Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 15: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

- Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản.

2. Phẩm chất:

- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa tiến bộ của những cải cách.

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.

b. Năng lực đặc thù

- Sử dụng bản đồ.

- Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, trình bày, nhận xét, thảo luận nhóm các

sự kiện lịch sử.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Máy chiếu

2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn

đề động não

2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia

nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

* Câu hỏi: ? Tại sao các nước tư bản phương tây đẩy mạnh xâm lược với các

nước Đông Nam Á?

* Đáp án:

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên

- Chế độ PK lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu .

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 15: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2020 Ngày giảng: 26/10/2020- 8B TIẾT 15 - Bài 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị. - Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản. 2. Phẩm chất: - Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa tiến bộ của những cải cách. 3. Năng lực a. Năng lực chung - Hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. b. Năng lực đặc thù - Sử dụng bản đồ. - Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, trình bày, nhận xét, thảo luận nhóm các sự kiện lịch sử. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Máy chiếu 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề động não 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ. IV. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: ? Tại sao các nước tư bản phương tây đẩy mạnh xâm lược với các nước Đông Nam Á? * Đáp án: - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên - Chế độ PK lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu . 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV chiếu Slide 1 Hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ ? Những hình ảnh trên liên quan đến đất nước nào? HS phát hiện, GV dẫn dắt vào bài: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trong khi các nước châu Á đều bị biến thành thuộc địa, nửa thuộc địa thì Nhật Bản lại giữ được độc lập và phát triển nhanh về kinh tế trở thành nước đế quốc ở Châu Á. Vì sao lại như vậy? Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm - Gv Chiếu Slide 2 Bản đồ thế giới, Hs quan sát xác định vị trí của Nhật I. Cuộc Duy tân Minh Trị Bản trên màn hình. ? Tình hình NB Giữa thế kỉ X IX đầu thế kỉ XX? HS: - NB là một quốc gia phong kiến lạc hậu. - Các nước TB phương Tây tìm cách “xâm nhập” Nhật Bản. ? Vì sao các nước phương tây tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản? (KG) Gv: Đứng trước tình hình đó, Nhật Bản có hai con đường: 1. Tiếp tục duy trì chế độ Pk thối nát đẻ trở thành miếng mồi của TB phương Tây, 2 là cách tân để phát triển đất nước ? Theo em, Nhật Bản sẽ chọn con đường nào? Vì sao Gv cung cấp Gv treo tranh chân dung minh Trị ? Nêu hiểu biết của em về Thiên Hoàng Minh Trị? GV: Giới thiệu vài nét về Thiên Hoàng Minh Trị. Minh Trị là gì? Cai trị sáng suốt. ? Nêu các nội dung chủ yếu của cuộc Duy tân Minh Trị? Hs trả lời theo SGK - GV nhận xét, kết luận trên bảng phụ - Gv: Giải thích thuật ngữ: Hiến pháp, quân chủ lập hiến, Quân sự phương tây, CNTB,.. ? Nhận xét nội dung cuộc cải - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. -> Các nước phương tây tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản. - Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách Nội dung a. Về chính trị: - Xác lập quyền thống trị của quý tộc tư sản - Ban hành Hiến pháp 1889 - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. b.Về kinh tế: - Thống nhất thị trường, tiền tệ - Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa - Xây dựng cơ sở hạ tầng. c.Về quân sự: - Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây - Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự - Phát triển kinh tế quốc phòng. d. Về giáo dục: - Chính sách giáo dục bắt buộc - Chú trọng khoa học - kĩ thuật - Cử học sinh ưu tú du học phương Tây. -> Cải cách toàn diện, tiến bộ, là cuộc cách mạng tư sản. cách?(KG) HS: Đây là cải cách toàn diện, tiến bộ trên tất cả các mặt của xã hội. Là cuộc cách mạng tư sản ? Tại sao nói đây là cuộc cách mạng tư sản?(KG) Là cuộc cách mạng tư sản vì nó chấm dứt chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của tư sản. Là cuộc cải cách toàn diện mạng tính chất tư sản rõ dệt, đưa Nhật tiến lên tư bản chủ nghĩa. ? Ý nghĩa của cuộc cải cách đó ntn?(TB) Hs dựa vào SGK trả lời ? Cuộc Duy tân Minh Trị và cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc có điểm gì giống và khác nhau?(TL cặp) HS: Giống đề là những chính sách tiến bộ Khác: TQ chỉ là cải cách về chính trị, nhưng không thực hiện được, ở Nhật Bản được sự đồng thuận của nhân cả nước, tiếp thu những cái mới... GV: Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, NB đã tiến hành cuộc Duy Tân, mở đường cho chủ nghĩa TB phát triển. Dù còn hạn chế, Cuộc Duy Tân có nhiều điểm tiến bộ, mở đường cho CNTB phát triển. ? Theo em, công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay có thể học tập kinh nghiệm gì từ cuộc Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản? - Hs đọc mục in nhỏ SGK ? Nêu những nét chính về kinh tế Nhật Bảm đầu thế kỉ XX?(Tb) ?Nhận xét về kinh tế Nhật Bản?(KG) - Ý nghĩa: + Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây + Trở thành một nước tư bản công nghiệp. II. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. - Kinh tế: Nhiều công ti độc quyền ra đời như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối nền kinh tế, chính trị Nhật Bản. ? Vì sao kinh tế NB lại phát triển mạnh mẽ?(KG) HS dựa vào SGK trả lời GV: cung cấp. ? Trươc tình hình kinh tế phát triển như vậy, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?(TB) ? Hãy xác định vị trí Trung Quốc bị Nhật chiếm?GV chiếu Slide 4 ? Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?(KG) GV Giải thích: Đế quốc, phong kiến, quân phiệt ? Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc?(TB) ? Vì sao NB là một nước Châu Á lại thoát khỏi số phận của của một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc?(KG) HS: Vì NB đã tiến hành cải cách, tạo điều kiện cho chủ nghĩa TB phát triển, nhanh chóng chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. -> Kinh tế phát triển mạnh mẽ - Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. - Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên... => Nhật Bản trở thành nước “đế quốc phong kiến quân phiệt”. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ? Trình bày nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị? ? Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? ? Vì sao NB là một nước Châu Á lại thoát khỏi số phận của của một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc?(KG) * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Vẽ tranh về đất nước Nhật Bản * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Sưu tầm ảnh về đất nước Nhật Bản. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ, ôn tập các kiến thức từ tiết 1 – tiết 15 Liệt kê các chủ đề, sự kiện tiêu biểu về những cuộc CMTS đầu tiên, Quá trình xâm lước của các nước đế quốc ở ĐNA.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_15_nhat_ban_giua_the_ki_xix_dau_t.pdf
Giáo án liên quan