I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Sự thành lập nhà Hồ.
- Nắm được các chính sách cải cách để chấn hưng đất nước của Hồ Quý Ly.
- Ý nghĩa,tác dụng và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.
2. Tư tưởng:
- HS có thái độ đúng đắn về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly.
3. Kĩ năng:
- Phân tích đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly và những mặt tích cực, tiêu cực
trong chính sách của ông.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: soạn bài
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới, trả lời câu hỏi sgk
+ Nhà Hồ thành lập vào thời gian và hoàn cảnh ntn?
+ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên những lĩnh vực nào?
+ Tác dụng những cải cách của Hồ Quý Ly?
III.Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học
sinh tự học, so sánh, đánh giá
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/11/2019
TIẾT 30
BÀI 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV( TIẾT 2)
II- NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Sự thành lập nhà Hồ.
- Nắm được các chính sách cải cách để chấn hưng đất nước của Hồ Quý Ly.
- Ý nghĩa,tác dụng và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.
2. Tư tưởng:
- HS có thái độ đúng đắn về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly.
3. Kĩ năng:
- Phân tích đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly và những mặt tích cực, tiêu cực
trong chính sách của ông.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: soạn bài
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới, trả lời câu hỏi sgk
+ Nhà Hồ thành lập vào thời gian và hoàn cảnh ntn?
+ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên những lĩnh vực nào?
+ Tác dụng những cải cách của Hồ Quý Ly?
III.Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học
sinh tự học, so sánh, đánh giá
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Cuối thế kỷ XIV nhà Trần suy sụp, xã hội Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó Hồ Quý Ly đã lật đổ nhà Trần thành lập ra nhà Hồ và có
nhiều cải cách. Những cải cách của Hồ Quý Ly có nội dung gì tiến bộ và hạn chế, cô
trò ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
HS HĐ cá nhân
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin.
H: Cuối thế kỷ XIV, các cuộc đấu tranh
của nhân dân đã dẫn đến điều gì?
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400)
- Nhà nước suy yếu, làng xã tiêu điêu,
dân đinh giảm sút
H: Nhà Hồ được thành lập trong hoàn
cảnh nào?
- Nhà Trần không còn đủ sức cai quản
đất nước, Hồ Quý Ly phế truất ngôi của
vua Trần lên ngôi vua.
HS: Đọc đoạn in nghiêng SGK
GV: Giới thiệu về sự xuất hiện của nhân
vật Hồ Quý Ly, quá trình nhà Hồ được
thành lập → Nhà Trần suy yếu không
còn đủ sức quản lý đất nước, mâu thuẫn
xã hội trở nên gay gắt, nhiều cuộc khởi
nghĩa nông dân nổ ra, đó là quy luật tất
yếu của lịch sử.
H: Thời Lý - Trần quốc hiệu nước ta là
gì?
- Đại Việt
GV: giải thích về quốc hiệu Đại Ngu
( niềm vui lớn), liên hệ mở rộng về quốc
hiệu nước ta
HSHĐ nhóm đôi 5p
GV: phát phiếu HT
Hồ Quý Ly đã có những BP cải cách ntn
trên các lĩnh vực sau ?
+ Chính trị:...
+ Kinh tế:....
+ XH:...
+ VH-GD...
+ Quốc phòng:...
HS báo cáo kq. GV nhận xét. Chuẩn kt
đúng. Chốt lên bảng.
H: Tại sao Hồ Quý Ly lại bỏ các quan
lại quí tộc họ Trần ?
- Sợ nhà Trần lật đổ ngôi vị.
H:Việc quan lại trong triều thăm hỏi đời
sống nhân dân có ý nghĩa gì ?
- Quan tâm đến đời sống nhân dân.
GV: Liên hệ đến ngày nay
H: Em có nhận xét gì về các chính sách
kinh tế của nhà Hồ ?
- Năm 1400 nhà Trần suy sụp, xã hội
khủng hoảng, nạn ngoại xâm, Hồ Quý Ly
lên ngôi lập ra nhà Hồ. Đổi quốc hiệu là
Đại Ngu
2. Những biện pháp cải cách của Hồ
Quý Ly
- Chính trị:
+ Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các
quí tộc nhà Trần bằng những người
không phải họ Trần.
+ Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp
trấn quy định cách làm việc của bộ máy
chính quyền
- Kinh tế: Phát hành tiền giấy, ban hành
- Những tiến bộ góp phần làm cho kinh
tế thoát khỏi khủng hoảng và đi lên.
HS: Đọc đoạn in nghiêng.
H: Tại sao nhà Hồ lại ban hành chính
sách hạn nô ?
- Giảm bớt số nô tì, tăng người sản xuất
cho xã hội
H: Trên lĩnh vực văn hóa giáo dục nhà
Hồ đã có những cải cách gì?Nhận xét ?
-> Chính sách tiến bộ
GV: Giới thiệu ảnh thành nhà Hồ
H: Em có nhận xét gì về c/s quân sự
quốc phòng của Hồ Quý Ly ?
- Thể hiện sự kiên quyết muốn bảo vệ
đất nước.
H: Những cải cách của Hồ Quý Ly có ý
nghĩa và tác dụng gì ?
HSHĐ nhóm đôi 2p
Đại diện HS báo cáo kq. HS nhận xét.
GV nhận xét.
H: Bên cạnh những ý nghĩa và tác dụng
đó, những cải cách của Hồ Quý Ly còn
có những hạn chế nào ?
- SGk.
H:Tại sao Hồ Quý Ly lại làm được như
vậy ?
HSHĐ nhóm đôi 2p
- Nhà Trần quá yếu cần có sự thay đổi.
- Trước nguy cơ giặc ngoại xâm cần
phải có để xây dựng đất nước hùng
mạnh chống giặc ngoại xâm.
H:Đánh giá về nhân vật Hồ Qúy Ly?
- Là người yêu nước, có tài
GV: Mở rộng, liên hệ các cuộc cải cách
chính sách hạn điền, qui định lại thuế
đinh, thuế ruộng.
- Xã hội: Thực hiện chính sách hạn nô.
- VH-GD: Bắt nhà sư chưa đến 50 tuổi
phải hoàn tục, dịch sách chữ Hán ra chữ
Nôm. Sửa đổi qui chế thi cử, học tập.
- Quốc phòng: tăng quân số, chế tạo
nhiều loại súng, phòng thủ nơi hiểm yếu,
xây dựng thành luỹ.
3. Tác dụng những cải cách của Hồ
Quý Ly.
* Ý nghĩa, tác dụng
- Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất
của g/c quí tộc, địa chủ.
- Làm suy yếu quí tộc họ Trần.
- Tăng nguồn thu nhập của nhà nước.
- Xây dựng nền văn hóa mang bản sắc
dân tộc
* Hạn chế: các chính sách đó chưa triết
để, chưa phù hợp với tình hình thực tế,
chưa giải quyết được nhu cầu bức thiết
của cuộc sống.
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
Bài tập:
- Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Nêu nội dung cải cách của HQL ? Những cải cách đó có t/d và y/n như thế nào?
HĐ 4: Hoạt động vận dụng
- Để xây dựng 1 đất nước hùng mạnh và phát triển chúng ta không ngừng cải cách và
phát triển trên các lĩnh vực nào? Biện pháp nào để thực hiện?
- Thành nhà Hồ thuộc tỉnh nào ? Nhà nước đã làm gì để gìn giữ kinh thành lịch sử
này?
- Tên nước Đại Ngu có ý nghĩa gì? Từ khi thành lập nhà nước đến thời nhà Hồ, nước
ta có những tên nào?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm hình ảnh Hồ Quý Ly. Hình ảnh kinh thành nhà Hồ.
- Viết 1 bài giới thiệu ngắn về thành nhà Hồ và công lao của Hồ Quý Ly.
Ngày giảng: 15/11/2019
TIẾT 31
BÀI 17. ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ III
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử thời Lý, Trần, Hồ (1009 -
1400)
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại
Việt thời Lý, Trần, Hồ.
2. Tư tưởng
- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3. Kĩ năng:
- Học sinh biết sử dụng bản đồ, quan sát, phân tích tranh ảnh, lập bảng thống kê, trả
lời câu hỏi.
- Sử dụng lược đồ
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: soạn bài
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới, chuẩn bị các nội dung sau:
+ Các cuộc kháng chiến thời Trần và Hồ.
+ Các vị anh hùng tiêu biểu thời Trần và Hồ.
+ Đường lối, chiến lược chiến thuật.
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa ls.
III.Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học
sinh tự học, so sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Ai đã lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi. Nhà Trần tại sao đánh thắng được
quân Mông cổ cả 3 lần
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS Nội dung
HSHĐ cá nhân
GV phát phiếu HT: ( Bảng thống kê, để
trống thông tin: thời gian, Tên cuộc Kháng
chiến, Lực lượng kẻ thù)
Cho HS tự lập bảng thống kê vào vở
I. Các cuộc kháng chiến thời Lý và
kháng chiến chống quân Mông
Nguyên thời Trần
Bảng thống kê các chiến thắng chống xâm lược thế kỷ XI đến XIII
Triều
đại
Thời
gian
Tên cuộc Kháng chiến Lực lượng kẻ thù
Lý
1077 Lý Thường Kiệt lãnh đạo
kháng chiến chống Tống thắng
lợi
10 vạn bộ binh + 1 vạn ngựa
chiến + 20 vạn dân phu
Trần
1285 Chiến thắng chống xâm lược
Mông Cổ lần I
3 vạn quân bộ do tướng Ngột
Lương Hợp Thai chỉ huy
1285 Chiến thắng chống xâm lược
Nguyên lần II
50 vạn quân do Thoát Hoan + 10
vạn quan do Toa Đô chỉ huy
1288 Chiến thắng chống xâm lược
Nguyên lần III
30 vạn quân + hàng trăm chiến
thuyền + một đoàn thuyền lương
II. Đường lối, những tấm gương, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các
cuộc kháng chiến
HSHĐ nhóm đôi.
GV phát phiếu HT: ( theo bảng bên dưới, để trống thông tin: đường lối, tấm gương,
nguyên nhân thắng lợi)
Cho HS tự lập bảng thống kê vào vở
Gv gợi ý cho học sinh:
- Đường lối, chiến lược, chiến thuật trong k/c chống Tống, chống Mông Nguyên là
gì?
- Kể tên một số tấm gương tiêu biểu?
- Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi?
Tên
cuộc
K/C
Đường lối Tấm gương Nguyên nhân thắng lợi,
ý nghĩa lịch sử
1. Cuộc
kháng
chiến
chống
- Tiến công trước để
tự vệ
- XD phòng tuyến
Như Nguyệt
- Lý Thường Kiệt
- Lý Kế Nguyên
- Tông Đản
- Thân Cảnh Phúc
* Nguyên nhân:
- Nhờ vào tài trí của Lý
Thường Kiệt
- Nhờ vào sự ủng hộ của
Tống - Đánh vào lòng người
- Kết thúc chiến
tranh bằng cách
giảng hòa
nhân dân
* ý nghĩa:
- Giữ vững độc lập dân tộc
- Đi vào lịch sử như trận thủy
chiến lẫy lừng
2. Cuộc
kháng
chiến
chống
Mông -
Nguyên
- Biết chỗ mạnh chỗ
yếu của giặc, đánh
chỗ yếu tránh chỗ mạnh
- Biết lợi dụng lợi
thế của dân tộc
- Đẩy giặc vào thế bị động
Trần thủ độ, Trần
Quốc Tuấn, Trần
Quang Khải, Trần
Khánh Dư, Vua
Thái Tông, Thánh
Tông, Nhân Tông
* Nguyên nhân:
- Do được nhân dân ủng hộ
- Triều Đình chuẩn bị chu đáo
- Do chỉ huy tài tình của TQT
- Do tinh thần quyết chiến
của quân dân nhà Trần
- Do cách đánh giặc độc đáo,
sáng tạo
* ý nghĩa:
- Trong nước
- Quốc tế
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
Bài tập:
- Thời nhà Lý và Trần có những cuộc khởi nghĩa nào, diễn ra vào thời gian nào?
- Kể tên một số tấm gương anh hùng tiêu biểu thời Lý –Trần?
- Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi cả hai cuộc k/c?
HĐ 4: Hoạt động vận dụng
- Sông Như Nguyệt còn có tên là sông gì (s.Cầu), thuộc tỉnh nào, có lưu vực và chiều
dài là bao nhiêu?
- Đánh giá của em về hai nhân vật ls: Lí Thường Kiệt và Trần Quốc Tuấn
- Từ cuốn “Binh thư yếu lược” và tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Quân
và dân ta ngày nay cần phát huy và củng cố những gì để bảo vệ đất nước trước sự
xâm lăng của kẻ thù.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm hình ảnh Trần Quốc Tuấn, tìm những di tích lịch sử thời Trần và Lý
- Vẽ chân dung Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
- Kể tên 1 số đền thờ nhà Trần ở khắp các tỉnh trên đất nước.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tuan_14_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf