Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 24 đến 31 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp Hs nắm được:

- Biết được những nét chính về tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm chiến tranh.

- Nét chính diễn biến những cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn

2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:

- Giúp HS thấy rõ chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của để quốc phát xít Pháp - Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của ND ta.

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Các tư liệu mở rộng có liên quan đến nội dung bài học.

2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

- Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm .

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

* Giới thiệu bài: Chiến tranh TG thứ hai bùng nổ ở Châu Á, Phát xít Nhật tiến sát biên giới Việt - Trung và xâm l¬ược vào n¬ước ta, TD Pháp đã quỳ gối dâng Đông Dương cho phát xít Nhật. Để tìm hiểu tình hình TG và ĐD tác động đến CMVN ra sao? Diễn biến ý nghĩa cuộc khởi nghĩa nh¬ư thế nào?

 

docx28 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 24 đến 31 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: .../05/2020 CHƯƠNG III CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Tiết 24- Bài 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 - 1945 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được: - Biết được những nét chính về tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm chiến tranh. - Nét chính diễn biến những cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Giúp HS thấy rõ chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của để quốc phát xít Pháp - Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của ND ta. - Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực. 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Các tư liệu mở rộng có liên quan đến nội dung bài học. 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: - Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm ... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động * Giới thiệu bài: Chiến tranh TG thứ hai bùng nổ ở Châu Á, Phát xít Nhật tiến sát biên giới Việt - Trung và xâm lược vào nước ta, TD Pháp đã quỳ gối dâng Đông Dương cho phát xít Nhật. Để tìm hiểu tình hình TG và ĐD tác động đến CMVN ra sao? Diễn biến ý nghĩa cuộc khởi nghĩa như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung HS: Đọc thông tin SGK. H: Trình bày tình hình TG giai đoạn 39- 45? GV: Cung cấp: HS: Đọc nội dung hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương giữa Pháp và Nhật. H: Vì sao TD pháp và phát xít Nhật thỏa thuận với nhau để cùng thống trị nhân dân ĐD? HS: Đọc SGK T82 H: Pháp và Nhật đã có những hành động gì ở ĐD? Nhận xét? HS: - Pháp độc quyền toàn bộ nền kinh tế ĐD và tăng cường đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân, tăng các thứ thuế - Nhật thu mua lương thực theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt H: Em có nhận xét gì về chính sách thủ đoạn thống trị của Nhật - Pháp? HS: Thủ đoạn: dã man, tàn bạo, nham hiểm. H: Hậu quả của chính sách áp bức bóc lột của Nhật - Pháp? GV: Những việc làm trên của Pháp Nhật là nguyên nhân dẫn đến những cuộc nổi dậy đầu tiên. GV: Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa: HS: Sử dụng lược đồ trình bày lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa. HS Thảo luận nhóm 4 phút: Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn? HS: Do điều kiện khởi nghĩa chỉ xuất hiện tại địa phương chứ chưa phải trên cả nước-> kẻ địch có kiều kiện tập trung lực lượng để đàn áp. GV hướng dẫn HS tự học I. Tình hình Thế giới và Đông Dương. * Thế giới: + Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công nước Pháp, Chính phủ tư sản phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức. * Đông Dương + Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt - Trung. Tháng 9 - 1940, Nhật xâm lược Đông Dương. + Pháp đầu hàng Nhật rồi câu kết với Nhật để cùng áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương. -> Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp - Nhật ngày càng sâu sắc. II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên 1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/40) * Diễn biến - Nhật đánh Lạng Sơn -> Pháp rút chạy qua châu Bắc Sơn về Thái Nguyên. - Đảng Bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng(27/9/1940). - Nhật thoả hiệp với Pháp quay lại đàn áp khởi nghĩa. - Nhân dân ta kiên quyết chiến đấu duy trì lực lượng cách mạng -> Đội du kích Bắc Sơn được thành lập. * Kết quả: Khởi nghĩa thất bại * Ý nghĩa: - Duy trì được một phần lực lượng, đội du kích Bắc Sơn ra đời trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt của Đảng sau này 2. Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/ 1940) (HS tự học) 3. Binh biến Đô Lương 13/1/1941 (Không dạy) HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV củng cố bằng bài tập: Hãy nối điểm ở cột A với cột B cho phù hợp. A B Ở viễn Đông Quân đội phát xít kéo vào nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Ở Đông Dương Quân phiệt Nhật đẩy mạnh xâm lược TQ và cho quân tiến rút biên giới Việt -Trung Ở Châu Âu Phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp - Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Trình bày KN Bắc Sơn trên lược đồ HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học V. HDHS CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Học kĩ bài và chuẩn bị trước bài: Cao trào CM tiến tới tổng khởi nghĩa 8/1945 + Hoàn cảnh, sự ra đời và phát triển của mặt trận Việt Minh. + Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự phát triển cách mạng nước ta từ 1941-1944. ===================== * * * =================== Ngày giảng: .../05/2020 Tiết 25- Bài 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được: - Hoàn cảnh, Nội dung Hội nghị Trung ương lần thứ 8. - Nguyên nhân, nét chính cuộc Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945). - Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Giáo dục học sinh lòng căm thù CNĐQ, phát xít Nhật và lòng yêu kính, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta. - Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực. 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Các tư liệu mở rộng có liên quan đến nội dung bài học. 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: - Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm ... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh)...Vậy tổ chức này hoạt động thế nào? Phong trào cách mạng nước ta trong thời kỳ này phát triển ra sao?... Hoạt động của Gv - Hs Nội dung GV: HD HS tìm hiểu. ? Dùng kiến thức lịch sử thế giới, hãy điểm lại nét cơ bản của CTTGII? HS: Thảo luận rút ra -> GV nhận xét, chốt ý. GV: Treo lược đồ, giới thiệu ngắn gọn hành trình cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ® chỉ vị trí Bác đặt chân lên đất nước sau 30 năm (28/01/1941) và sự kiện từ ngày mùng 10 ® ngày 19/05/1941. GV: Gọi HS đọc phần chữ in nhỏ trong SGK. HS: Đọc nội dung kiến thức. ? Nội dung cơ bản của hội nghị là gì? ? Nhận xét của em về chủ trương mới của Đảng? (Hoàn chỉnh chuyển hướng đấu tranh). GV: Giải thích thêm. ? Mặt trận Việt Minh được thành lập trên cơ sở như thế nào? (Bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội cứu quốc). ? Nhiệm vụ của Mặt trận Việt Minh là gì? (Đoàn kết các tầng lớp nhân dân vào trong một mặt trận yêu nước để cùng chung sức giải phóng dân tộc). ? Việc thành lập mặt trận Việt Minh, Đảng đã chuẩn bị điều kiện gì cho cách mạng tháng Tám? GV: Gọi HS đọc phần: “Công tác xây dựng”. ? Lực lượng cách mạng Việt Minh phát triển mạnh mẽ ở Việt Bắc, điều đó chứng tỏ Đảng đã chuẩn bị điều gì cho cách mạng? ? Em có nhận xét gì về sự phát triển của phong trào cách mạng trong thời kỳ này? GV: HS quan sát H.37 – SGK, nhận xét -> GV nhận xét bổ sung, chốt ý. GV: Gọi HS đọc mục 1 trong SGK. HS: Đọc nội dung kiến thức. ? Tại sao Nhật đảo chính Pháp? ? Quân Pháp ở Đông Dương đã thất bại như thế nào? Hs: Trả lời theo ý hiểu. Gv: Nhận xét, chốt kiến thức: ? Tại sao quân Pháp ở Đông Dương lại nhanh chóng đầu hàng? (Pháp ở Đông Dương còn yếu, không chủ động chỉ hoạt động để chờ thời cơ) GV: Khái quát lại nội dung phần 1 và dẫn vào nội dung mục 2. GV: Yêu cầu HS đọc thầm nội dung mục 2 trong SGK. HS: Đọc nội dung kiến thức. ? Đảng ta đã có chủ trương gì sau khi Nhật đảo chính Pháp? GV: Dùng lược đồ trình bày diễn biến thời kỳ tiền khởi nghĩa: Khởi nghĩa từng phần, xây dựng căn cứ địa cách mạng, phá kho thóc Nhật ”. GV: Gọi HS đọc phân chữ in nhỏ trong SGK – T90. ? Thành quả lớn nhất của thời kỳ tiền khởi nghĩa là gì? (Thành lập căn cứ địa cách mạng, phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo, tạo khí thế cách mạng sẵn sàng cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945). I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941): 1. Tình hình thế giới: - Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra ở giai đoạn quyết liệt giữa Đức và Liên Xô. - Phong trào phản đối chiến tranh lan rộng khắp thế giới. 2. Tình hình trong nước: - 28 – 1 – 1941: Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập hội nghị TW lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày mồng 10 ® ngày 19/05/1941. * Nội dung: - Chủ trương: Đặt lên hàng đầu là nhiệm vụ giải phóng dân tộc đánh đuổi Nhật – Pháp, tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”. - Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) vào ngày 19/05/1941. Þ Xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng. - Thành lập căn cứ địa cách mạng Cao – Bắc – Lạng ® Hà - Tuyên – Thái. - Ngày 22/12/1944, thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. ® Xây dựng lực lượng vũ trang cho cách mạng, phát triển căn cứ, đẩy mạnh chiến tranh du kích. => Phong trào cách mạng trong thời kỳ này phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua các tổ chức cách mạng. II. Cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: 1. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945): - Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, chủ nghĩa phát xít sắp bị tiêu diệt. nước Pháp được giải phóng. - Ở Đông Dương, Nhật bị nguy khốn, Pháp ngóc đầu dậy chờ thời cơ để giành lại sự thống trị. - Tình thế đó buộc Nhật phải đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. ® 09/03/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương pháp nhanh chóng đầu hàng. 2. Tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: - Ban thường vụ TW Đảng họp hội nghị mở rộng và chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”: Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật. - Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước: + Chiến tranh du kích, khởi nghĩa từng phần. + 15/04/1945, Việt Nam giải phóng quân ra đời ® Phong trào cách mạng ngày càng dâng cao: Ủy ban quân sự Bắc Kỳ được thành lập. + 04/06/1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời (gồm 6 Tỉnh) ® Thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Þ Căn cứ địa vững chắc. + Phá kho thóc giải quyết nạn đói. Þ Báo hiệu thời cơ cách mạng đã đến, giờ hành động quyết định sắp tới. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV củng cố bằng bài tập: Hãy nối điểm ở cột A với cột B cho phù hợp. A B Ở viễn Đông Quân đội phát xít kéo vào nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Ở Đông Dương Quân phiệt Nhật đẩy mạnh xâm lược TQ và cho quân tiến rút biên giới Việt -Trung Ở Châu Âu Phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp - Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Trình bày diễn biến khởi nghĩa tháng 8/1945 trên lược đồ HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học V. HDHS CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Về nhà học bài theo hệ thống tìm hiểu và câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài mới: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. - Yêu cầu: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. ===================== * * * =================== Ngày giảng: ...../05/2020 Tiết 26 - Bài 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Thời cơ và việc nắm bắt thời cơ của Đảng ta trong cách mạng tháng Tám năm 1945. - Giành chính quyền ở Hà Nội và cả nước. - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Giáo dục học sinh lòng căm thù CNĐQ, phát xít Nhật và lòng yêu kính, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta. - Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực. 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Các tư liệu mở rộng có liên quan đến nội dung bài học. 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: - Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm ... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trải qua các cuộc tập dượt, lúc này thời cơ cách mạng đã đến. Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân đứng lên Tông khởi nghĩa giành chính quyền HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức GV: Gọi 1 Hs đọc mục I. HS: Đọc bài. ? Tại sao Hội nghị quốc dân khẳng định thời cơ cách mạng đã đến? (Nhật đầu hàng đồng minh, tay sai Trần Trọng Kim hoang mang cực độ, khí thế cách mạng đã dâng cao Þ thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng VN). ? TW Đảng đã chớp thời cơ phát động khởi nghĩa như thế nào? HS: Thảo luận -> đại dện nhóm báo cáo -> các nhóm nhận xét -> GV nhận xét, chốt ý. GV: Thông tin thêm về việc quân KN giải phóng thị xã Thái Nguyên. GV: Gọi 1 HS đọc mục II. ? Không khí cách mạng ở Hà Nội tạo điều kiện cho khởi nghĩa ở Hà Nội như thế nào? GV: Mô tả sự kiện giành chính quyền ở Hà Nội qua lược đồ. HS K-G? Em có nhận xét gì về kết quả và ý nghĩa của việc giành chính quyền ở Hà Nội? GV cung cấp thônng tin: Ngay từ những ngày đầu tháng 8, không khí gấp rút khởi nghĩa đã sôi sục trong cả nước. Từ 14/8 ® 18/8, nhiều nơi đã nổi dậy giành chính quyền (4 tỉnh sớm nhất: GV: Tường thuật DB qua bản đồ. Em có nhận xét gì về diễn biến, lực lượng tham gia Tổng khởi nghĩa? HS: Nhận xét. ? Thành quả lớn nhất của Tổng khởi nghĩa đó là gì? GV: Mô tả vài nét về lễ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Gv yêu cầu Hs chú ý thông tin sgk. ? Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945? HS: Thảo luận rút ra ý nghĩa. Gv yêu cầu Hs chú ý thông tin sgk. ? Nguyên nhân nào quyết định cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám? GV: Giảng thêm để HS hiểu sâu hơn. I. Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố: * Thời cơ cách mạng: - 5/1945: Đức đầu hàng. - 14/8/1945: Nhật đầu hàng đồng minh. - 14/5/1945: Hội nghị quốc dân Tân Trào đã khẳng định: “Thời cơ cách mạng đã đến, quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào. - Thành lập ủy ban khởi nghĩa trong toàn quốc. - 16/8: Đại hội quốc dân Tân Trào nhất trí tán thành lệnh khởi nghĩa trong cả nước ® Thành lập ủy ban giải phóng dân tộc ® chính phủ lâm thời. II. Giành chính quyền ở Hà Nội: * Diễn biến: - 15/8: Diễn thuyết công khai tại 3 nhà hát. - 16/8: Truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa. Chính quyền thân Nhật lung lay tận gốc. - 19/8: Hà Nội giành chính quyền. * Kết quả - ý nghĩa: - Giành thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội. - Cổ vũ tinh thần cách mạng trên cả nước, làm cho kẻ thù hoang mang vô độ. III. Giành chính quyền trong cả nước: - 23/8: Huế giành chính quyền. - 25/8: Sài Gòn giành chính quyền. - 28/8: Cả nước giành chính quyền. ® Tổng khởi nghĩa diễn ra trong vòng 15 ngày (Từ 14/8 ® 28/8/1945), giành thắng lợi hoàn toàn. Þ 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội. IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám: a. Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan xiềng xích nô lệ. - Đưa nước ta từ một nước nô lệ ® độc lập; nhân dân ta từ địa vị nô lệ ® làm chủ đất nước. - Mở ra kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên độc lập dân tộc. - Cổ vũ nhân dân thuộc địa và nửa thuộc địa đứng lên giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. b. Nguyên nhân thắng lợi: - Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, bác Hồ. - Truyền thống yêu nước - căm thù giặc sâu sắc, tinh thần anh dũng - bất khuất của dân tộc ta. - Hoàn cảnh khách quan thuận lợi: Đức - Nhật đầu hàng đồng minh. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Gv phát phiếu bài tập, Hs thực hiện bài tập trên phiếu. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Trình bày diễn biến khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 trên lược đồ. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học V. HDHS CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU: - Về nhà học bài theo hệ thống tìm hiểu và câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài mới: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946) - Yêu cầu: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. ===================== * * * =================== Ngày giảng: ...../05/2020 Chương IV: VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN Tiết 27 - Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945. - Biện pháp của Đảng và Chính phủ ta trong giải quyết giặc đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính. - Biện pháp Đảng ta đối phó với quân Tưởng và tay sai. - Các biện pháp đối phó với quân Tưởng và thực dân Pháp của Đảng ta. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Giáo dục học sinh lòng căm thù CNĐQ, phát xít Nhật và lòng yêu kính, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta. - Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực. 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Các tư liệu mở rộng có liên quan đến nội dung bài học. 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: - Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm ... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trải qua các cuộc tập dượt, lúc này thời cơ cách mạng đã đến. Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân đứng lên Tông khởi nghĩa giành chính quyền HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức - GV gọi 1 Hs đọc. - HS đọc ? Em có nhận xét gì về tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám? - Hs thảo luận rút ra: - Gv treo lược đồ giới thiệu ranh giới vĩ tuyến 16. - Gv chuyển mục II. - Gv giới thiệu cuộc Tổng tuyển cử ? Tổng tuyển cử có ý nghĩa gì? (Tạo khí thế cách mạng, nhân dân thực sự có quyền làm chủ.) Gv dẫn giảng: Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng hành của giặc ngoại xâm ? Chính phủ đã có biện pháp gì để giết giặc đói? - GV Y/c Hs làm việc với SGK. - Cho Hs nhận xét H40 và tranh - Gv kể một vài mẩu chuyện về giết giặc đói. ? Em có nhận xét gì về phong trào Bình dân học vụ? (Toàn dân đi học chữ quốc ngữ không kể ngày đêm) - Gv kể thêm một vài mẩu chuyện. ? Thành quả lớn nhất mà cách mạng đạt được sau khi giải quyết những khó khăn trên là gì? - Gv chốt: - GV: Gọi 1 Hs đọc mục IV. - HS: Đọc bài. ? Thực dân Pháp có kế hoạch xâm lược nước ta như thế nào? (Thành lập đạo quân viễn chinh sang Đông Dương cử Đác-giăng- đi-ơ làm cao ủy Pháp ở Đông Dương khiêu khích nước ta) - Gv tường thuật phong trào đấu tranh. ? Vì sao gọi là “xâm lược trở lại” ? (Sự kiện 9/3/1945) - GV: Cho HS quan sát H44. - HS: Quan sát. ? Em có nhận xét gì về hình ảnh trên? - HS: Nhận xét -> GV chốt ý. ? Đảng, chính phủ và nhân dân ta có thái độ như thế nào trước hành động của thực dân Pháp? (Miền nam là ruột thịt của Miền Bắc, nhân dân cả nước hết lòng ủng hộ nhân dân Miền Nam chống Pháp, tất cả cho miền Nam -> Việt Nam là một.) - GV: Yêu cầu HS làm việc với SGK. - HS: Nghiên cứu mục V trong SGK. ? Vì sao lúc bấy giờ có 20 vạn quân Tưởng trên đất nước ta? (Dưới danh nghĩa quân đồng minh., quân Nhật kéo vào nước ta ) - GV: Trên thực tế chúng vào phá hoại cách mạng VN. - GV: Gọi 1 Hs đọc phần chữ in nhỏ. ? Nêu rõ các biện pháp của ta đối với quân Tưởng và tay sai? ? Em có nhận xét gì về sách lược trên? ? Tại sao ta không dùng vũ lực đánh đuổi chúng? (Lực lượng chưa đủ, chưa cần thiết, Miền Nam còn đấu tranh vũ trang chống Pháp ) ? Tại sao ta và Pháp kí Hiệp định Sơ bộ và tạm ước? (Gv phân tích thêm: Tình thế mới đặt ra cho chính phủ ta 2 con đường,... ? Vì sao ta chọn giảng hòa với Pháp? (Đánh sẽ bất lợi vì với cùng một lúc phải đấu với 2 kẻ thù -> Hòa sẽ loại bớt một kẻ thù) - GV: Tường thuật lễ kí kết ? Ý nghĩa, tác dụng của Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9? I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám: * Khó khăn: + Kẻ thù đông, mạnh. + Vĩ tuyến 16 trở ra: 20 vạn quân Tưởng; VT 16 ®vào: Anh - Pháp + Cả nước còn có 6 vạn quân Nhật. + Chính quyền mới còn non trẻ, nhiều di hại do chế độ thực dân phong kiến để lại. - Kinh tế nghèo nàn. - Trình độ dân trí thấp. * Thuận lợi: Nhân dân lao động đã giành được quyền làm chủ, sự cổ vũ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. II. Bước đầu xây dựng chế độ mới: - 6/1/1946: Tổng tuyển cử trong cả nước bầu Quốc hội. - 2/3/1946: Quốc hội họp phiên đầu tiên ® Lập bản dự thảo hiến pháp thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến. ® Bầu hội đồng nhân dân trong cả nước ® Thành lập ủy ban hành chính các cấp ® Bộ máy nhà nước được củng cố và kiện toàn. III. Diệt giặc đói, giặc dốt giải quyết khó khăn về tài chính: 1. Diệt giặc đói: - Phong trào hũ gạo tiết kiệm, ngày đồng tâm. - Phong trào tăng gia sản xuất, tịch thu ruộng đất của Việt gian chia cho dân nghèo, bãi bỏ nhiều thứ thuế ® 2. Diệt giặc dốt: - 8-9-1945: Hồ chủ tịch ký sắc lệnh “Nha Bình dân học vụ”® Xóa mù chữ, đổi mới nội dung giáo dục 3. Giải quyết khó khăn tài chính: - Hưởng ứng quĩ độc lập và tuần lễ vàng. - 23/11/1946: Tiền VN được lưu hành. Þ Chính quyền cách mạng được củng cố và xây dựng làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, cổ vũ động viên nhân dân quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng chuẩn bị cho kháng chiến chống Pháp. IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược: - Đêm 22 rạng 23/9/1945: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược trở lại nước ta ở Nam Bộ. - Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Bộ diễn ra sôi nổi. ® Sau hơn 1 tháng, Pháp chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Nhân dân trong cả nước đồng lòng ủng hộ, giúp đỡ miền Nam chống lại thực dân Pháp. V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng: - Nhân nhượng chúng một số quyền lợi về chính trị, kinh tế. - Kiên quyết trừng trị hành động phá hoại cách mạng, bảo vệ chủ quyền. Þ Mềm dẻo nhưng kiên quyết. Nhân nhượng có nguyên tắc ® sáng suốt. VI. Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước Việt - Pháp 14/9/1946: - Ngày 6/3/1946, ta và Pháp kí Hiệp định Sơ bộ. - Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản tạm ước, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. * Ý nghĩa: Đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước, xác định kẻ thù duy nhất đó là thực dân Pháp, tạo thời gian hòa hoãn để nhân dân ta chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Gv phát phiếu bài tập, Hs thực hiện bài tập trên phiếu. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Nhận xét về chính sách đối ngoại của ta trong năm 1946. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học V. HDHS CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU: - Về nhà học bài theo hệ thống tìm hiểu và câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài mới: Bài 25 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) - Yêu cầu: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. ============

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_24_den_31_nam_hoc_2019_2020_truon.docx
Giáo án liên quan