I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Tiến trình lật đổ chính quyền của nghĩa quân Tây Sơn và ý nghĩa của việc đó.
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa trận Rạch Gầm- Xoài Mút.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất
- Yêu nước, căm thù quân cướp nước.
- Trân trọng, biết ơn công lao của nhân vật Lịch sử.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự học, chủ động, sáng tạo
- Năng lực hợp tác, tương tác để giải quyết vấn đề
b)Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận xét, đánh giá, tổng hợp, khái quát
II. CHUẨN BỊ
1.GV: - Bài soạn, phiếu học tập( phiếu 1), Lược đồ trận Rạch Gầm- Xoài Mút.
2.HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi của GV
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Rèn cho học sinh phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể, phối hợp
với học tập hợp tác; thông qua kiểm tra, đánh giá
2. Kĩ thuật:
- Chuyển giao, thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
- Trao đổi, thảo luận, báo cáo kết quả học tập của học sinh
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây sơn? vào thời gian nào? Ai lãnh
đạo?
Hỏi: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa ngay từ ngày đầu?
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 47+48 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/5/2020
Ngày giảng: 25/5/2020
Tiết 47. Bài 25.
PHONG TRÀO TÂY SƠN (Tiếp)
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN
VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Tiến trình lật đổ chính quyền của nghĩa quân Tây Sơn và ý nghĩa của việc đó.
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa trận Rạch Gầm- Xoài Mút.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất
- Yêu nước, căm thù quân cướp nước.
- Trân trọng, biết ơn công lao của nhân vật Lịch sử.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự học, chủ động, sáng tạo
- Năng lực hợp tác, tương tác để giải quyết vấn đề
b)Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận xét, đánh giá, tổng hợp, khái quát
II. CHUẨN BỊ
1.GV: - Bài soạn, phiếu học tập( phiếu 1), Lược đồ trận Rạch Gầm- Xoài Mút.
2.HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi của GV
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Rèn cho học sinh phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể, phối hợp
với học tập hợp tác; thông qua kiểm tra, đánh giá
2. Kĩ thuật:
- Chuyển giao, thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
- Trao đổi, thảo luận, báo cáo kết quả học tập của học sinh
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây sơn? vào thời gian nào? Ai lãnh
đạo?
Hỏi: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa ngay từ ngày đầu?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV : Nghĩa quân Tây Sơn ngay từ khi mới thành lập đã nhận được sự ủng hộ
của nhân dân. Vậy diễn biến phong trào ra sao? Nghĩa quân đã lập được những chiến
công gì?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
Gv cung cấp kiến thức
- Sử dụng lược đồ trong SGK.
H: Sau khi lực lượng nghĩa quân đã
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
* Diễn biến:
đủ mạnh, quân Tây Sơn đã làm gì?
H: Trước việc làm đó của Tây Sơn,
chúa Trịnh phản ứng thế nào?
GV cung cấp kiến thức
H: Tại sao Nguyễn Nhạc lại xin hòa
với Trịnh?
Kĩ thuật trình bày 1p
H: Theo em, việc quân Tây Sơn lật
đổ chính quyền họ Nguyễn có ý nghĩa
gì?
HS đọc SGK
H: Vì sao quân Xiêm sang xâm lược
nước ta?
H: Trình bày diễn biến?
Thảo luận nhóm 4 (5p)
Gv dùng phiếu học tập số 1
GV chốt kiến thức trên bảng phụ
Dùng lược đồ giới thiệu vị trí của
Rạch Gầm- Xoài Mút.
H: Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc
sông này làm trận địa?
HS Đọc phần chữ nhỏ
GV trình bày lại DB trên lược đồ
HS theo dõi.
H: Kết quả của trận Rạch Gầm -Xoài
Mút.
H: Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử
như thế nào?
Thảo luận cặp (2 phút)
GV chốt sau câu trả lời của các
nhóm.
- Tháng 9/1773, quân Tây Sơn chiếm được
phủ Quy Nhơn, địa bàn hoạt động từ Quảng
Nam đến Bình Thuận.
- Chúa Trịnh phái 3 vạn quân vào đánh
chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn vượt biển
vào Gia Định.
- Quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: mạn Bắc
có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn
-> Nguyễn Nhạc tạm hòa với quân Trịnh để
dồn sức đánh quân Nguyễn.
- Năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa
Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát.
Chính quyền họ Nguyễn sụp đổ.
* Ý nghĩa: Lật đổ được chính quyền họ
Nguyễn, mở rộng phạm vi hoạt động của
nghĩa quân.
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
* Nguyên nhân: Sau nhiều lần thất bại,
Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm.
* Diễn biến:
- Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu
cứu vua Xiêm
(Trưng bảng phụ)
* Kết quả: Trận Rạch Gầm -Xoài Mút kết
thúc thắng lợi.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Là trận thủy chiến lớn nhất, lẫy lừng nhất
trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân
tộc.
- Đưa phong trào Tây Sơn chuyển sang giai
đoạn mới. Trở thành phong trào quật khởi
của cả nước.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Nêu khái quát diễn biến chính của phong trào Tây Sơn
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng(trên lớp/ở nhà)
- Hoàn thiện bảng lập niên biểu về diễn biến chính của phong trào Tây Sơn từ năm
1771 - 1785
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Công lao của anh em nhà Tây Sơn
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Học bài, tóm tắt và trình bày diễn biến trên lược đồ.
- Chuẩn bị bài mới phần III.
- Đọc, nghiên cứu nội dung trả lời các câu hỏi trong sgk.
