Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 39: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Giúp HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức:

- Sơ lược về tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.

- Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của

Pháp (1783).

- Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở

Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ nhất. Nội dung và hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất.

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Hoàn thành tích cực các nhiệm vụ học tập được giao.

- Chăm chỉ: HS tự ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện và xây dựng đất nước.

- Trung thực: HS báo cáo đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, học bài cũ, trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ học

tập theo hướng dẫn của GV.

- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa

ra ý kiến thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của

nhiệm vụ học tập, tìm ra những câu trả lời hay.

b. Năng lực đặc thù:

- Tìm hiểu lịch sử: HS hiểu được:

+ Sơ lược về tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.

+ Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của

Pháp (1783).

+ Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở

Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ nhất. Nội dung và hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân.

.- Vận dụng KT- KN: Đánh giá về thái độ và hành động của triều đình Huế.

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 39: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /1/2021(8A) Tiết 39 - Bài 25 KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC ( 1873 - 1884 ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - Sơ lược về tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì. - Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp (1783). - Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ nhất. Nội dung và hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất. 2. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Hoàn thành tích cực các nhiệm vụ học tập được giao. - Chăm chỉ: HS tự ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện và xây dựng đất nước. - Trung thực: HS báo cáo đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, học bài cũ, trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV. - Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những câu trả lời hay. b. Năng lực đặc thù: - Tìm hiểu lịch sử: HS hiểu được: + Sơ lược về tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì. + Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp (1783). + Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ nhất. Nội dung và hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất. - Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân. .- Vận dụng KT- KN: Đánh giá về thái độ và hành động của triều đình Huế. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Máy chiếu, bài giảng điện tử 2. HS: - Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. - Chuẩn bị các nội dung: + Sơ lược về tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì. + Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp (1783). + Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ nhất. Nội dung và hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Chia sẻ nhóm đôi, nhóm 4, trình bày 1 phút, kĩ thuật đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Trình bày phong trào kháng chiến của nhân dân ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV: Chiếu hình ảnh. HS: Nhận biết hình ảnh. GV: Liên hệ vào bài. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung H: Tại sao TD Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867) mà mãi tới 1873 chúng mới chiếm đánh Bắc Kỳ ? HS: Do phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ phát triển mạnh mẽ khắp nơi , ngăn chặn quá trình xâm lược của chúng H: Em hãy trình bày tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ ? Nêu nhận xét? HS: Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông nam kỳ, TD Pháp đã bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy cai trị, tiến hành bóc lột, biến nơi này thành bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ H: TD Pháp đã dùng những biện pháp gì để ổn định tình hình Nam Kỳ ? Nhận I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ. a. Thực dân Pháp : - Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Pháp tiến hành thiết lập bộ máy cai trị làm cơ sở chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ và Cam-pu-chia . xét? HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Hành động và thái độ của triều đình Nguyễn? Nhận xét, đánh giá về thái độ và hành động đó? HS: Tiếp tục thực hiện chính sách đối nội đối ngoại lỗi thời. Vơ vét tiền của dân để ăn chơi và bồi thường chiến phí. Kinh tế sa sút. Binh lực suy yếu. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra . Tiếp tục thương lượng với TD Pháp để chia sẻ quyền thống trị với Pháp. GV kết luận : Với những chính sách đối nội, đối ngoại phản động, nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn, thực lực quốc gia suy kiệt thúc đẩy nhanh quá trình xâm lược của TD Pháp . GV: Chiếu bản đồ hành chính Việt Nam cuối TK XIX để minh họa quá trình bành trướng xâm lược nước ta của TD Pháp . GV: Giải thích : TD Pháp muốn nhảy vào Vân Nam TQ bằng con đường sông Mê Công nhưng không thành (do sông nhiều thác ghềnh), chúng đã chuyển sang do thám sông Hồng để nhảy vào Vân Nam TQ bằng con đường này . HS: Thực hành kĩ năng chỉ bản đồ. HS: Đọc thông tin SGK. HS: Thảo luận nhóm 4 (3p) TD Pháp kéo quân ra Bắc trong hoàn cảnh nào? Tại sao Pháp lại xâm lược Bắc Kì? HS: Nhà Nguyễn yêu cầu Pháp đem tàu biển ra vùng vịnh Hạ Long dẹp giặc - Biện pháp : + Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự . + Đẩy mạnh bóc lột tô thuế . + Cướp ruộng đất của dân . +Mở trường đào tạo tay sai . b. Triều đình nhà Nguyễn : Thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại phản động, nhu nhược. 2. TD Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873 ): + Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì: - Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy- puy vào gây rối ở Hà Nội. biển. TD Pháp biết rõ nội tình nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ Chúng tìm nguyên cớ thuận lợi để đem quân ra Bắc, chúng bày đặt ra vụ Giăng Đuy - puy gây rối tại Hà Nội. GV: Giải thích thêm về vụ Giăng Đuy- puy gây rối tại Hà Nội . GV: Sử dụng lược đồ trên máy chiếu tường thuật diễn biến chiến sự tại Bắc Kì . ... Chưa đầy một tháng chúng đã chiếm được các tỉnh Hải Dương, Phủ Lý , Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình . GV: Dùng bản đồ TD Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất để minh hoạ vấn đề này ( SGV/ 123 ) HS: Thực hành tường thuật diễn biến trên lược đồ. HS: Trình bày 1 phút. Nhận xét quá trình xâm lược Bắc Kì của Pháp? HS: Nhận xét. GV: Cung cấp: Sau khi chiếm thành Hà Nội, chiến sự ở các tỉnh Bắc Kỳ: - Ngay từ khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân đã anh dũng đứng lên kháng chiến bằng mọi thứ vũ khí sẵn có trong tay. Khi giặc chiếm thành Hà Nội, tổ chức nghĩa hội được thành lập (những người yêu nước) H: Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông gấp nhiều lần quân địch mà không thắng chúng ? HS: Vì quân triều đình không chủ động tấn công địch. Trang thiết bị lạc hậu. H: Em hãy trình bày phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội năm 1873? HS: Nêu theo SGK H: Trong thời kỳ này, quân và dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào ? Em biết gì về chiến thắng đó? HS: Chiến thắng Cầu Giấy ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại, Gác-ni-ê bị - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc. + Diễn biến: - Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định. 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (1873-1874) + Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Quan Chưởng). + Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định... + Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết. giết. GV: Giải thích thêm : Sau trận Cầu Giấy , nhân dân Nam Định đánh mạnh hơn, quân Pháp đóng trong thành Nam Định toan bỏ chạy về Hà Nội sau đó tàu chiên yểm trợ, chúng mới dám ở lại . Lúc này chính giới Pháp gặp nhiều khó khăn, cho nên chúng muốn hoà, triều đình nhu nhược, không biết dựa vào dân chống giặc,đã ký kết với Pháp điều ước Giáp Tuất (1874) HS: TLN bàn 3 phút Em cho biết nội dung điều ước Giáp Tuất 1864? Tại sao nhà Nguyễn lại ký điều ước 1874 GV: Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời GV: Kết luận : + Vì sự nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn . + Vì tư tưởng “chủ hoà” để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ. H: Đánh giá trách nhiệm của triều đình Huế khi ký hiệp ước Giáp Tuất GV: Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút - Học xong bài em có thắc mắc hoặc ý kiến gì ko? HS: Suy nghĩ, trình bày + Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Nội dung: Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP HS: Viết tích cực ra nháp: - Nét chính về cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (1873- 1874) * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - GV chiếu lược đồ - HS: Lên bảng trình bày diễn biến quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần 1, chiến sự tại Bắc Kì. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. + Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là một sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trược dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm hại nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo. + So với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ta mất thêm 3 tỉnh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Bài cũ: Học theo nội dung: + Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? + Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862). - Bài mới: Đọc và nghiên cứu bài mới 25, nắm rõ các nội dung: + Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của Pháp (1882). + Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai. + Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước. ...................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_39_khang_chien_lan_rong_ra_toan_q.pdf
Giáo án liên quan