Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức:

- Những nét chính về tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939-

1945.

- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

2. Phẩm chất:

- Yêu nước: Phát huy ý thức yêu hoà bình, giữ gìn, bảo vệ đất nước.

- Trách nhiệm: Hoàn thành tích cực các nhiệm vụ học tập được giao.

- Chăm chỉ: HS tự ý thức vươn lên trong học tập.

- Trung thực: HS báo cáo đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, học bài cũ, trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ học

tập theo hướng dẫn của GV.

- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa

ra ý kiến thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của

nhiệm vụ học tập, tìm ra những câu trả lời hay.

b. Năng lực đặc thù:

- Tìm hiểu lịch sử: HS nắm được:

- Những nét chính về tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939-

1945.

- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét được tình hình thế giới và Đông Dương

trong những năm 1939-1945.

- Vận dụng KT- KN: . Đánh giá ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /1/2020(9B) CHƯƠNG II CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Tiết 25- Bài 21 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 - 1945 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - Những nét chính về tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939- 1945. - Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: Phát huy ý thức yêu hoà bình, giữ gìn, bảo vệ đất nước. - Trách nhiệm: Hoàn thành tích cực các nhiệm vụ học tập được giao. - Chăm chỉ: HS tự ý thức vươn lên trong học tập. - Trung thực: HS báo cáo đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, học bài cũ, trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV. - Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những câu trả lời hay. b. Năng lực đặc thù: - Tìm hiểu lịch sử: HS nắm được: - Những nét chính về tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939- 1945. - Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. - Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét được tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939-1945. - Vận dụng KT- KN: . Đánh giá ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: + Các tư liệu mở rộng có liên quan đến nội dung bài học. + Lược đồ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. 2. HS: - Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. - Chuẩn bị nội dung: - Những nét chính về tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939- 1945. - Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Chia sẻ nhóm đôi, nhóm 4, kĩ thuật đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG HS: Chơi trò chơi. GV: Liên hệ vào bài. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản I. Tình hình Thế giới và Đông Dương. HS: Đọc thông tin SGK. * Thế giới: H: Trình bày tình hình TG giai đoạn 39- 45? + Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công nước Pháp, Chính phủ tư sản phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức. GV: Cung cấp: * Đông Dương + Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt - Trung. Tháng 9 - 1940, Nhật xâm lược Đông Dương. + Pháp đầu hàng Nhật rồi câu kết với Nhật để cùng áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương. H: Chia sẻ nhóm đôi: (2p) Nhận xét về tình hình thế giới và Đông Dương? H: Trình bày 1 phút. Vì sao TD pháp và phát xít Nhật thỏa thuận với nhau để cùng thống trị nhân dân ĐD? HS: Khi chiến tranh bùng nổ lợi dụng sự thất bại nhanh chóng của Pháp, Nhật gây áp lực buộc chính quyền Pháp cho Nhật đưa quân vào chiếm đóng ĐD. Pháp, Nhật thoả hiệp cấu kết với nhau, vì TD pháp không đủ sức chống lại Nhật, buộc phải chấp nhận yêu sách của Nhật, còn Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lợi và cùng chống CM ĐD HS: Đọc SGK T82 H: Pháp và Nhật đã có những hành động gì ở ĐD? Nhận xét? HS: - Pháp độc quyền toàn bộ nền kinh tế ĐD và tăng cường đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân, tăng các thứ thuế . - Nhật thu mua lương thực theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt H: Thảo luận nhóm 4 (3p) Em có nhận xét gì về chính sách thủ đoạn thống trị của Nhật - Pháp? HS: Thủ đoạn: dã man, tàn bạo, nham hiểm H: HĐCN (1p) Hậu quả của chính sách áp bức bóc lột của Nhật - Pháp ? HS: Đời sống nhân dân ĐD Vô cùng cực khổ và điêu đứng. -> Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp - Nhật ngày càng sâu sắc. II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên GV: Những việc làm trên của Pháp Nhật là nguyên nhân dẫn đến những cuộc nổi dậy đầu tiên. 1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/40) GV: Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa: * Diễn biến - Nhật đánh Lạng Sơn -> Pháp rút chạy qua châu Bắc Sơn về Thái Nguyên. - Đảng Bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng(27/9/1940) - Nhật thoả hiệp với Pháp quay lại đàn áp khởi nghĩa. - Nhân dân ta kiên quyết chiến đấu duy trì lực lượng cách mạng -> Đội du kích Bắc Sơn được thành lập. * Kết quả: Khởi nghĩa thất bại HS: Sử dụng lược đồ trình bày lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa. HS: Chia sẻ nhóm đôi (3p) Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn? HS: Do điều kiện khởi nghĩa chỉ xuất hiện tại địa phương chứ chưa phải trên cả nước-> kẻ địch có kiều kiện tập trung lực lượng để đàn áp. * Ý nghĩa: - Duy trì được một phần lực lượng, đội du kích Bắc Sơn ra đời trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt của Đảng sau này. 2. Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/ 1940) GV: Hướng dẫn HS tự học ở nhà tự trả lời câu hỏi và nắm được các nội dung sau: H: Nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa Nam Kì? * Nguyên nhân: + Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam đi làm bia đỡ đạn chống lại quân phiệt Xiêm. + Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa (đêm 22 rạng ngày 23 - 11 - 1940) ở hầu hết các tỉnh của Nam Kì. GV: Tập tường thuật diễn biến trên lược đồ. * Diễn biến - Đêm 22 rạng ngày 23/11/1940 khởi nghĩa nổ ra ở hầu khắp các tỉnh Nam Kì. - Nghĩa quân triệt hạ một số đồn bốt, phá nhiều đường giao thông, thành lập chính quyền nhân dân, tòa án CM, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. - TDP đàn áp dã man -> các cơ sở Đảng bị tổn thất nặng -> nghĩa quân rút vào hoạt động bí mật. 3. Binh biến Đô Lương 13/1/1941 (Không dạy) * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Hãy nối điểm ở cột A với cột B cho phù hợp. A B Ở viễn Đông Quân đội phát xít kéo vào nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Ở Đông Dương Quân phiệt Nhật đẩy mạnh xâm lược TQ và cho quân tiến rút biên giới Việt -Trung Ở Châu Âu Phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Đánh giá về ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Tìm hiểu tư liệu, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài cũ: Học bài cũ. - Những nét chính về tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939- 1945. - Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. - Chuẩn bị bài mới: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. - Hoàn cảnh, Nội dung Hội nghị Trung ương lần thứ 8. - Nguyên nhân, nét chính cuộc Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945). - Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước. ...................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_9_bai_21_viet_nam_trong_nhung_nam_1939_1.pdf
Giáo án liên quan