Phiếu học tập 1
Điền các sự kiện lịch sử phù hợp vào với mốc thời gian hoàn thiện diễn biến của
trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
Thời gian
Các sự kiện chính
Tháng 7-1784 Hơn 5 vạn quân thuỷ, bộ Xiêm kéo vào nước ta và đánh chiếm
được miền Tây Gia Định, gây nhiều tội ác đối với nhân dân
Tháng l - 1785 Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định, chọn khúc sông Tiền, đoạn
từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
Ngày 19/01/1785 Nguyễn Huệ nhử quân Xiêm vào trận địa mai phục, bị tấn công
bất ngờ quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống
sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang
Xiêm lưu vong.
Ngày soạn: 26/5/2020
Ngày giảng: 28/5/2020
Tiết 48. Bài 25.
PHONG TRÀO TÂY SƠN
III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
- HS nắm được diễn biến tiến trình nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, tiến
quân ra Bắc diệt họ Trịnh.
- Tiến trình thu phục Bắc Hà và ý nghĩa của việc lật đổ chính quyền phong kiến
Nguyễn, Trịnh, Lê.
2.Tư tưởng:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc , những chiến công vĩ
đại của nghĩa quân Tây Sơn.
3. Kĩ năng :
- Trình bày diễn biến trên lược đồ. Nhận xét, đánh gía sự kiện lịch sử.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: TLTK +Lược đồ cuộc khởi nghĩa Tây sơn.
2. Học sinh: : Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Rạch gầm - Xoài Mút?
Nội dung hướng dẫn chấm Điểm
* Diễn biến:
- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm, năm 1784 hơn 5 vạn quân thủy, bộ Xiêm
kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định, gây nhiều tội ác với nhân dân.
2,0
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ kéo vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông
Tiền, đoạn từ Rạch Gầm- Xoài Mút để nhử quân địch.
2,0
- Quân Xiêm bị đánh bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh chạy thoát
sang Xiêm lưu vong.
2,0
* Kết quả: Cuộc kháng chiến giành thắng lợi. 1,0
* Ý nghĩa lịch sử:
- Là trận thủy chiến lớn nhất, lẫy lừng nhất trong lịch sử chống giặc ngoại
xâm của dân tộc.
1,5
- Đưa phong trào Tây Sơn chuyển sang giai đoạn mới, trở thành phong trào
quật khởi của cả nước.
1,5
Tổng điểm toàn bài 10,0
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Sau khi lật đổ được chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và
đánh tan 5 vạn quân Xiêm, nghĩa quân Tây Sơn tiếp tục hoạt động của mình như thế
nào?
Hoạt động của GV-HS Nội dung
HS đọc SGK phần đầu trang 125
H: Hãy cho biết tình hình Đàng Ngoài như
thế nào ?
GV: Dùng lược đồ: năm 1786 Nguyễn Huệ
cho quân đánh Phú Xuân. Thủy quân Tây
Sơn lợi dụng nước thuỷ triều lên cao rồi
cho chiến thuyền tiến sát vào thành, tung
bộ binh ra giáp với quân Trịnh...-> quân
Trịnh xin hàng.
H: Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa
“Phù Lê diệt Trịnh “ ?
- Nhằm tập hợp nhân dân hưởng ứng ủng
hộ vì tư tưởng của dân nhiều người vẫn ủng hộ
nhà Lê, nhớ đến nhà Lê .
GV: Sử dụng lược đồ và trình bày.
Đọc SGK
GV: Chỉ trên lược đồ 3 vùng 3 anh em Tây
Sơn chiếm giữ
- Nguyễn Nhạc -Trung ương hoàng đế ở
Quy Nhơn
- Nguyễn Huệ - Bắc Bình Vương ở Phú
Xuân
- Nguyễn Lữ-Đông Định Vương - Gia Định
H: Tình hình Bắc Hà như thế nào sau khi
Huệ rút về Nam?
H: Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ có biện
pháp gì?
H: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc
Hà?
1. Hạ thành Phú Xuân, tiến ra Bắc
Hà tiêu diệt họ Trịnh
- Tháng 6-1786, được sự giúp đỡ của
Nguyễn Hữu Chỉnh, quân Tây Sơn
nhanh chóng hạ thành Phú Xuân, tiến
ra sông Gianh giải phóng đất Đàng
Trong.
- Với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh”,
quân Tây Sơn tiến ra Bắc
- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh
Thăng Long, chua Trịnh bị dân bắt
giao cho Tây Sơn. Chính quyền họ
Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào thành
giao chính quyền cho vua Lê rồi vào
Nam.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản,
Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
- Sau khi Nguyễn Huệ vào Nam, Bắc
Hà rối loạn, Lê Chiêu Thống không
dẹp được mời Nguyễn Hữu Chỉnh
đánh tàn dư họ trịnh. Nguyễn Hữu
Chỉnh lộng quyền ra mặt chống Tây
Sơn.
+ Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra
Bắc diệt Chỉnh, Nhậm lại kiêu căn
lộng quyền. Giữa năm 1788, Nguyễn
Huệ ra bắc diệt Nhậm.
- Được nhân dân và nhiều sĩ phu nổi tiếng
giúp đỡ, lực lượng Tây Sơn hùng mạnh...
H: Việc quân Tây Sơn lật đổ được chính
quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê có ý
nghĩa gì?
* Ý nghĩa:
+ Tạo những điều kiện thuận lợi cho
sự thống nhất đất nước.
+ Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân
cả nước.
4. Củng cố:
GV chốt nội dung bài học: Nắm vững tiến trình ra quân của Nguyễn Huệ.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị phần IV: Tây Sơn đánh quân Thanh.
Đọc, nghiên cứu trả lời các câu hỏi trong sgk.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_4748_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf