Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 25+26 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Giúp HS nêu được:

- Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939. Hậu quả

cuộc chiến tranh thế giới I, sự phát triển kinh tế, ổn định tạm thời và khủng hoảng.

- Phân tích được cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động

của nó đối với châu Âu; nguyên nhân diễn biến chính, hậu quả.

- Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở 1 số nước, nguy cơ chiến tranh thế giới.

2. Tư tưởng: Giúp HS thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát

xít từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.

3. Kĩ năng: Rèn luyện tư duy lô gíc, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện

lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó.

4- Định hướng năng lực, phẩm chất

a. Năng lực chung: hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân

tích đánh giá.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực khai thác kênh hình. Bảng thống kê, sơ đồ so sánh.

c. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, yêu nước

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Gíao án, tranh ảnh, bản thống kê, sơ đồ so sánh sự phát triển sản xuất thép giữa

Anh và Liên Xô những năm 1929-1933.

- Các tư liệu về Châu Âu trong những năm 1929-1933.

- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời

các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.

- Sưu tầm tranh ảnh liên quan Châu Âu trong những năm 1929-1933.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đê.

2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia

nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ.

pdf9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 25+26 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/11/2019 CHƯƠNG II CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918-1939) Tiết 25 - Bài 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp HS nêu được: - Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939. Hậu quả cuộc chiến tranh thế giới I, sự phát triển kinh tế, ổn định tạm thời và khủng hoảng. - Phân tích được cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu; nguyên nhân diễn biến chính, hậu quả. - Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở 1 số nước, nguy cơ chiến tranh thế giới. 2. Tư tưởng: Giúp HS thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới. 3. Kĩ năng: Rèn luyện tư duy lô gíc, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó. 4- Định hướng năng lực, phẩm chất a. Năng lực chung: hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. b. Năng lực đặc thù: Năng lực khai thác kênh hình. Bảng thống kê, sơ đồ so sánh. c. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, yêu nước II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh, bản thống kê, sơ đồ so sánh sự phát triển sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô những năm 1929-1933. - Các tư liệu về Châu Âu trong những năm 1929-1933. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan Châu Âu trong những năm 1929-1933. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đê. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu nội dung, tác dụng của Chính sách kinh tế mới của Liên Xô ? 3. Bài mới. GV giới thiệu vào bài: Để nắm được những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu. Ta vào bài 17. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của Gv và Hs Nội dung GV: Gọi 1 HS đọc bài. H: Hãy nêu một số hậu quả của CTTGI? HS: Sử dụng bản đồ TG xác định vị trí châu Âu. H: Sau chiến tranh tình hình Châu Âu thay đổi như thế nào? GV: Dùng bản đồ châu Âu nêu một số quốc gia mới được thành lập: Áo, Balan; Tiệp Khắc; Nam Tư; Phần Lan; H: Vì sao sau chiến tranh các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế, bất ổn về chính trị? HS: Hậu quả của CTTG GV: Cung cấp: GV: Cho HS quan sát bảng thống kê. H: Em có nhận xét gì về bảng thống kê? HS: Nhận xét. H: Vì sao từ 1924 - 1929 các nước Tư bản châu Âu lại phát triển nhanh về kinh tế và ổn định về chính trị? HS: Chính sách của nhà cầm quyền TB... GV: Chốt mục I. I. Châu Âu trong những năm 1918 - 1929 1. Những nét chung + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi: - Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và bại trận của nước Đức. - Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa...) - Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng. - Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế. 2. Cao trào CM 1918-1923. Quốc tế cộng sản thành lập (Đọc thêm) II. Châu Âu trong những năm 1929 - 1933. 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 - Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Hoạt động 1: Khởi động GV: Yêu cầu HS về nhà đọc thêm tìm hiểu nội dung theo gợi ý: H: Diễn biến cao trào CM 1918- 1923? H: Hoàn cảnh, sự thành lập và hoạt động của Quốc tế cộng sản? GV: Cung cấp: GV: Gọi HS đọc đoạn 1 H: Vì sao có cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933? HS: Là cuộc khủng hoảng do ế thừa hàng hóa. H: Em có nhận xét gì về sơ đồ H62? Qua đó hãy nêu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933? H: Em hiểu thế nào về bản chất của CN phát xít? HS: Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới. H: Vì sao CN phát xít lại thắng lợi ở Đức? HS: Đức là quê hương của chủ nghĩa quân phiệt, bại trận trong CTTGI, khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giai cấp tư sản dung túng cho CN phát xít, phong trào cách mạng yếu không đẩy lùi được CN phát xít) H: Thảo luận nhóm bàn (4P): Chứng minh CN phát xít là chiến tranh, là thảm họa của nhân loại? HS: Thảo luận, báo cáo kết quả. GV: Phân tích, kết luận. Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn - Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ. - Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháp... tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội...; một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị. bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. Hoạt động 3: Luyện tập * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng bài tập) - GV giao nhiệm vụ cho HS. Điền các sự kiện về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 NĂM NGUYÊN NHÂN QUY MÔ ĐẶC ĐIỂM HẬU QUẢ - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. Hoạt động 4: Vận dụng * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: - Câu hỏi: Nêu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức? - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức, để đối phó khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức quyết định đưa Hít le thủ lĩnh Đảng quốc xã Đức lên nắm chính quyền, biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HOẠC TIẾT SAU - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK + Làm bài tập trong sách thực hành. - Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau "Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới". + Nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX + Nước Mĩ trong cuộc khủng hoảng 1929-1933 Ngày giảng: 14/11/2019 Tiết 26 - Bài 18: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - Tình hình kinh tế - xã hội nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỷ XX - Trình bày được tình hình nước Mỹ trong những năm 1929 - 1939: 2. Tư tưởng - Giúp học sinh nhận thức được bản chất của CNTB Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội nước Mĩ. - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản. 3. Kĩ năng - Biết sử dụng và khái thác tranh ảnh lịch sử về những vấn đề kinh tế - xã hội. - Bước đầu biết so sánh, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất a. Năng lực chung: Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ b. Năng lực đặc thù: Năng lực khai thác kênh hình, nhận xét, các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. c. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, yêu nước II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài, các bản đồ cần thiết. 2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, động não,... 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Những nét chung về Châu Âu trong những năm 1918-1929? 3. Bài mới Hoạt động 1 : Khởi động * Giới thiệu bài: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra ở Châu Âu đã tàn phá nền kinh tế của các nước Châu Âu kể cả nước thắng trận cũng như nước bại trận. Vậy nước Mĩ một trong những nước thắng trận có bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hay không? Nền kinh tế như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nước Mĩ qua Bài 18, Tiết 27 Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của Gv và Hs Nội dung GV: Sử dụng bản đồ thế giới, gọi HS lên bảng chỉ vị trí nước Mĩ. GV: Sử dụng tranh ảnh H65, 66, yêu cầu HS: Quan sát và mô tả. H: Nhận xét về tình hình nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? H: Tại sao Mĩ lại đạt được những sự phát triển đó? GV: Nhận xét và tổng kết: H65 Những dòng xe ô tô dài vô tận đậu trên bãi biển vài ngày nghĩ cuối tuần, phía xa là những ngôi nhà sầm uất. Điều đó chứng tỏ ngành công nghiệp SX ô tô phát triển và nó tác động đến sự phát triển của các ngành CN khác như: Thép, vật liệu xây dựng, xăng dầu, ... - H66 đó là những tòa nhà chọc trời được xây dựng trong những năm 20 thế kỉ XX thể hiện sự phông vinh của nền kinh tế nước Mĩ. GV: Sử dụng hình tròn thể hiện % về CN, % về trữ lượng vàng. GV: Sử dụng tranh H67 HD HS quan sát. H: Em có nhận xét gì về cuộc sống người dân lao động Mĩ trong giai đoạn này? GV: Hướng dẫn HS thảo luận H: Sử dụng 3 bức tranh H65, 66, 67 hãy so sánh, nhận xét ngắn gọn về hình ảnh nước Mĩ? - Sự đối lập giữa 3 bức tranh. GV: Như vậy, sự giàu có ở nước Mĩ chỉ tập trung vào trong tay một số người I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới. - Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60 % dự trữ vàng của thế giới. - Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân. giàu còn nhân dân lao động vẫn không được hưởng những thành tựu đó. H: Do đâu mà nhân dân lao động vẫn không được hưởng những thành tựu đó? Tầng lớp nào được hưởng quyền lợi nhiều nhất? HS: Do sự bất công.... H(K-G): Qua những đánh giá trên em có thể rút ra nhận xét gì về xã hội nước Mĩ lúc bấy giờ? GV: Xã hội có sự phân biệt kẻ giàu người nghèo, phân biệt chủng tộc, xã hội đầy bất công. Thảo luận nhóm 4 : Tại sao nước Mỹ lại có sự phân biệt giàu nghèo như vậy ? H: Theo em trong xã hội như vậy sẽ dẫn đến điều gì? HS: Mâu thuẫn giữa TS và VS gay gắt. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó Đảng cộng sản Mĩ được thành lập vào tháng 5 - 1921 và trở thành một lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ. H: Đảng cộng sản Mĩ được thành lập nhằm mục đích gì? HS: Lãnh đạo công nhân đấu tranh. GV: Liên hệ với lịch sử Việt Nam. GV: Nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX là vậy, nhưng đến thập kỉ XX nền kinh tế nước Mĩ có những thay đổi nào, chúng ta chuyển sang mục II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1930. HS: Đọc thông tin. H: Bước vào những năm 30 của thế kỉ XX ở Mĩ đã xảy ra hiện tượng gì? Trên các lĩnh vực nào? GV Nêu rõ: Ngay cả trong thời kì phồn vinh của nước Mĩ cũng xuất hiện sự phát triển không quần chúng lại có hạn nên dẫn đến sự ế thừa hàng hóa, sản xuất suy thoái,khủng hoảng diễn ra. Đó là cuộc khủng hoảng vào 10 - 1929. GV: Sử dụng tranh ảnh: H68 yêu cầu HS mô tả, nhận xét. - Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. - Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ. II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1930. - Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội. HS: Dòng người thất nghiệp nối dài trên đường phố là hậu quả của khủng hoảng. H: Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến những hậu quả gì? GV:HS đọc dòng chữ nhỏ SGK. GV: Mô tả thêm: Nước Mĩ đã phải phá bỏ 124 tàu biển trên một triệu tấn, vứt bỏ 6,4 triệu con lợn ... GV: Cung cấp: H: Em có nhận xét gì về nền kinh tế nước Mĩ trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933? GV: Sử dụng tranh ảnh về Tổng thống Ru-dơ-ven giới thiệu. H: Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven? GV: Sử dụng tranh ảnh về H69. Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới. H: Nêu nhận xét của em về Chính sách mới qua H69? H: Em hãy nêu tác dụng của Chính sách mới? GV: Nhận xét, kết luận. - Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929, khoảng 75 % chủ trang trại bị phá sản. Hàng chục triệu người thất nghiệp. - Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, đã dẫn tới các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước. - Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. - Nội dung: Bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. - Các biện pháp của Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng. Hoạt động 3: Luyện tập * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học + Tình hình nước Mỹ trong những thập niên 20 của thế kỷ XX. + Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. Hoạt động 4: Vận dụng - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng,. Vậy chính sách đó đã giải quyết những vấn đề gì cho nước Mỹ? - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Chính sách mới kịp thời giải quyết được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, đưa nền kinh tế nhanh chóng phục hồi và pháp triển. Giải quyết được việc làm cho người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ theo nội dung kiến thức đã tìm hiểu. - Chuẩn bị bài mới: Làm bài tập lịch sử. - Yêu cầu: + Học kĩ bài – Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 + Học kĩ bài – Liên Xô xây dụng chủ nghĩa xã hội + Học kĩ bài – Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới + Học kĩ bài – Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. =================================

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_2526_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf
Giáo án liên quan