Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 26+27 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS nắm và thông hiểu được:

Nội dung kiến thức đã học từ tiết 15 đến tiết 25 thông qua hệ thống các bài tập

thực hành.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi.

- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu

của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.

b. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức nội dung kiến thức về Châu Á thế kỉ

XVIII -XX;Chiến tranh thế giới thứ nhất; Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

- Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Hệ thống bài tập

2. HS: Đọc, nghiên cứu trước bài và trả lời các câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, chia nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những hậu quả.

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 26+27 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 02/12/2020 (8A1) Tiết 26 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS nắm và thông hiểu được: Nội dung kiến thức đã học từ tiết 15 đến tiết 25 thông qua hệ thống các bài tập thực hành. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi. - Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay. b. Năng lực đặc thù: - Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức nội dung kiến thức về Châu Á thế kỉ XVIII -XX;Chiến tranh thế giới thứ nhất; Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. - Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Hệ thống bài tập 2. HS: Đọc, nghiên cứu trước bài và trả lời các câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những hậu quả. 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Giới thiệu bài: Để củng cố, hệ thống kiến thức đã học trong chương I và rèn kĩ năng thực hành. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm bài tập lịch sử. HĐ 2 + 3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC + LUYỆN TẬP * Giới thiệu bài: Để củng cố, hệ thống kiến thức đã học từ tiết 15 đến tiết 24 và rèn kĩ năng thực hành. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm bài tập lịch sử. Hoạt động của GV& HS Nội dung kiến thức cơ bản HĐ nhóm bàn trên phiếu học tập 5 p Bài tập 1: Lập bảng niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á thế kỷ XIX- Đầu thế kỷ XX. Thời gian Tên các cuộc khởi nghĩa Kết quả Bài tập 2: Lập niên biểu những sự kiện chính trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918). STT Thời gian Sự kiện 1 28-7-1914 Áo- Hung tuyên chiến với Séc-bi 2 1-8-1914 Đức tuyên chiến với Nga 3 3-8-1914 Đức tuyên chiến với Pháp 4 4-8-1914 Anh tuyên chiến với Đức 5 1916 Cuộc chiến chuyển sang giai đoạn cầm cự 6 1917 Nga rút khỏi chiến tranh 7 7-1918 Anh, Pháp phản công 8 9-1918 Anh, Pháp, Mĩ tổng phản công 9 11-1918 Đức cùng các nước đồng minh tuyên bố đầu hàng phe Hiệp ước. Bài 3: Tại sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? - Cách mạng tháng 2 lật đổ chế độ Nga Hoàng, thành lập 2 chính quyền cùng song song tồn tại: + Chính quyền Lâm thời của giai cấp tư sản. + Chính quyền Xô viết của công, nông, binh. => Nên cần có một cuộc cách mạng để làm nhiệm vụ lật đổ chính phủ lâm thời. - Cách mạng tháng 10 lật đổ chế độ Tư sản(chính phủ lâm thời). Bài 4: Gọi cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản được không? Vì sao? - Lật đổ chế độ tư sản. - Thành lập Xô viết trên toàn nước Nga (chính phủ của nông dân,binh lính, công nhân) * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Hoàn thiện các bài tập trong sách bài tập. * HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Tìm hiểu thêm tư liệu về phong trào công nhân cuối TK XVIII đến đầu thế kỉ XX. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài mới: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh + Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. + Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản. + Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản. Ngày dạy: 04/12/2020 CHƯƠNG III: CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI Tiết 27 - Bài 19 NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản. - Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: Giúp HS thấy được tinh thần chiến đấu của giai cấp vô sản và nhân dân châu Âu chống lại sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản. - Trách nhiệm: HS có tinh thần cách mạng. - Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi. - Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay. b. Năng lực đặc thù: - Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là vì quyền tự do, vì sự tiến bộ của xã hội. - Tìm hiểu lịch sử: Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã gây lên bao đau khổ cho nhân dân lao động thế giới. - Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bản đồ thế giới, tranh ảnh về Nhật Bản thời kì (1918 - 1939). 2. HS: - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn sgk. - Khai thác kênh hình. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Dựa vào kiến thức bài “Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới”, em hãy cho biết con đường thoát khỏi khủng hoảng của Đức, I ta-li-a, Nhật Bản là gì? GV dẫn dắt vào bài. * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV& HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: Dùng bản đồ thế giới (hoặc bản đồ châu Á) để xác định vị trí Nhật Bản ở châu Á và trên thế giới. HS đọc sgk. ? Nhận xét tình hình kinh tế Nhật? - Sau nước Mỹ, Nhật là nước thứ hai, thu được nhiều lợi nhuận và không mất mát gì trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật trưởng thành cường quốc duy nhất ở châu Á, được các đế quốc thừa nhận. Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp. HS: Đọc tư liệu trong SGK trang 96 xem hình 70. HS: Chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh công nghiệp tăng nhưng bếp bênh, nông nghiệp lạc hậu,... HS đọc tiếp mục I. ? Tình hình xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới như thế nào? - Những khó khăn sau chiến tranh làm bùng nổ các cuộc đấu tranh "bạo động lúa gạo"cướp kho gạo, thóc chia cho dân nghèo. Trong bối cảnh đó, tháng 7/1922 Đảng cộng sản thành lập lãnh đạo phong trào công nhân. ? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản như thế nào? HS: Khủng hoảng kinh tế tài chính (khoa học số liệu) làm cho nền kinh tế Nhật giảm sút nghiêm trọng. HS: ( thảo luận nhóm bàn 3p) ? Trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống nhau, khác nhau? + Giống: Cùng là nước thắng trận thu nhiều lợi nhuận. + Khác: Mĩ phát triển rất nhanh do cải tiến kĩ thuật, sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân. Nhật chỉ phát triển ở những năm đầu rồi làm vào khủng hoảng, kinh tế phát triển chậm I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. * Kinh tế: - Nhật phát triển kinh tế trong những năm đầu. - Kinh tế gặp nhiều khó khăn, mất cân đối giữa công-nông nghiệp. * Xã hội: - Đời sống của nhân dân khó khăn, phong trào đấu tranh lên cao. - Cuộc bạo động về lúa gạo đã nổ ra. - Tháng 7/1922 Đảng cộng sản thành lập. * Năm 1927 khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi kinh tế của nước này. chạp, bấp bênh. HS đọc phần chữ in nhỏ sgk tr97. HĐ cá nhân ? Vì sao Nhật Bản ở châu Á mà vẫn bị khủng hoảng kinh tế? Hậu quả? HS: Cũng như các nước tư bản khác sự phát triển kinh tế Nhật không vững chắc,...Hậu quả là kinh tế -xã hội suy sụp ngiêm trọng. ?Để khắc phục tình trạng đó giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì? HS: - Phát xít hoá bộ máy nhà nước, tăng cường chính sách quân sự đưa đất nước gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài. ? Quá trình thiết lập chế độ phát xít diễn ra như thế nào? HS: Vẫn tồn tại chế độ chuyên chế Thiên Hoàng, kéo dài nhiều năm (khác với ở Đức) gắn liền với xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. HS đọc phần chữ in nhỏ tr97. Quan sát H71 tr98. HS đọc phần chữ in nhỏ tr98 ? Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào? GV: Ngọn lửa chiến tranh đã được nhen nhóm nhân loại đứng trước thảm hoạ chiến tranh thế giới mới. II. Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939. - Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản. - Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền: + Đối nội: Tăng cường bóc lột, đàn áp nhân dân. + Đối ngoại: Mở rộng chiến tranh xâm lược. - Trong thập niên 30, ở Nhật đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít. - Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng góp phần làm chậm hoá qúa trình phát xít hoá ở Nhật. HĐ 3: Luyện tập H. Tình hình kinh tế, xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới? H: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 có ảnh hưởng ntn đối với Nhật Bản? HĐ 4: Vận dụng So sánh tình hình kinh tế Nhật Bản với nền kinh tế Mĩ trong cùng thời gian này? - Giống: cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận không bị mất mát gì nhiều. - Khác: Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng. Nhật chỉ phát triển trong mấy năm đầu sau chiến tranh, tăng trưởng không đều không ổn định. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo mới. H. So sánh con đường thoát khỏi khủng hoảng của các nước Anh, Pháp/ Đức, I- ta-li-a / Mĩ, Nhật Bản? V. HƯỚNG D ẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài, làm bài tập trong SBT. - Chuẩn bị tiết 29: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á ( 1918 – 1939 ) + Những nét chung về độc lập dân tộc ở châu Á 1939 + Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu: Lập niên biểu 1 sự kiện tiêu biểu ở Trung Quốc, Ấn Độ, In- đô- nê- xi- a.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_2627_nam_hoc_2020_2021_truong_ptd.pdf
Giáo án liên quan