Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 14: Nhật Bản giữa thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Lan

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị.

- Biết được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế

kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

- Nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

2. Phẩm chất

- Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: Yêu nước, nhân ái,

trung thực, trách nhiệm.

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau

trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết

khai thác kênh chữ, kênh hình phát hiện những vấn đề mới.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thấy được những phong trào đấu tranh chống thực dân

Anh của nhân dân Ấn Độ.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích tình hình, đặc điểm, những điểm

nổi bật của các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Biết nhận xét, đánh giá nhân vật lịch sử,

lập sổ tay học tập về tình hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 14: Nhật Bản giữa thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than Ngày soạn: 20/10/2020 Ngày dạy: 23/10/2020-8A25 Tiết 14 - Bài 12 NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị. - Biết được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. - Nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản. 2. Phẩm chất - Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm... 3. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết khai thác kênh chữ, kênh hình phát hiện những vấn đề mới. b. Năng lực đặc thù - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thấy được những phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích tình hình, đặc điểm, những điểm nổi bật của các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Biết nhận xét, đánh giá nhân vật lịch sử, lập sổ tay học tập về tình hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Nghiên cứu nội dung bài học. - Bảng phụ - Phiếu học tập - Máy chiểu vật thể 2. Học sinh - Hoàn thành nhiệm vụ về nhà tiết trước - Đọc, nghiên cứu nội dung bài học III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề - Phương pháp thuyết trình Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than - Phương pháp trực quan... 2. Kỹ thuật - Động não, công đoạn... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: KT sĩ số: 8A2: ...../......; 8A5: ....../...... 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút Đề bài: Nêu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á? Hướng dẫn chấm Nội dung Điểm - Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng 2.0 - Là khu vực giàu tài nguyên. 2.0 - Chế độ phong kiến suy yếu. 2.0 - Các nước đế quốc tranh nhau xâm lược ĐNA. + Anh chiếm Mianma, Malaixia 1,0 + Pháp chiếm Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia 1,0 + Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-lip-pin. 1,0 + Hà Lan, Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a. 1,0 Tổng điểm toàn bài 10.0 3. Bài mới * HĐ1: KHỞI ĐỘNG - HS quan sát tranh ? Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến đất nước nào? Em hiểu gì về những hình ảnh trên? GV dẫn dắt vào bài: Đứng trước nguy cơ xâm lược Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị, đưa nước này phát triển theo con đường tư bản rồi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than * HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung kiến thức cơ bản ? Tình hình Nhật bản Giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX như thế nào? -Chế độ phong kiến mục nát. - Các nước TB ph/ Tây can thiệp, đòi “mở cửa” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở: GV: trình bày nội dung và kết quả cuộc duy tân Minh Trị? * Mĩ là đế quốc đầu tiên quyết định dùng vũ lực buộc Nhật phải mở cửa, Mĩ coi Nhật là một thị trường, là bàn đạp tấn công Trung Quốc và Triều Tiên. * Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi từ lúc 15 tuổi, thông minh, biết lo việc nước, biết dùng người. ? Hãy nêu nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị? HS thảo luận theo cặp ? Căn cứ vào đâu để chứng tỏ cuộc Duy Tân Minh Trị là một cuộc CMTS? + Đưa quý tộc tư sản và đại tư sản lên nắm quyền. + Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất. + Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. GV nhận xét, và kết luận: Cuộc duy tân Minh Trị là cuộc CMTS từ trên xuống, có nhiều hạn chế. Nhưng dù sao nó cũng đã mở đường cho CNTB phát triển, đưa Nhật bản trở thành nước có nền công thương nghiệp phát triển nhất Châu Á. I. Cuộc duy Tân Minh Trị 1. Hoàn cảnh: - Đến giữa TK XIX, c/độ PK Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, các nước TB P/Tây lại tìm cách xâm nhập nước này. 2. Nội dung: - Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành 1 loạt cải cách tiến bộ. +Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, tăng cường phát triển kinh tế tư bản. +Về chính trị: Đưa Qúy tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền, lập c/độ quân chủ lập hiến +Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo ph/Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự +Giáo dục: Thi hành giáo dục bắt buộc, cử HS ưu tú đi học, đưa nội dung KHKT vào dạy học.. - Cuối TK XIX – đầu TK XX, Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp. Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than H: Cuộc cải cách Duy Tân hay cuộc cách mạng TS NB gợi cho các em nhớ những cuộc cách mạng TS nào mà em đã được học? - Cải cách Duy Tân ở Việt Nam, ở Trung Quốc GV: Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, NB đã tiến hành cuộc Duy Tân, mở đường cho chủ nghĩa TB phát triển. Dù còn hạn chế, Cuộc Duy Tân có nhiều điểm tiến bộ, mở đường cho CNTB phát triển. HS: Đọc thông tin SGK. H: Những biểu hiện chủ yếu chứng tỏ NB tiến sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? II.Nhật bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc - Nhiều công ty độc quyền ra đời như Mít-xưi; Mít-su-bi-si... - Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật mang đặc điểm là ĐQ PK quân phiệt. * HĐ3: LUYỆN TẬP * HĐ4: VẬN DỤNG (Thực hiện ở nhà) * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO (Thực hiện ở nhà) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU 4. Củng cố - Nội dung, tác dụng của cuộc Duy Tân Minh Trị. - Nhật Bản chuyển sang CNĐQ: Biểu hiện, chính sách đối nội, đối ngoại. 5. Dặn dò - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Nắm các kiến thức cơ bản của chương I, chương II, chương III. - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_14_nhat_ban_giua_the_ky_xix_dau_t.pdf
Giáo án liên quan