Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 13: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Lan

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nguyên nhân xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á.

- Những nét lớn về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á.

2. Phẩm chất

- Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp:

+ Yêu nước

+ Nhân ái: Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và

tiến bộ xã hội của nhân dân các nước trong khu vực.

+ Chăm chỉ: Chăm chỉ, tự giác học tập, nghiên cứu nội dung bài và tham gia thảo luận

nhóm trong thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Trung thực: trong báo cáo, đánh giá, nhận xét

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau

trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết

khai thác kênh chữ, kênh hình phát hiện những vấn đề mới

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 13: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than Ngày soạn: 18/10/2020 Ngày dạy: 20/10/2020 Tiết 13-Bài 11 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nguyên nhân xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á. - Những nét lớn về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. 2. Phẩm chất - Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: + Yêu nước + Nhân ái: Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội của nhân dân các nước trong khu vực. + Chăm chỉ: Chăm chỉ, tự giác học tập, nghiên cứu nội dung bài và tham gia thảo luận nhóm trong thực hiện nhiệm vụ học tập + Trung thực: trong báo cáo, đánh giá, nhận xét 3. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết khai thác kênh chữ, kênh hình phát hiện những vấn đề mới. b. Năng lực đặc thù - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thấy được những phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích tình hình, đặc điểm, những điểm nổi bật của các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Biết nhận xét, đánh giá nhân vật lịch sử, lập sổ tay học tập về tình hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Nghiên cứu nội dung bài học. - Bảng phụ - Phiếu học tập - Máy chiểu vật thể 2. Học sinh - Hoàn thành nhiệm vụ về nhà tiết trước - Đọc, nghiên cứu nội dung bài học Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp trực quan... 2. Kỹ thuật - Động não, công đoạn... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: KT sĩ số: 8A2: ...../......; 8A5: ....../...... 2. Kiểm tra bài cũ Vì sao Trung Quốc bị các nước đế quốc thực dân phương Tây xâm lược? Nêu một số phong trào tiêu biểu, kết quả ? 3. Bài mới * HĐ1: KHỞI ĐỘNG Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đua nhau xâm chiếm thuộc địa. Ở Châu Á, Ấn Độ đã trở thành thuộc địa của Anh, Trung Quốc bị các đế quốc xâu xé, còn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam tình hình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. * HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản GV: Sử dụng lược đồ các nước Đông Nam Á. - Xác định vị trí và nêu tên các nước Đông Nam Á. - HĐ cá nhân, đọc tin sgk-Trả lời nhanh câu hỏi H: Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa TB phương Tây? ? Các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào? - GV: Dùng lược đồ yêu cầu HS chỉ các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á 1. Nguyên nhân - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng. - Giàu tài nguyên. - Chế độ PK lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu. 2. Quá trình xâm lược - Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than - HS: Thực hành kĩ năng chỉ bản đồ xác định quá trình xâm lược Đông Nam Á của tư bản phương Tây. Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện. - Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu- chia. - Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin. - Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê- xi-a. + Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp. ? Vì sao Thái Lan không bị các nước phương Tây xâm lược? - Vua Thái Lan Chu-la-long-con (tức Ra- ma V, ở ngôi từ 1868 - 1910), người thực hiện nhiều chính sách cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng vị trí nước đệm và mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh – Pháp nhằm lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước (dù chỉ trên danh nghĩa). H: Nhận xét về các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? HS: Trả lời: GV: Như vậy, đến cuối TK XIX đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, phụ thuộc của các đế quốc phương Tây. GV: Cung cấp. H: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm gì chung ? HS: Vơ vét tài nguyên, khủng bố, đàn áp, chia để trị. H: Tại sao phong trào đấu tranh lại nổ ra? - Cuối thế kỉ XIX hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa nữa thuộc địa trừ Thái Lan II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. 1. Nguyên nhân - Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gây gắt 2. Diễn biến Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than Thảo luận nhóm 6 (3 phút )/hoàn thành phiếu học tập ? Lập bảng niên biểu về các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á. - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả - Gv chọn 1 số nhóm chiếu trên màn hình - Gv cúng hs phân tích, nhận xét, đánh giá, chấm điểm ? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở 3 nước Đông Dương có điểm gì chung? - Cùng chống Pháp, đấu tranh liên tục, sôi nổi, có sự phối hợp chiến đấu. H: Nhận xét chung về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á? - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia đông đảo. Nhưng cuối cùng, các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn. GV: Kết quả: Các phong trào đều thất bại. H: Theo em tại sao các phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á đều thất bại? - Lực lượng của xâm lược còn mạnh. - Chính quyền làm tay sai. - Thiếu tổ chức lãnh đạo, đoàn kết. Tên nước Thời gian Phong trào tiêu biểu Kết quả bước đầu In-đô- nê-xi-a - 1905 - 1908 Thành lập công đoàn xe lửa. - Thành lập Hội Liên hiệp Công nhân. -Tháng 5/1920:Đảng Cộng sản Inđônêxia được thành lập Phi-líp- pin 1896 - 1898 Cách mạng bùng nổ Nước Cộng hòa Philippin ra đời Cam- pu-chia 1863 - 1866 1866 - 1867 - Khởi nghĩa ở Takeo - Khởi nghĩa ở Cra-chê Gây cho Pháp nhiều tổn thất Lào 1901 Đấu tranh vũ trang ở Xa-va- na-khet -Khởi nghĩa ở cao nguyên Bôlôven Việt Nam 1885 - 1896 1884 - 1913 Phong trào Cần Vương - Phong trào nông dân Yên Thế Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than H: Phong trào đấu tranh có ý nghĩa gì? 3. Ý nghĩa - Ảnh hưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và trên thế giới. * HĐ3: LUYỆN TẬP - Chon đáp án đúng nhất: Câu 1: Đâu không phải là lý do để các nước đế quốc tập trung xâm chiếm vùng Đông Nam Á? A. Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trong. B. Đông Nam Á giàu tài nguyên. C. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á phát triển kinh tế. D. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng. Câu 2: Khi Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào yêu nước lớn nhất do sĩ phu phong kiến lãnh đạo chống thực dân Pháp là A. Khởi nghĩa Bắc Sơn. B. Yên Thế. C. Nam Kỳ khởi nghĩa. D. Cần Vương. Câu 3: Thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á là A. Mã Lai, Miến Điện. B. Việt Nam, Cam-pu-chia. C. In-đô-nê-xia, Mã Lai. D. Mã Lai, Lào. Câu 4. Thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á là A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai. D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây. Câu 5. Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ, thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào? A. Nổi dậy khởi nghĩa. B. Thành lập các tổ chức yêu nước. C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc. D. Tiến hành những cuộc đấu tranh vũ trang. * HĐ4: VẬN DỤNG (Thực hiện ở nhà) ? Hãy nêu nhận xét của các em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (trừ Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc. - Các nước đế quốc đã thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác bóc lột thuộc địa dã man. - Nhân dân Đông Nam Á đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức nhằm chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc. - Các phong trào đấu tranh tuy thất bại nhưng đã đặt cơ sở cho những thắng lợi sau này. * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO (Thực hiện ở nhà) Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than Đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh ở ĐNA: - Phạm vi: Rộng - Thành phần tham gia: Đông, nhiều tầng lớp - Đã có sự đoàn kết. - Gây khó khăn cho kẻ thù trong công cuộc xâm lược - Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân Đông Nam Á V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Chuẩn bị tiết 14: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tìm hiểu nội dung: + Nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị. + Những biểu hiện của Nhật Bản chuyển sang CNĐQ. + Những chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_13_cac_nuoc_dong_nam_a_cuoi_the_k.pdf
Giáo án liên quan