Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

Diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng- Xương Giang.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài

liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.

3. Thái độ:

- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa

quân Lam Sơn.

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên

trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự

kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận

dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

pdf8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/01/2020 Ngày giảng: 06/01/2020 - 7A3; 08/01/2020 - 7A4 TIẾT 39 - BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418 -1427) III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI NĂM 1426- CUỐI NĂM 1427) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh - Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng- Xương Giang. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học. 3. Thái độ: - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc. - Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ chiên thắng Tôt Động – Chúc Động. - Lực đồ trận Chi Lăng – Xương Giang. 2. Học sinh a. Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi theo hướng dẫn các mục SGK b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp - Tiếp tục tìm hiểu Khởi nghĩa Lam sơn - Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng- Xương Giang. II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm.. 2. Kĩ thuật: Trình bày, động não, thảo luận nhóm cặp đôi, V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi? 3. Bài mới Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sau nhiều năm chiến đấu gian lao, trải qua nhiều thử thách, đã bước vào giai đoạn toàn thắng từ cuối năm 1426 -> cuối năm 1427. Giai đoạn này diễn ra như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động của Gv-HS Nội dung (gợi ý) GV: Trình bày âm mưu của Vương Thông khi kéo viện binh vào nước ta. GV: Kết hợp sử dụng lược đồ trình bày diễn biến. - HĐN bàn 2p ? Trận Tốt Động - Chúc Động có ý nghĩa như thế nào? - Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. ? Vì sao được coi là có ý nghĩa chiến lược? - Vì làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch. - Phá tan ý đồ chủ động phản công của chúng. GV: Gọi 2-3 HS lên bảng trình bày diễn biến trên lược đồ. HS: Theo dõi SGK - HĐ cá nhân – KT động não ? Sau khi thua ở trận Tốt Động - Chúc Động quân Minh đã làm gì? - Tăng viện binh sang nước ta. ? Trước tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã quyết định như thế nào? ? Tại sao ta lại tập trung tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước mà không tập trung lực lượng giải phóng Đông Quan? - HĐN 4 - 4p 1. Trận Tốt Động- Chúc Động( cuối năm 1427) * Diễn biến: - Tháng10-1426, Vương Thông cùng 5 vạn viện binh kéo vào thành Đông Quan. - Để giành thế chủ động, ngày 7- 11- 1426 quân Minh tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ. - Ta đặt phục binh ở Tốt Động- Chúc Động. * Kết quả: - 5 vạn quân giặc tử thương, bắt sống trên 1 vạn, Vương Thông chạy về Đông Quan. - Nghĩa quân kéo về vây hãm thành Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện. 2. Trận Chi Lăng - Xương - Giang (Tháng 10- 1427) * Diễn biến: ? Trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương - Giang (Tháng 10- 1427) ? Kết quả của cuộc khởi nghĩa GV: Đọc một đoạn trong bài “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi. GV: Gọi 2 HS lên trình bày diễn biến trên lược đồ. GV: Kết luận. - Đầu tháng 10-1427, 15 vạn viện binh được chia làm hai đạo kéo vào nước ta. + Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn. + Một đạo do Mộc Thạnh từ Vân Nam kéo vào Hà Giang. - 8-10- 1427 Liễu Thăng bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng. Phó tướng Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát và bị giết 3 vạn tên. Số còn lại tiến xuống Xương Giang, bị quân ta tấn công từ nhiều phía, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, còn lại bị bắt sống. - Lê Lợi sai người mang chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến cho Mộc Thạnh, Mộc Thạnh vội vàng rút quân về nước. - Vương Thông xin hoà, mở hội thề Đông Quan (10-12-1427), rút quân về nước. * Kết quả: - Ngày 3-1-1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù. Hoạt động 3: Luyện tập ? Em có nhận xét gì về những thắng lợi chúng ta đã đạt được qua đoạn Bình Ngô đại cáo? Hoạt động 4: Vận dụng Đánh giá, nhận xét về vai trò, công lao của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo Em hiểu biết gì về Chi Lăng-Xương Giang? V. HƯỚNG DẪN HUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài theo nội dung vở ghi, đọc phần in nhỏ SGK - Tìm hiểu về Chi Lăng-Xương Giang - Tìm hiểu bài thơ Bình Ngô đại cáo - Chuẩn bị: Phần 3- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. + Đọc nội dung SGK + Trả lời trước các câu hỏi . Ngày soạn: 8/01/2020 Ngày giảng: 10/01/2020 – 7A4 TIẾT 40 - BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427) III. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI Ý NGHĨA LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn. - Hệ thống các giai đoạn, các sự kiện chính của khởi nghĩa Lam Sơn. 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước. 3. Kĩ năng: - Phân tích sự kiện. Thống kê các sự kiện tiêu biểu. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ. 2. Học sinh: Học bài. a. Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về chiến thắng Tôt Động-Chúc Động và Chi Lăng- Xương Giang. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c) Sau giờ lên lớp - Tiếp tục tìm hiểu về nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang? 3. Bài mới: Qua 3 tiết học chúng ta đã nắm được toàn bộ chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn. Vậy chiến thắng đó là do đâu? Nó có ý nghĩa gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cơ bản HS: Theo dõi SGK - HĐN 4 dãy bàn (5p) – KT công đoạn ? Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? D1,3 nêu nguyên nhân 1. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. * Nguyên nhân thắng lợi: - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước. - Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, gái trai, các thành phấn dân tộc đều đoàn kết đánh giặc tham gia cuộc khởi nghĩa gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ - GV Hướng dẫn HS phân tích ? Biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân như thế nào? - gia nhập nghĩa quân (có nhà 4 người thì có 3 người hi sinh), giết giặc bằng chính nghề nghiệp của mình... ? Phân tích nguyên nhân thứ hai? - nhiều dân tộc tham gia: người Kinh, người Mường...ủng hộ trâu, rượu, gạo...cho nghĩa quân. Phụ nữ cũng đánh giặc, giết giặc... ? Sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc thể hiện như thế nào? - Biết chọn địa hình, địa thế, đặt phục binh... - D 2,4 ? Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? GV: Nhấn mạnh về các nguyên nhân. GV: Treo bảng phụ trống , gọi HS lên bảng trình bày các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Lam Sơn. trang, ủng hộ tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. * Ý nghĩa: - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. - Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc- thời Lê sơ. 2. Khái quát các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Lam Sơn Giai đoạn Sự kiện chính 1418-1423 - Đầu năm 1426, Lê Lợi tổ chức Hội thề Lũng Nhai. - 7-2-1418 dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng Bình Định Vương. - 1418-12423, ba lần nghĩa quân bị quân Minh bao vây. 1424-1426 - Giải phóng Nghệ An (năm 1424) - Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa (năm 1425) - Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426) 1426-1427 - Trận Tốt Động- Chúc Động (cuối năm 1426) - Trận Chi Lăng- Xương Giang (tháng 10 năm 1427) HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: ?Khái quát các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Lam Sơn? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Kể tên các nhân vật Lịch sử tiêu biểu, nhận xét vai trò, công lao của họ trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? - Lê lợi: Ông là linh hồn của cuộc khởi nghĩa, đóng vai trò to lớn , là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. - Nguyễn Trãi: Ông là người đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, cùng với Lê Lợi góp phân quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo Sưu tầm, chép lại đoạn em yêu thích nhất trong bài thơ Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi và nêu nội dung của đoạn trích đó (HĐ cá nhân ở nhà-tiết 41 nộp sản phẩm) V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, nắm vững nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử - Chuẩn bị: Nước Đại Việt thời Lê sơ + Đọc nội dung bài học sgk/94 + Tổ chức bộ máy nhà nước + Tổ chức quân đội. + Bộ luật Hông Đức.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_3940_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf