Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 24 đến 28 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức:

- Nhận biết được những nét chung về tình hình Châu Âu trong những năm 1918

- 1929;

- Biết được những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 - 1939)

và hậu quả của cuộc khủng hoảng; Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ

nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra như thế nào.

2. Tư tưởng

- Giúp HS thấy rõ sự phát triển phức tạp của CNTB và tính chất phản động của

chủ nghĩa phát xít từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chủ nghĩa phát xít, bảo vệ

hòa bình thế giới.

3. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ, sơ đồ.

- Trình bày, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.

4- Định hướng năng lực hình thành

- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình.Bảng thống kê sản lượng

gang, thép của Anh, Pháp, Đức trong những năm 1920-1929, sơ đồ so sánh sự

phát triển sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô những năm 1929-1933.

- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích

đánh giá.

II CHUẨN BỊ

- Bản đồ thế giới.

- Biểu đồ sản lượng gang thép của Anh - Liên Xô

III.PHƯƠNG PHÁP,KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn

đề động não, kĩ thuật mảnh ghép.

2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia

nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép

pdf22 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 24 đến 28 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/11: ( 8A2) 05/11: (8A1) Tiết 24 - Bài 16 LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 - 1941) I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp HS nắm và thông hiểu được: - Biết được nội dung chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế. - Trình bày được những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh. - Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử. 3. Tư tưởng - Nhận thức sức mạnh tính ưu việt của chế độ XHCN có cái nhìn đúng đắn, chính xác về những thiếu sót của nhà lãnh đạo Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH. - Tránh ngộ nhận, phủ định quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại của CNXH đã được xây dựng bằng sức lao động quên mình của nhân dân Xô viết trong giai đoạn lịch sử này. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình. Tranh ảnh về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. CHUẨN BỊ. - GV: + Tranh ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô - HS: Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP,KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1 Ổn định lớp 2 Kiểm tra đầu giờ H: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga - Trong nước: Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên, những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn. - Thế giới: Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Sử dụng phần giới thiệu SGK. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: Cung cấp kiến thức: H: Tình hình nước Nga sau chiến tranh ntn? HS: Nội chiến đã tàn phá nặng nề nền kinh tế Nga hầu hết ở mọi lĩnh vực. HS: Đọc SGK HS: Quan sát H58 H: Bức áp phích trên nói lên điều gì? HS: Trả lời GV: Cung cấp: H: Nội dung của chính sách kinh tế mới? HS : Trả lời H: Thảo luận nhóm (5p): Em có nhận xét gì về nội dung của chính sách kinh tế mới? HS: Là chính sách tiến bộ phù hợp với I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921- 1925) + Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước. + Bảy năm chiến tranh và nội chiến (1914 - 1921) đã tàn phá nặng nề nền kinh tế. Đất nước còn lâm vào nạn đói trầm trọng và sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản cách mạng. - Tháng 3 - 1921, nước Nga Xô viết đã thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng. Nội dung: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực (hiện vật); đồng thời thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ... HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Sau cách mạng tháng Mười, nước Nga Xô Viết đã phải trãi qua thời kì đấu tranh quyết liệt chống ngoại xâm và nội phản. Với chính sách "Cộng sản thời chiến" và sự ủng hộ của nhân dân với tinh thần chiến đấu ngoan cường của Hồng quân, nước Nga đã chiến thắng, bảo vệ nhà nước XHCN thắng lợi đầu tiên trên thế giới. Sau chiến thắng đó, Liên Xô bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH như thế nào? Ta vào nghiên cứu bài 16. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức -Vì sao nước Nga Xô viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới. Nội dung chủ yếu và tác dụng của nó. - Trình bày được công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô( 1921-1941)những tành tựu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội tình hình nước Nga lúc đó nhằm phát triển kinh tế... H: Chính sách đó tác động như thế nào đến tình hình nước Nga? (KG) HS: Kinh tế được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được ổn định. GV: Cung cấp: H: Sự kiện này có ý nghĩa gì? HS: Nhằm củng cố sự liên minh và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết. HS: Đọc SGK. Quan sát H 59,60. H: Em hãy nêu những thành tự đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô? TLN: N1,3: Thành tựu về kinh tế? N2, 4: Thành tựu về văn hóa- giáo dục? N5,6: Thành tựu về mặt xã hội HS các nhóm báo cáo- Nhận xét lẫn nhau GV nhận xét, bổ sung- Chốt: H: Tại sao Liên Xô lại đạt được những Kết quả: nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. + Tháng 12 - 1922, Liên Bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các dân tộc. II. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925-1941) Liên Xô đã giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH: + Về kinh tế: trở thành nước công nghiệp hóa XHCN với sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ); đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp, có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa. + Về văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hóa - nghệ thuật. + Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức XHCN. thành tựu đó? HS: Tinh thần đoàn kết của nhân dân, sự phù hợp của chính sách kinh tế mới... H: Nhận xét về những thành tựu đó? (KG) HS: Những thành tựu to lớn làm thay đổi căn bản tình hình khó khăn của Liên Xô. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập - GV giao nhiệm vụ cho HS. Câu hỏi: - Chính sách kinh tế mới. - Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô ( 1925- 1941) - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Những biến đổi về mọi mặt ở Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1925- 1941. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK + Làm bài tập trong sách thực hành + Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau "Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới". - Châu Âu trong những năm 1918-1929: - Châu Âu trong những năm 1929-1939 - Phần I.2 Đọc thêm , II. 2 không dạy . Ngày giảng: 05/11: ( 8A2) 06/11: (8A1) CHƯƠNG II CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA 2 CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) Tiết 25 - Bài 17 CHÂU ÂU GIỮA 2 CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - Nhận biết được những nét chung về tình hình Châu Âu trong những năm 1918 - 1929; - Biết được những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 - 1939) và hậu quả của cuộc khủng hoảng; Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra như thế nào. 2. Tư tưởng - Giúp HS thấy rõ sự phát triển phức tạp của CNTB và tính chất phản động của chủ nghĩa phát xít từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới. 3. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ, sơ đồ. - Trình bày, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử. 4- Định hướng năng lực hình thành - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình.Bảng thống kê sản lượng gang, thép của Anh, Pháp, Đức trong những năm 1920-1929, sơ đồ so sánh sự phát triển sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô những năm 1929-1933. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II CHUẨN BỊ - Bản đồ thế giới. - Biểu đồ sản lượng gang thép của Anh - Liên Xô III.PHƯƠNG PHÁP,KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề động não, kĩ thuật mảnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra đầu giờ : H: Nội dung, tác dụng của chính sách kinh tế mới? Nội dung: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực (hiện vật); đồng thời thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ... Chính sách kinh tế mới đã thu được kết quả tốt đẹp: nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Trong những năm 1918-1939 ở các nước tư bản châu Âu có những sự biến động về kinh tế, chính trị. Những biến động đó diễn ra như thế nào? Có tác động gì tới tình hình chung của thế giới -> Bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản HS chú ý SGK H: Hãy nêu một số hậu quả của CTTGI? HS: Sử dụng bản đồ TG xác định vị trí châu Âu. H: Sau chiến tranh tình hình Châu Âu thay đổi như thế nào? GV: Dùng bản đồ châu Âu nêu một số quốc gia mới được thành lập: Áo, Balan; Tiệp Khắc; Nam Tư; Phần Lan; H: Vì sao sau chiến tranh các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế, bất ổn về chính trị?(KG) HS: Hậu quả của CTTG GV: Cung cấp: I. Châu Âu trong những năm 1918 - 1929 1. Những nét chung - Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa...) - Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng. - Trong những năm 1924 - 1929, các HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Để nắm được những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918- 1939.Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu. Ta vào bài 17. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức -Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939. Hậu quả cuộc chiến tranh thế giới I, sự phát triển kinh tế, ổn định tạm thời và khủng hoảng. - Lí giải được sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản. - Phân tích được cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu; nguyên nhân diễn biến chính, hậu quả. GV: Cho HS quan sát bảng thống kê. H: Em có nhận xét gì về bảng thống kê? (KG) HS: Nhận xét. H: Vì sao từ 1924 - 1929 các nước Tư bản châu Âu lại phát triển nhanh về kinh tế và ổn định về chính trị? HS: Chính sách của nhà cầm quyền TB... GV: Chốt mục I. GV: Yêu cầu HS về nhà đọc thêm tìm hiểu nội dung theo gợi ý: H: Diễn biến cao trào CM 1918-1923? H: Hoàn cảnh, sự thành lập và hoạt động của Quốc tế cộng sản? GV: Cung cấp: GV: Gọi HS đọc đoạn 1 H: Vì sao có cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933? (KG) HS: Là cuộc khủng hoảng do ế thừa hàng hóa.. H: Em có nhận xét gì về sơ đồ H62? Qua đó hãy nêu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933? H: Các nước tư bản đã có những giải pháp gì để thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế đó? Nhận xét? H: Em hiểu thế nào về bản chất của CN phát xít?(KG) HS: Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế. 2. Cao trào CM 1918-1923. Quốc tế cộng sản thành lập (Đọc thêm) II. Châu Âu trong những năm 1929 - 1933. 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 + Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. + Hậu quả: Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ. + Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháp... tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội...; một số nước khác như Đức, I-ta- li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị. thiết lập chế độ khủng bố công khai và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới. H: Vì sao CN phát xít lại thắng lợi ở Đức? HS: Đức là quê hương của chủ nghĩa quân phiệt, bại trận trong CTTGI, khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giai cấp tư sản dung túng cho CN phát xít, phong trào cách mạng yếu không đẩy lùi được CN phát xít) H: Thảo luận nhóm bàn (4P): Chứng minh CN phát xít là chiến tranh, là thảm họa của nhân loại? HS: Thảo luận, báo cáo kết quả. GV: Phân tích, chứng minh và kết luận. Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Nêu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức? * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng bài tập) - GV giao nhiệm vụ cho HS. Điền các sự kiện về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 NĂM NGUYÊN NHÂ QUY MÔ ĐẶC ĐIỂM HẬU QUẢ - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức, để đối phó khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức quyết định đưa Hít le thủ lĩnh Đảng quốc xã Đức lên nắm chính quyền, biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK + Làm bài tập trong sách thực hành. - Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau "Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới". + Nước Mĩ trong những năm 20 củ thế kỉ XX + Nước Mĩ trong cuộc khủng hoảng 1929-1933 Ngày giảng: 06/11: ( 8A2) 09/11: (8A1) Tiết 26 - Bài 18 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - HS nắm được tình hình kinh tế - xã hội nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỷ XX - Trình bày được tình hình nước Mỹ trong những năm 1929 - 1939: 2. Kĩ năng - Biết sử dụng và khái thác tranh ảnh lịch sử về những vấn đề kinh tế - xã hội. - Bước đầu biết so sánh, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ - Giúp học sinh nhận thức được bản chất của CNTB Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội nước Mĩ. - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản. .4- Định hướng năng lực hình thành - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 65, 66, 67, 69 trong SGK. Đưa ra nhận xét về sự khác nhau của các hình ảnh đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II CHUẨN BỊ -GV: Bản đồ thế giới. - HS: Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III.PHƯƠNG PHÁP,KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề động não, kĩ thuật mảnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ H: Nêu nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giói? 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra ở Châu Âu đã tàn phá nền kinh tế của các nước Châu Âu kể cả nước thắng trận cũng như nước bại trận. Vậy nước Mĩ một trong những nước thắng trận có bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hay không? Nền kinh tế như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nước Mĩ qua Bài 18, Tiết 27 Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản GV: Sử dụng bản đồ thế giới, gọi HS lên bảng chỉ vị trí nước Mĩ. GV: Sử dụng tranh ảnh H65, 66, yêu cầu HS: Quan sát và mô tả. H: Nhận xét về tình hình nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? H: Tại sao Mĩ lại đạt được những sự phát triển đó?(KG) GV: Nhận xét và tổng kết: I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới. + Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60 % dự trữ vàng của thế giới. + Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. h. Hình 65,66,67 trong SGK đã nói lên điều gì? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã ảnh hưởng như thế nào đối với các nước trên thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức - Những nét chính về tình hình kinh tế- xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó. Phong trào công nhân và sự thành lập Đảng cộng sản Mĩ. - Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. GV: Sử dụng tranh H67 HD HS quan sát. H: Em có nhận xét gì về cuộc sống người dân lao động Mĩ trong giai đoạn này? GV: Hướng dẫn HS thảo luận H: Sử dụng 3 bức tranh H65, 66, 67 hãy so sánh, nhận xét ngắn gọn về hình ảnh nước Mĩ? HS: Sự đối lập giữa 3 bức tranh. H: Do đâu mà nhân dân lao động vẫn không được hưởng những thành tựu đó? Tầng lớp nào được hưởng quyền lợi nhiều nhất? H: Qua những đánh giá trên em có thể rút ra nhận xét gì về xã hội nước Mĩ lúc bấy giờ?(KG) H: Theo em trong xã hội như vậy sẽ dẫn đến điều gì? H: Đảng cộng sản Mĩ được thành lập nhằm mục đích gì? HS: Lãnh đạo công nhân đấu tranh. GV: Liên hệ với lịch sử Việt Nam. HS: Đọc thông tin. H: Bước vào những năm 30 của thế kỉ XX ở Mĩ đã xảy ra hiện tượng gì? Trên các lĩnh vực nào? GV: Sử dụng tranh ảnh: H68 yêu cầu HS mô tả, nhận xét. H: Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến những hậu quả gì? GV:Yêu cầu HS đọc dòng chữ nhỏ SGK. + Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ. II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939 + Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội. GV: Cung cấp: H: Em có nhận xét gì về nền kinh tế nước Mĩ trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933? (KG) H: Theo em gánh nặng sẽ đè nặng lên tầng lớp nào? H: Trước những thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, chính phủ Mĩ đã làm gì? GV: Sử dụng tranh ảnh về Tổng thống Ru-dơ-ven giới thiệu. H: Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven? GV: Sử dụng tranh ảnh về H69. Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới. H: Nêu nhận xét của em về Chính sách mới qua H69?(KG) H: Em hãy nêu tác dụng của Chính sách mới? GV: Nhận xét, kết luận. + Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929, khoảng 75 % chủ trang trại bị phá sản. Hàng chục triệu người thất nghiệp. + Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, đã dẫn tới các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước. + Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. Nội dung: Bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. + Các biện pháp của Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (dạng câu hỏi) + Tình hình nước Mỹ trong những thập niên 20 của thế kỷ XX. + Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng,. Vậy chính sách đó đã giải quyết những vấn đề gì cho nước Mỹ? - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Chính sách mới kịp thời giải quyết được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, đưa nền kinh tế nhanh chóng phục hồi và pháp triển. Giải quyết được việc làm cho người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK. + Làm bài tập trong sách thực hành. Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau "Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới" - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. + Kinh tế, xã hội. - Nhật Bản trong những năm 1929-1939. + Đối nội, đối ngoại. Ngày soạn : 10/11/2019 Ngày giảng: 12/11(8A2); 13/11(8A1); Tiết 27 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức trọng tâm cơ bản đã học phần lịch sử thế giới cận đại và hiện đại. 2. Tư tưởng - Có ý thức tìm hiểu về các kiến thức lịch sử và bồi dưỡng lòng yêu thích bộ môn. 3. Kĩ năng - Rèn kĩ năng làm một số dạng bài tập lịch sử thông thường. - Kĩ năng học thuộc và nhớ lâu các sự kiện lịch sử cơ bản thông qua làm bài tập. .4- Định hướng năng lực hình thành - Năng lực hình thành: Năng lực giải quyết một số dạng bài tập cơ bản - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II CHUẨN BỊ - GV: + Các dạng bài tập. + Phiếu học tập. - HS: + Làm một số bài tập SGK. III.PHƯƠNG PHÁP,KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề động não. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra đầu giờ H: Trình bày những đặc điểm cơ bản của nước Mĩ trong những năm 1919-1939? Trả lời: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Giáo viên khái quát kiến thức cơ bản chương trình đã học, phạm vi cơ bản trong phần đưa ra các bài tập. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức GV: Lựa chọn các bài tập trắc nghiệm thuộc các kiến thức cơ bản đã học và hướng dẫn học sinh làm. HS: Cá nhân lên bảng làm, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bài tập 1: Điền các từ sau vào ô trống: Chủ nghĩa tư bản; Vô sản; tự giải phóng; đánh đổ. “Ăng-ghen cho rằng giai c

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_24_den_28_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf
Giáo án liên quan