I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Những đặc điểm về vị trí, địa lí, địa hình, dân số, đơn vị hành chính của huyện
Than Uyên.
- Lịch sử Than Uyên qua từng thời kì.
2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ , trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia
đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống)
3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực
hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và
làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết
kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử : Nhận diện, tái hiện những thành tựu kinh tế, văn
hóa địa phương
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các các thành tựu kinh tế, văn hóa địa phương
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học:
+ Liên hệ những thành tựu văn học hiện nay.
+ Có ý thức bảo vệ, bảo tồn, phát huy những thành tựu văn học của dân tộc
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài học
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ về các các thành tựu trong giai đoạn cuối
XVIII- Nữa đầu TK XIX
2. Học sinh:
- Học bài cũ, tìm hiểu những thành tựu của văn học VN cuối XVIII- Nữa đầu
TK XIX
- Chuẩn bị bài mới: Đọc nghiên cứu thông tin sgk+trả lời trước các câu hỏi
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
12 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 55 đến 57 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/6/2020
Ngày giảng: 22/6/2020
Tiết 55. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Những đặc điểm về vị trí, địa lí, địa hình, dân số, đơn vị hành chính của huyện
Than Uyên.
- Lịch sử Than Uyên qua từng thời kì.
2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ , trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia
đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống)
3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực
hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và
làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết
kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử : Nhận diện, tái hiện những thành tựu kinh tế, văn
hóa địa phương
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các các thành tựu kinh tế, văn hóa địa phương
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học:
+ Liên hệ những thành tựu văn học hiện nay.
+ Có ý thức bảo vệ, bảo tồn, phát huy những thành tựu văn học của dân tộc
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài học
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ về các các thành tựu trong giai đoạn cuối
XVIII- Nữa đầu TK XIX
2. Học sinh:
- Học bài cũ, tìm hiểu những thành tựu của văn học VN cuối XVIII- Nữa đầu
TK XIX
- Chuẩn bị bài mới: Đọc nghiên cứu thông tin sgk+trả lời trước các câu hỏi
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh...
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, trực quan....
2. Kỹ thuật
- Trình bày, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự thành lập của nhà Nguyễn
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Để nắm được những đặc điểm về vị trí, địa lí, địa hình, dân số, đơn vị hành
chính của huyện Than Uyên và Lịch sử Than Uyên qua từng thời kì.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV giới thiệu vị trí địa lí trên
lược đồ.
? Kể tên các đơn vị hành
chính Than Uyên?
GV cung thông tin.
? Đặc điểm khí hậu Than
Uyên?
GV cung cấp thông tin.
GV cung cấp thông tin.
1. Vị trí địa lí:
- Phía Đông giáp với huyện Văn Bàn của tỉnh Lào
Cai, Mù Căng Chải – Yên Bái.
- Phía Tây giáp Quỳnh Nhai – Sơn La.
- Phía Nam giáp với Mù Căng Chải – Yên Bái,
Mường La của Sơn La.
- Phía Bắc giáp Tân Uyên – Lai Châu.
2. Đơn vị hành chính.
Từ ngày 01/01/2008 Than Uyên có 12 đơn vị hành
chính trực thuộc: Pha Mu, Mường Mít, Phúc Than,
Mường Than, Mường Cang, Hua Nà, Tà Hừa, Ta
Gia, Tà Mung, Mường Kim, Khoen On, Thị trấn
Than Uyên.
3. Địa hình:
Than Uyên là một vùng đất lòng chảo, nằm ở phía
Tây của dãy núi Hoàng Liên Sơn, được hình thành 3
khu vực rõ rệt:
- Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dải
núi Phan Xi Păng, núi cao, địa hình hiểm trở, độ dốc
lớn.
- Phía Tây là đồi núi thấp.
- Khu vực giữa: Chạy dọc theo quốc lộ 32 từ Phúc
Than đến Khoen On, một thung lũng có cấu tạo là
những đồi núi xen lẫn với những dải đồng bằng.
4. Khí hậu:
- Chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
5. Diện tích và dân số:
- Diện tích: 79.687,6 ha.
- Dân số: tính đến ngày 31/12/2008: 55.299 khẩu.
- Dân tộc: 10 dân tộc anh em (Kinh, Thái, H.Mông,
Khơ Mú, Dao, Tày, Lào, Cao Lan, Nùng, dân tộc
khác).
6. Lich sử:
- Than Uyên là vùng đất phát triển lâu đời từ nền
văn hóa Hòa Bình đến văn hóa Đông Sơn.
- Ngày 26/6/1909 thực dân Pháp đặt ra châu Than
Uyên thuộc tỉnh Lai Châu. Ngày 20/2/1920 châu
Than Uyên sát nhập vào tỉnh Yên Bái.
- Sau hòa bình lập lại 1955, huyện Than Uyên thuộc
khu tự trị Thái Mèo. Cuối 1962 thành lập tỉnh Nghĩa
Lộ, Than Uyên là huyện thuộc tỉnh Nghĩa Lộ.
- Ngày 3/1/1976 Than Uyên là huyện thuộc tỉnh
Hoàng Liên Sơn, (Sát nhập 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái,
Nghĩa Lộ thành Hoàng Lên Sơn). Từ tháng 10/1991
thuộc tỉnh Lào Cai.
- Tháng 11/2003, Quốc hội ra nghị quyết trong đó
chia tỉnh La Châu thành tỉnh lai Châu mới và tỉnh
Điện Biên, chuyển huyện Than Uyên của Lào Cai về
tỉnh lai Châu mới.
- Tháng 12/2006, thành lập các xã Tà Mung, Phúc
Than, Phúc Khoa thuộc Than Uyên.
- Tháng 4/2008 thàng lập các xã Trung Đồng, Hua
Nà, thị trấn Tân Uyên.
- Tháng 10/2008 thành lập huyện Tân Uyên.
- Bản Lướt xã Mường Kim là một địa danh lịch sử
của huyện, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tiền
thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (Đã thực hiện ở mục 1,2)
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Tìm hiểu về lịch sử huyện Than Uyên đặc điểm thành tự về kinh tế,văn hóa?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng phát triển ý tưởng sáng tạo (Thực hiện ở nhà)
- Sưu tầm tác phẩm, các hình ảnh tiêu biểu về các thành tựu về kinh tế,văn hóa?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn tập kiến thức lịch sử đã học trong học kì II
* Nắm chắc những nội dung chính trong học kì II:
- Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang đầu năm 1427
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Lam Sơn
- Bộ máy tổ chức chính quyền nhà nước thời Lê-sơ
- Tình hình giáo dục khoa của thời Lê sơ.
Ngày soạn: 23/6/2020
Ngày giảng: 25/6/2020
Tiết 56
ÔN TẬP (Kiến thức học kì II)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Phần lịch sử Việt Nam từ chương IV,V:
Học sinh ôn tập và hệ thống kiến thức về quá trình phát triển của lịch sử Việt
Nam từ thế kỉ XV- nửa đầu XIX với nhiều biến cố lịch sử quan trọng.
Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ XV- XVIII. Vai trò, công lao
của các vị anh hùng dân tộc thế kỉ XV- XVIII.
Tình hình kinh tế văn hóa nước ta từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX.
2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm
chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà
trường, xã hội và môi trường sống)
3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, thảo luận, chia sẻ, tương tác,
hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và
làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết
kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nắm được tình hình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XV-
nửa đầu XIX với nhiều biến cố lịch sử quan trọng.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, đánh giá những cống hiến của
một số nhân vật lịch sử.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ
XV- nửa đầu XIX với nhiều biến cố lịch sử quan trọng.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: TLTK.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, PP nhóm, trực quan....
2. Kỹ thuật
- Trình bày, động não, công đoạn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV: Để củng cố nội dung kiến thức đã học chương IV và V. Hôm nay chúng ta
học tiết ôn tập.
Chúng ta đã học xong toàn bộ nội dung chương trình lịch sử lớp 7, hôm nay cô
sẽ tiếp tục cùng các em hệ thống lại những nội dung kiến thức chính trong chương
trình.
* Hoạt động 2: Ôn tập
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV yêu cầu HS nhớ lại những nội
dung kiến thức chính trong
chương trình lịch sử lớp 7 đã học.
? Em hãy nêu nội dung của từng
chương?
? Em hãy nêu nội dung chính của
từng bài?
GV căn cứ vào câu trả lời của HS
để giúp các em hình dung lại
những nội dung kiến thức đã học,
giúp các em có thể dễ dàng hệ
thống hóa kiến thức cơ bản của
chương trình, nhất là nội dung kì
II.
? Cuộc kháng chiến của nhà Hồ
đã diễn ra như thế nào? Nguyên
nhân nào dẫn đến thất bại của nhà
Hồ?
? Các cuộc khởi nghĩa chống giặc
Minh tiêu biểu sau khi nhà Hồ
thất bại?
? Những mốc diễn biến chính của
khởi nghĩa Lam Sơn?
? Diễn biến trận Chi Lăng –
Xương Giang?
Hệ thống kiến thức về quá trình phát triển của
lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X- nửa đầu XIX
Chương IV: Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV –
đầu thế kỉ XVI)
1. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong
trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ
XV.
2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427.
* Diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang:
- Đầu tháng 10 - l427, 15 vạn viện binh địch chia làm
hai đạo từ Trung Quốc kéo sang.
+ Đạo 1: do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào theo
hướng Lạng Sơn.
+ Đạo 2: do Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào theo
hướng Hà Giang.
- Quân ta quyết định tập trung tiêu diệt quân
viện binh của giặc.
* Diễn biến:
- Ngày 8 - l0, quân Liễu Thăng bị phục kích ở ải
Chi Lăng, Liễu Thăng bị giết .
- Phó tướng Lương Minh lên thay, kéo quân tiến
xuống Xương Giang, bị ta phục kích ở Cần
? Nguyên nhân thắng lợi và ý
nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn?
? Nước Đại Việt thời Lê sơ có bộ
máy nhà nước như thế nào?
? Kinh tế văn hóa, giáo dục khoa
Trạm, Phố Cát, 3 vạn tên bị tiêu diệt, Lương
Minh bị giết.
- Số còn lại cố tiến xuống Xương Giang, ta tấn
công tiêu diệt gần 5 vạn tên, số còn lại bị bắt
sống.
- Lê Lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng
đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh biết
Liễu Thăng đã bị giết, hoảng sợ vội rút quân về
nước.
- Nghe tin hai đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương
Thông ở Đông Quan khiếp sợ vội xin hoà và
chấp nhận mở hội thề Đông Quan để được an
toàn rút về nước.
* Kết quả: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh
kết thúc thắng lợi, đất nước sạch bóng quân thù.
* Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn.
a, Nguyên nhân thắng lợi: có 3 nguyên nhân
chủ yếu sau:
- Do sự ủng hộ về mọi mặt của nhân dân (nhân
dân tham gia nghĩa quân, tiếp tế lương thực,
phối hợp với nghĩa quân giết giặc...).
- Cuộc khởi nghĩa đã xây dựng được khối đoàn
kết toàn dân tộc, quy tụ được sức mạnh của cả
nước (không phân biệt già trẻ, nam nữ, thành
phần dân tộc ).
- Do đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn,
sáng tạo, có bộ tham mưu tài giỏi, đứng đầu là
Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
b, Ý nghĩa lịch sử:- Đã kết thúc 20 năm đô hộ
tàn bạo của phong kiến nhà Minh, giành lại độc
lập tự chủ cho dân tộc ta.
- Mở ra một thời kì phát triển mới của nước Đại
Việt - thời Lê sơ.
3. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)
* Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông:
- Ở trung ương:
+ Đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm
mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân
đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
+ Ở triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn có một số cơ
quan chuyên môn.
- Ở địa phương: chia nước thành 13 đạo thừa
tuyên. Dưới đạo là phủ, huyện, (châu) và xã.
* Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ và
cử thời Lê sơ có đặc điểm gì?
nêu nhận xét.
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở
Thăng Long
- Mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ có
trường công. Đa số dân đều có thể đi học.
- Nhà nước mở các khoa thi, tuyển chọn quan
lại.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo
Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn so với Phật
giáo, Đạo giáo.
- Thời Lê sơ tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ
989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
- Nhận xét: Giáo dục và thi cử phát triển tiến bộ,
đặc biệt là chính sách thi để tuyển chọn nhân tài
cho đất nước.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (Kết hợp HĐ 2)
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng(trên lớp/ở nhà)
Lập bảng thống kê hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ 1771 – 1789?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Đánh giá công lao của Nguyễn Trãi, Lê Lợi
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Chuẩn bị: Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức chương V, VI.
* Chuẩn bị tiếp những nội dung sau:
- Những nét chính về trận Rạch Gầm- Xoài Mút
- Quang Trung đại phá quân Thanh, đánh giá tài quân sự của Quang Trung.
- Nguyên nhân, ý nghĩa phong trào Tây Sơn
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
- Thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Ngày soạn: 24/6/2020
Ngày giảng: 26/6/2020
Tiết 57
ÔN TẬP (Kiến thức học kì II) (Tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Phần lịch sử Việt Nam từ chương V, VI:
Học sinh ôn tập và hệ thống kiến thức về quá trình phát triển của lịch sử Việt
Nam từ thế kỉ XV- nửa đầu XIX với nhiều biến cố lịch sử quan trọng.
Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ XV- XVIII. Vai trò, công lao
của các vị anh hùng dân tộc thế kỉ XV- XVIII.
Tình hình kinh tế văn hóa nước ta từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX.
2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm
chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà
trường, xã hội và môi trường sống)
3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, thảo luận, chia sẻ, tương tác,
hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và
làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết
kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nắm được tình hình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XV-
nửa đầu XIX với nhiều biến cố lịch sử quan trọng. Trình bày diễn biến các cuộc khởi
nghĩa từ thế kỉ XV- XVIII. Vai trò, công lao của các vị anh hùng dân tộc thế kỉ XV-
XVIII. Tình hình kinh tế văn hóa nước ta từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, đánh giá những cống hiến của
một số nhân vật lịch sử.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ
XV- nửa đầu XIX với nhiều biến cố lịch sử quan trọng.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: TLTK.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, PP nhóm, trực quan....
2. Kỹ thuật
- Trình bày, động não, công đoạn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV: Để củng cố nội dung kiến thức đã học chương V và VI. Hôm nay chúng ta
học tiết ôn tập.
* Hoạt động 2: Ôn tập
Hoạt động của GV và HS Nội dung
? Cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Xiêm đã diễn ra ntn? Kết
quả và ý nghĩa LS?
? Cuộc kháng chiến chống quân
Thanh đã diễn ra như thế nào? Kết
quả?
? Vai trò của vua Quang Trung
trong cuộc kháng chiến chống
quân Thanh?
Chương V: Nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI-
XVIII
1. Những nét chính về trận Rạch Gầm - Xoài
Mút (1785)
- Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu
vua Xiêm
- Tháng 7-1784, hơn 5 vạn quân thuỷ, bộ Xiêm
kéo vào nước ta và đánh chiếm được miền Tây
Gia Định, gây nhiều tội ác đối với nhân dân.
- Tháng l - 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào
Gia Định, chọn khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch
Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
- Ngày 19/1/1785 Nguyễn Huệ nhử quân Xiêm
vào trận địa mai phục, bị tấn công bất ngờ quân
Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên
sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn
Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
=> Trận Rạch Gầm -Xoài Mút kết thúc thắng
lợi.
2. Quang Trung đại phá quân Thanh
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5
đạo tiến quân.
- Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu
diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Đêm mồng 3 tết quân ta bí mật bao vây đồn
Hà Hồi, quân giặc bị đánh bất ngờ hạ khí giới
đầu hàng.
- Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc
Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bị đại
bại.
- Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh
đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống
khiếp sợ thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị vội vượt
sông Nhị sang Gia Lâm chạy về nước.
- Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung cùng quân
Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng
Long. Trận đại phá quân Thanh kết thúc thắng
lợi.
- Nói Quang Trung xứng đáng là nhà quân sự
thiên tài vì:
+ Quang Trung đã vận dụng chiến lược chiến
thuật tài tình, độc đáo: hành quân thần tốc, tiến
quân mãnh liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu
? Nguyên nhân thắng lợi và ý
nghĩa lịch sử?
? Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại
chế độ phong kiến tập quyền?
? Văn học NT thời kì này có gì
đáng lưu ý?
? Người ta cho rằng: cuối thế kỉ
XVII, nửa đầu thế kỉ XIX đánh
dấu sự phát triển cao hơn của nền
văn hoá dân tộc với nhiều thể loại
phong phú và nhiều tác giả, tác
phẩm nổi tiếng: nêu cụ thể?
hết sức cơ động.
+ Quang Trung đã biết phát huy cao độ tinh
thần yêu nước của nhân dân.
+ Nắm vững thời cơ, tận dụng mọi nhân tố bất
ngờ để phản công quân địch...
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của
phong trào Tây Sơn.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Do ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và
tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang
Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử: Phong trào Tây Sơn thắng lợi
có ý nghĩa:
+ Đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát
Nguyễn - Trịnh - Lê.
+Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền
tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Giữ vững nền độc lập và lãnh thổ của Tổ
quốc.
Chương VI: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập
quyền.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt
niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn;
năm l806, Gia Long lên ngôi Hoàng đế.
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:
Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương
đến địa phương; ban hành bộ Hoàng triều luật lệ
(Luật Gia Long) năm l815.
- Các năm 1831- 1832, nhà Nguyễn chia cả
nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc;
+ Quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây
thành trì vững chắc, thiết lập hệ thống trạm
ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
2. Những thành tựu tiêu biểu về văn học,
nghệ thuật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX.
* Văn học:
- Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều
hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện
thơ, tiếu lâm...
- Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao
(Truyện Kiều của nguyễn Du, thơ Hồ Xuân
Hương, Thơ Bà Huyện Thanh Quan, có nhiều
truyện Nôm khuyết danh).
- Nội dung: phản ánh phong phú và sâu sắc
? Các thành tựu: Văn học dân
gian,về hội hoạ, kiến trúc, điêu
khắc?
? Sự chuyển biến về khoa học, kĩ
thuật, sử học, địa lí, y học, cơ khí?
? Sự tiếp thu khoa học kĩ thuật
phương Tây của nhân dân ta thể
hiện ở điểm nào ?
cuộc sống xã hội đương thời, những thay đổi
trong tâm tư tình cảm và nguyện vọng của
nhân dân.
* Nghệ thuật:
- Văn nghệ dân gian phát triển phong phú (nghệ
thuật sân khấu, dân ca... phổ biến)
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, nổi tiếng nhất
là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Các công trình kiến trúc và điêu khắc nổi
tiếng: chùa Tây Phương (Hà Tây, nay thuộc Hà
Nội); đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), lăng
tẩm các vua Nguyễn ở Huế...
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (Kết hợp HĐ 2)
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng(trên lớp/ở nhà)
Lập bảng thống kê thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật Việt Nam ở nửa
đầu thế kỉ XIX.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Đánh giá công lao của Quang Trung –Nguyễn Huệ
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Chuẩn bị: Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức chương VI, V, VI.
Chuẩn bị tốt kiến thức làm bài thi học kì II.
Ngày kiểm tra:
Tiết 58. KIỂM TRA HỌC KÌ II
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_55_den_57_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf