang năm thứ ba, TG hình thành hai trận tuyến + Ở Đông Dương Pháp ra sức đàn áp CM. - Sự ra đời Mặt trận Việt Minh: GV: Cung cấp: + 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo CMVN, triệu tập hội nghị TƯ lần thứ 8 (5/1941) tại Cao Bằng từ ngày 10-> 19/5/1941. HS: Đọc phần chữ nhỏ * Chủ trương : H: Hãy nêu những chủ trương mới của Đảng đề ra trong hội nghị Trung ương 8? + Đặt nhiệm vụ giải phóng DT Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật lên hàng đầu. + Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thực hiện khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc và việt gian chia cho dân cày nghèo” + Thành lập mặt trận Việt Minh (19/5/1941) HS: Thảo luận nhóm 4 (3p) Tại sao đến lúc này Đảng ta lại chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh? Đánh giá của em về chủ trương đó? HS: Trả lời GV: KL: Thành lập mặt trận VM để liên hiệp đoàn kết hết thảy các tầng lớp ND, Đảng phái CM...đánh đuổi Nhật, Pháp, làm cho NDVN hoàn toàn độc lập. HS: Đúng đắn, phù hợp đáp ứng được nguyện vọng của người dân tập hợp được sức mạnh đoàn kết dân tộc. GV: Cung cấp: * Sự phát triển lực lượng GV: Sau khi mặt trận Việt Minh ra đời Đảng ta rất chú trọng phát triển tổ chức Việt Minh ở khắp nơi, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. + Lực lượng chính trị: Mặt trận Việt Minh thành lập ngày 19/5/1941; bao gồm các đoàn thể cứu quốc khắp cả nước. HS: Đọc phần chữ nhỏ. (T87) H: Trình bày 1 phút. Tại sao Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn lại được coi là mặt trận Việt Minh phát triển mạnh nhất? HS: Trả lời HS: Quan sát H37 H: Em hãy mô tả và nhận xét về hoạt động của đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”? HS: Trả lời GV: KL bổ sung: Đây là bức tranh ghi lại lễ tuyên thệ của các chiến sĩ trong buổi thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12/1944 tại một khu rừng nằm giữa hai cổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo ở Châu Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. GV: Cung cấp: - Lực lượng vũ trang: Duy trì Đội du kích Bắc Sơn, phát triển thành đội cứu quốc quân, phát động chiến tranh du kích, thành lập đội VN tuyên truyền giải phóng quân 22/12/1944. GV: Cung cấp: - 5/ 1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân sắm sửa vũ khí đuổi thù chung. - Cuối 12/1944 đội VNTTGPQ đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. - Thái Nguyên chính quyền nhân dân được thành lập suốt 1 vùng rộng lớn. H: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Em có nhận xét gì về quá trình phát triển tổ chức Việt Minh của Đảng ta ? HS: Trả lời GV: KL: Chú trọng phát triển tổ chức Việt Minh không chỉ ở nông thôn mà ở cả đô thị, không chỉ trong công nhân, nông dân mà lôi kéo tất cả các tầng lớp ND khác: SV,HS, trí thức, TSDT.. H: Nhận xét về vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Mặt trận Việt Minh? HS: Trả lời GV: Nhận xét, khái quát. H: Nêu những nét cơ bản về tình hình thế giới đầu năm 1945? II. Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 1. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) - Chiến tranh TG thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. - Ở mặt trận Thái Bình Dương phát xít Nhật nguy khốn. - Ở ĐD thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị chờ thời cơ giành lại địa vị thống trị cũ. -> Tình thế trên buộc Nhật phải GV: Cung cấp: HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Tại sao Nhật lại đảo chính hất cẳng Pháp? H: Em có nhận xét gì về tình hình Đông Dương sau khi Nhật đảo chính Pháp? GV: KL: Nhân dân ta chịu thêm ách thống trị của Phát xít Nhật, bộ mặt phản động của Phát xít Nhật ngày càng lộ rõ, nhân dân ta căm ghét chúng, tạo điều kiện cho CM phát triển, đẩy Pháp - Nhật vào tình trạng nguy khốn hơn. GV: Cung cấp: chủ trương của Đảng ta ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp. GV: Sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước: H: Em có nhận xét gì về cao trào kháng Nhật cứu nước? GV: KL: PT đấu tranh khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh ở vùng thượng du và trung Bắc Bộ làm tê liệt và hoảng loạn tinh thần của địch ở một số địa phương. đảo chính Pháp độc chiếm ĐD. - Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toản Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng. 2. Tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. *Chủ trương Đảng ta - Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ TƯ Đảng họp hội nghị mở rộng và ra chỉ thị “ Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt là Phát xít Nhật - Phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”. * Diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước. - Từ giữa tháng 3/1945, CM đã chuyển sang cao trào đấu tranh vũ trang và những cuộc khởi nghĩa từng phần. Ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng nhiều xã, châu, huyện được giải phóng - Phong trào “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” diễn ra sôi nổi. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP HS: Viết tích cực. HS: Ghi nhớ kiến thức trong 2 p H: Nêu chủ trương của Đảng trong Hội nghị Trung ương 8. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG H: Nhận xét về vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Mặt trận Việt Minh? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Sưu tầm tư liệu về mặ t trận Việt Minh. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài cũ: Học bài cũ. Mặt trận Việt Minh ra đời (19.5.1941) - Chuẩn bị bài mới: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. + Thời cơ và việc nắm bắt thời cơ của Đảng ta trong cách mạng tháng Tám năm 1945. + Diễn biến việc giành chính quyền ở Hà Nội và cả nước. ...................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_26_cao_trao_cach_mang_tien_toi_to.pdf
Giáo án liên quan