I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu những thay đổi trong chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương những
năm chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Hoàn cảnh, những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1917.
- So sánh hướng đi của Người với các nhà yêu nước trước đó.
2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất:
- Hình thành ở học sinh phẩm chất yêu nước; nhân ái, chăm chỉ (Ham học,
chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã
hội và môi trường sống)
3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự lực, tự học, tự hoàn thiện
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS tích cực, chủ động trao đổi, tương tác, chia
sẻ với bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện, làm rõ điểm giống
và khác nhau về mục tiêu, cách tổ chức trong các cuộc cải cách cùng thời.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử
+ Trình bày được nội dung, diễn biến và kết quả trong việc thực hiện chính sách
của TD Pháp đầu TK XX.
+ Tái hiện và trình bày được nội dung bài học dưới hình thức nói hoặc viết, trình bày
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Giải thích được các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp;
+ Lòng căm ghét bọn thực dân tàn bạo. Tinh thần đấu tranh kiên cường của
nhân dân.
+ Lòng kính yêu và biết ơn những anh hùng dân tộc, đặc biệt là lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc. Người tìm ra con đường chân chính cho cách mạng Việt Nam, dẫn dắt
cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đế quốc phương Đông và
phương Tây cũng tàn bạo cướp nước như nhau.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 45: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/06/2020
Ngày dạy: 15/6/2020(8A1, 8A2) 16/6 (8A3)
Tiết 45 - Bài 30
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN 1918
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu những thay đổi trong chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương những
năm chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Hoàn cảnh, những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1917.
- So sánh hướng đi của Người với các nhà yêu nước trước đó.
2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất:
- Hình thành ở học sinh phẩm chất yêu nước; nhân ái, chăm chỉ (Ham học,
chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã
hội và môi trường sống)
3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự lực, tự học, tự hoàn thiện
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS tích cực, chủ động trao đổi, tương tác, chia
sẻ với bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện, làm rõ điểm giống
và khác nhau về mục tiêu, cách tổ chức trong các cuộc cải cách cùng thời.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử
+ Trình bày được nội dung, diễn biến và kết quả trong việc thực hiện chính sách
của TD Pháp đầu TK XX.
+ Tái hiện và trình bày được nội dung bài học dưới hình thức nói hoặc viết, trình bày
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Giải thích được các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp;
+ Lòng căm ghét bọn thực dân tàn bạo. Tinh thần đấu tranh kiên cường của
nhân dân.
+ Lòng kính yêu và biết ơn những anh hùng dân tộc, đặc biệt là lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc. Người tìm ra con đường chân chính cho cách mạng Việt Nam, dẫn dắt
cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đế quốc phương Đông và
phương Tây cũng tàn bạo cướp nước như nhau.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học
+ Rèn cho HS kỹ năng trình bày, nhận xét một vấn đề lịch sử.
+ Chỉ bản đồ.
+ HS hiểu rõ bản chất tàn bạo, xảo quyệt của CNĐQ, đế quốc phương Đông và
phương Tây cũng tàn bạo cướp nước như nhau.
+ Sau bài học rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để
lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự
tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận
và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch
sử suốt đời.
+ Kĩ năng sử dụng tranh ảnh, trình bày, nhận xét các sự kiện lịch sử; Biết nhận
định, đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Văn thơ yêu nước đầu thế kỷ XX
- Chân dung Nguyễn Ái Quốc.
- Những tài liệu lịch sử cần thiết phục vụ cho bài giảng .
2. Học sinh
- Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung các câu hỏi gợi ý SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, PP nhóm, trực quan....
2. Kỹ thuật
- Trình bày, động não, công đoạn
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: KT ss: 8A1....... 8A2........ 8A3...............
2. Kiểm tra đầu giờ
Kiểm tra 15 phút
ĐỀ BÀI
Nêu thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải
phóng dân tộc ? Giải thích vì sao họ có thái độ như vậy ?
Nội dung Biểu điểm
+ Giai cấp địa chủ phong kiến: đã đầu hàng và trở thành tay sai cho
thực dân Pháp//do quyền lợi gắn với thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ
phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân: sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cách mạng -> do
bị áp bức bóc lột nặng nề nhất.
+ Tầng lớp tư sản chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia
cách mạng -> do bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị mới xuất hiện nhưng tích cực tham
gia các phong trào cứu nước -> do đời sống bấp bênh, đồng thời có học
vấn nên họ có ý thức dân tộc .
+ Giai cấp công nhân sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế
quốc, phong kiến -> do bị bóc lột nặng nề .
2
2
2
2
2
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Em biết những tên những người nào tham gia vào phòng trào Đông Du,
Đông Kinh nghĩa thục? Nguyễn Tất Thành ra đi tìm dường cứu nước vào
thời gian nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản
I. Phong trào yêu nước trước chiến
HS: Đọc thông tin SGK.
GV: Cung cấp
HS tự đọc – tự học
HS: Đọc thông tin SGK.
H: Hãy nêu những thay đổi trong chính
sách kinh tế, xã hội của TD Pháp ở VN
trong những năm chiến tranh TG.I?
H: Vì sao có sự thay đổi đó?
- Do có những thay đổi về kinh tế & XH,
>< giữa DT Việt Nam với TD Pháp ngày
càng gay gắt, phong trào đấu tranh ngày
càng quyết liệt hơn. Đặc biệt là sự nổi dậy
của binh lính trong quân đội Pháp.
HS đọc - tự học
H: Em biết gì về Nguyễn Tất Thành và
hoàn cảnh Người ra đi tìm đường cứu
nước?
GV: Tuy khâm phục các bậc tiền bối, nhưng
Người không đi theo con đường cứu nước
của họ mà quyết định ra đi tìm con đường
cứu nước mới vì: Người đã nhận ra được
những hạn chế của họ. Nguyễn Tất Thành đã
từng nhận xét về họ, (Phan Bội Châu sang
nhờ Nhật chẳng khác nào “Đưa hổ cửa trước
rước beo cửa sau”; Phan Châu Trinh thì cải
lương, không tưởng khi “Xin giặc rủ lòng
thương”; Hoàng Hoa Thám thì nghĩa khí, bất
khuất đấy, nhưng “Nặng cốt cách phong
kiến”...).
H: Hành trình cứu nước của Người diễn
ra như thế nào?
GV: Giới thiệu H.107 : Tàu La-tu-sơ-Tơ-
rê-vin, con tàu đưa Người sang Pháp tìm
đường cứu nước
GV: Dùng bản đồ hành trình cứu nước của
Nguyễn Tất Thành để HS hình dung được
con đường gian nan, vất vả của Người.
tranh thế giới thứ nhất
II . PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRONG
THỜI KỲ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT (1914 - 1918)
1. Chính sách của TD Pháp ở Đông
Dương trong thời chiến
- Ra sức vơ người vét của dốc vào
chiến tranh.
- Tăng cường bắt lính.
- Nông nghiệp phục vụ chiến tranh.
- Đời sống ND cực khổ.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916).
Khởi nghĩa binh lính & tù chính trị
ở Thái Nguyên (1917)
( Không dạy)
3. Những hoạt động của Nguyễn
Tất Thành sau khi ra đi tìm đường
cứu nước
+ Hoàn cảnh: đất nước bị Pháp thống
trị, các phong trào yêu nước chống
pháp đều thất bại.
+ Những hoạt động:
- Ngày 5 - 6 - 1911, từ bến cảng Nhà
Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước.
H : Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm
đường cứu nước?
GV: Hướng dẫn HS trả lời
H : Theo em con đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những
người yêu nước trước đó?
HS: Người không sang phương Đông tìm
đường cứu nước mà Người sang phương
Tây bởi muốn tìm hiểu thực chất “tự do,
bình đẳng, bác ái của cách mạng Pháp.
GV: Nguyễn Tất Thành là vị cứu tinh của
dân tộc Việt Nam. Bước đầu hoạt động của
Người đã mở ra chân trời mới cho cách mạng
nước ta.
GV: Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết
thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ
nghĩa Mác - Lê-nin.
- Năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp,
tham gia hoạt động trong Hội những
người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
- Người tích cực tham gia hoạt động
trong phong trào công nhân Pháp và
tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng
tháng Mười Nga.
HOẠT ĐỘNG 3: Lập bảng niên biểu con đường cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc.
Giai đoạn Thời gian Địa điểm Hoạt động Kết quả Ý nghĩa
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng:
Đánh giá về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong
cuộc kháng chiến chống Pháp?
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo (Thực hiện ở
nhà)
Ghi lại kiến thức cơ bản của bài.
H: Trình bày các hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu
nước.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về học bài theo vở ghi, kết hợp SGK.
- Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu TK XX.
- Sưu tầm tài liệu và tranh ảnh về cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước, tìm ra
con đường cách mạng chân chính cho dân tộc của Nguyễn Tất Thành.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_tiet_45_phong_trao_yeu_nuoc_chong_phap.pdf