Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 28+29 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản.

- Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản.

2. Kĩ năng

- HS có kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu lịch sử, so sánh những vấn đề lịch

sử.

3. Thái độ

- HS thấy rõ bức tranh phản động hiếu chiến, tàn bạo của CNPX Nhật. Có tư tưởng

chống CNPX, căm thù tội ác của CNPX gây cho nhân loại.

4. Định hướng các năng lực

- Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp

- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

11. Giáo viên: Bản đồ thế giới, tranh ảnh về Nhật Bản thời kỳ (1918 - 1939).

2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp

2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy

pdf8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 28+29 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2019 Ngày giảng: /11/2019 (8A1) /11 (8A2, 8A3) CHƯƠNG III: CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI Tiết 28 - Bài 19 NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản. - Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản. 2. Kĩ năng - HS có kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu lịch sử, so sánh những vấn đề lịch sử. 3. Thái độ - HS thấy rõ bức tranh phản động hiếu chiến, tàn bạo của CNPX Nhật. Có tư tưởng chống CNPX, căm thù tội ác của CNPX gây cho nhân loại. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 11. Giáo viên: Bản đồ thế giới, tranh ảnh về Nhật Bản thời kỳ (1918 - 1939). 2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào, trong thập niên 20 của thế kỷ XX? 3. Bài mới: HĐ1: Khởi động Châu Âu và nước Mĩ chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Vậy ở châu Á, Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939 như thế nào? Chúng ta học bài hôm nay gồm hai phần tương ứng với hai giai đoạn phát triển của Nhật Bản. HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: Nêu rõ hoàn cảnh lịch sử của Nhật sau chiến tranh. GV: Gọi HS đọc kênh chữ. H: Tình hình kinh tế, xã hội Nhật sau chiến tranh? I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất HS: theo dõi trả lời. HĐ nhóm đôi 3’ ? Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào sau chiến tranh? So sánh với tình hình kinh tế Mĩ trong cùng thời gian này? - Giống: cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận không bị mất mát gì nhiều. - Khác: Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng. Nhật chỉ phát triển trong mấy năm đầu sau chiến tranh, tăng trưởng không đều không ổn định.) GV: hướng dẫn HS quan sát hình 70 và gợi ý HS trả lời câu hỏi: H: Trận động đất tác động như thế nào đến nền kinh tế Nhật nói riêng và nước Nhật nói chung? - Trận động đất gây ra những tổn thất nặng nề, khoảng 140.000 người chết hoặc mất tích trong đống đổ nát. Thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đổ hoàn toàn, hàng tỉ đô la và tài sản bị tiêu tán. GV: Cung cấp thông tin về sự thành lập Đảng cộng sản Nhật. GV: Nhấn mạnh sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Nhật. HĐ cá nhân- động não: Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918-1929? HS: trả lời. * Kinh tế - Sản lượng công nghiệp tăng nhanh, nhiều công ti mới ra đời, hàng hoá tràn ngập thị trường châu Á. - Nông nghiệp lạc hậu. * Xã hội - Đời sống nhân dân khó khăn, giá sinh hoạt đắt đỏ, động đất. - Tháng 7-1922 Đảng cộng sản Nhật thành lập. - Năm 1927, Nhật lâm vào khủng hoảng tài chính. GV kết luận và chuyển mục. GV: Nêu rõ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Nhật. H: Vì sao giới cầm quyền Nhật tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài? HS: đọc kênh chữ và trình bày tóm tắt về kế hoạch xâm lược của Nhật. HS quan sát hình 71. HĐ nhóm 4 trong 3’: Vì sao Trung Quốc trở thành đối tượng đầu tiên trong kế hoạch xâm lược của Nhật Bản? HS trao đổi - NX: GV theo dõi HS HĐ GV nhận xét kết luận. -Trong ảnh là đội quân Quan Đông của Nhật đanh tiến vào các thành phố ở Đông Bắc Trung Quốc. Lính mang vũ khí, quân trang quân dụng, có tên vác quốc kì trên vai thể hiện sự chiến thắng sau những ngày tiến quân. Bên đường phố là những người dân Trung Quốc, họ đang phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, cũng như sự giày xéo của quân xâm lược. GV: Treo lược đồ đế quốc Nhật Bản HS: Xác định những vùng đất, khu vực bị đế quốc Nhật Bản xâm chiếm trước năm II. Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939 1. Cuộc khủng hoảng (1929 - 1933) ở Nhật - Giáng 1 đòn mạnh vào kinh tế Nhật. + Từ 1929-1933 CN giảm 32,5%. + Ngoại thương giảm 80%. + 3 triệu người thất nghiệp. - Phong trào ĐT giai cấp lên mạnh. 2. Quá trình phát xít hoá ở Nhật - Để khắc phục khủng hoảng Nhật Bản đã Phát Xít hóa bộ máy chính quyền và xâm lược thuộc địa. - Những năm 30 của thế kỷ XX, chế độ phát xít được thiết lập. 1939; các vùng chịu ảnh hưởng của đế quốc Nhật. HĐ 3: Luyện tập GV: Khái quát kiến thức cơ bản. ? Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Nhật? ? Quá trình phát xít hoá ở Nhật ntn? HĐ 4: Vận dụng 1. Viết một đoạn văn ngắn chừng 10 dòng nêu suy nghĩ của em về quá trình phát xít hoá ở Nhật? 2. Vẽ sơ đồ tư duy về Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Bài học rút ra từ quá trình phát xít hoá ở Nhật? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Chuẩn bị tiết 29: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. - Đọc trước bài. Tìm hiểu các nội dung: + Kể tên những phong trào đấu tranh ở các nước châu Á. + Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. BỔ SUNG .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ Ngày soạn: 10/11/2019 Ngày giảng: /11/2019 (8A1) /11 (8A2) /11 ( 8A3) Tiết 29 - Bài 20 PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể tên và chỉ ra những nét mới trong phong trào đấu tranh ở các nước châu Á. - Những sự kiện nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939. 2. Kỹ năng - HS có kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh. 3. Thái độ - HS nhận thức được tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập của các quốc gia châu Á chống CN thực dân. - Mỗi quốc gia châu Á có những đặc điểm riêng, nhưng đều chung 1 mục đích là quyết tâm đứng lên ĐT giành độc lập dân tộc. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, bảng phụ. 2. Học sinh: Bảng nhóm, đọc và nghiên cứu SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: GV không kiểm tra. 3. Bài mới: HĐ1: Khởi động GV gợi ý HS nhớ lại phong trào cách mạng ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó nêu rõ không chỉ ở châu Âu mà ở cả châu Á một phong trào cách mạng bùng nổ nhưng mang tính chất và đặc điểm riêng. HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: Nêu rõ tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới ở châu Á. GV: gọi HS đọc kênh chữ. Hđ NHÓM 4- 3’: Kể tên những phong trào đấu tranh ở các nước châu Á? HS: trình bày- nx. GV: Nhận xét kết luận. GV: treo lược đồ giới thiệu khái quát và gọi HS xác định trên lược đồ những nước ở châu Á có phong trào độc lập dân tộc dâng cao sau chiến tranh thế giới thứ nhất. GV: Nhấn mạnh phong trào độc lập ở Ấn Độ: HS quan sát h72, GV giới thiệu về M. Gan-đi. H: Qua các sự kiện trên và quan sát lược đồ em hãy nhận xét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á? HS: nhận xét. I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 - 1939 1. Những nét chung * Sau chiến tranh thế giới, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á dâng cao mạnh mẽ và lan rộng khắp khu vực (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In- đô-nê-xi-a.) * Điểm mới: giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh. Các Đảng cộng sản thành lập lãnh đạo phong trào cách mạng. GV: kết luận GV: Nêu rõ nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Hđ Cá nhân –động não: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ? HS: trình bày- nx. GV: kết luận: + Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất. Các nước đế quốc tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhân dân các nước thuộc đại chịu nhiều tai hoạ. + Tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và quan trọng nhất là vai trò của giai cấp công nhân và các đảng cộng sản ở các nước này. GV: Yêu cầu HS nhắc lại tình hình Trung Quốc cuối thế kỉ XI X - đầu thế kỉ XX. GV: cung cấp thông tin về phong trào Ngũ tứ. (GV giải thích tại sao phong trào mang tên là Ngũ tứ mà thời gian lại ghi là 4-5: vì người Trung Quốc thường ghi tháng trước ngày sau.) HĐ nhóm đôi -3’: Theo em khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)? HS: trả lời. GV: Kết luận: (Tính chất chống đế quốc, chống phong kiến. Cách mạng Tân Hợi chỉ dừng lại ở tính chất chống phong kiến.) GV: Cung cấp thông tin về sự kiện thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. GV: Cho HS theo dõi SGK đoạn còn lại của 2. Cách mạng Trung Quốc * Phong trào Ngũ tứ (4-5-1919) - Địa điểm: Bắc Kinh - Lực lượng: HS, công nhân, nông dân, trí thức - Mục tiêu: chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. - Khẩu hiệu: “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Phế bỏ hiệp ước 21 điều”... -> Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến. mục 2 và hãy xác định nhiệm vụ của cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo. GV: Nhấn mạnh đặc điểm của cách mạng Trung Quốc trong thời kì này: nội chiến liên tục, Đảng cộng sản từng bước trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng trải qua những cuộc đấu tranh gian khổ. GV: Phân tích thái độ chống Nhật của Tưởng Giới Thạch: mười ngày sau khi Nhật Bản tấn công, ngày 17 - 7 Tưởng Giới Thạch mới chính thức công bố kháng chiến chống Nhật. Nhưng trên thực tế, chính quyền Quốc dân Đảng đã không tích cực kháng chiến chống Nhật mà thực hiện chính sách “Toạ sơn quan hổ đấu” – (Ngồi trên núi xem hổ vồ nhau), với âm mưu dùng phát xít Nhật để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc, đồng thời dùng lực lượng cách mạng để làm suy yếu Nhật. * 7-1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập. * 1926 - 1937 - 1926 - 1927: chiến tranh cách mạng đánh đổ bọn quân phiệt ở phía Bắc. - 1927 - 1937: cuộc nội chiến cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị của tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch. - 7/1937: Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật. HĐ 3: Luyện tập GV: Khái quát kiến thức cơ bản. ? Tại sao nói: Cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới ở châu Á? ? Nhận xét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á? HĐ 4: Vận dụng 3. Viết một đoạn văn ngắn chừng 10 dòng nêu suy nghĩ của em về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? 4. Vẽ sơ đồ tư duy về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1. Bài học rút ra từ sau các cuộc cách mạng Trung Quốc? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Chuẩn bị tiết 30: Đọc và nghiên cứu SGK phần II. + Tình hình ở các nước Đông Nam Á như thế nào? + Kể tên một số phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở ba nước Đông Dương diễn ra như thế nào? BỔ SUNG .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .......................................................................................... ...................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_2829_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf
Giáo án liên quan