I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
- Nêu tên các giai cấp, tầng lớp thời Lê sơ.
- Chính sách của nhà nước, sự phát triển của giáo dục khoa cử.
- Thành tựu về văn học, khoa học, nghệ thuật.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:
- Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước và lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng dân tộc.
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp:
Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* HĐ1: Khởi động:
Cho HS làm bài tập nhanh khái quát nội dung bài cũ
GV: Dẫn dắt vào bài mới:
28 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 42 đến 49 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: .../05/2020
Tiết 42 – Bài 20:
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
- Nêu tên các giai cấp, tầng lớp thời Lê sơ.
- Chính sách của nhà nước, sự phát triển của giáo dục khoa cử.
- Thành tựu về văn học, khoa học, nghệ thuật.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:
- Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước và lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng dân tộc.
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp:
Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* HĐ1: Khởi động:
Cho HS làm bài tập nhanh khái quát nội dung bài cũ
GV: Dẫn dắt vào bài mới:
* HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
* Kĩ thuật đặt câu hỏi, tĩ thuật hoạt động nhóm đôi, hoạt động cá nhân
HS: HĐ cá nhân 1’
? Nêu tình hình đất nước ta sau cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?
- Làng xóm điêu tàn, ruộng đất bỏ hoang đời sống nhân dân khổ cực.
HS: chia sẻ nhóm đôi 2/ phiếu học tập, điền vào bảng.
? Để khôi phục và phát triển sản xuất nhà Lê sơ đã làm gì? Nhận xét về các việc làm đó?
HS: Trình bày, chia sẻ kết quả HĐ.
HS: Nhận xét kết quả của nhóm khác.
GV: Nhận xét chung, kết luận kiến thức.
? Em có nhận xét gì về những biện pháp của nhà Lê đối với nông nghiệp?
Hs: Chú ý vào phần Công thương nghiệp
đoạn đầu.
? Cho biết tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?
? Nhà Lê có biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước và ngoài nước?
? Em có nhận xét gì về kinh tế thời Lê sơ?
* Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động chung, hoạt động cá nhân
HS: Chú ý kênh chữ/SGK
HS: HĐN bàn 3’
? Thời Lê sơ trong xã hội có những g/c, tầng lớp nào?
HS: Vẽ sơ đồ, đại diện nhóm lên trình bày
HS: Nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét, KL bằng sơ đồ
GV: Gọi HS lên trình bày đời sống vật chất tinh thần của từng giai cấp tầng lớp trong XH.
GV: Cung cấp: Pháp luật thời Lê sơ hạn chế nghiêm ngặt việc tự bán mình làm nô tì hoặc bức dân tự do làm nô tì nên số lượng nô tì giảm dần.
? Em có nhận xét gì về chủ chương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ?
- Đó là một chủ chương tiến bộ bảo vệ quyền lợi của tầng lớp bị trị.
GV: Gọi HS đọc thông tin SGK.
? Nhà Lê đã quan tâm và phát triển giáo dục như thế nào?
Vì sao thời Lê sơ hạn chế Phật giáo, đạo giáo mà lại tôn sùng Nho giáo?
- Vì Nho giáo đề cao Trung hiếu: trung với vua, hiếu với cha mẹ, quyền lực trong tay nhà vua, sách học tập thi cử là của đạo Nho. Gồm các bộ sách sau:
+ Tứ thư: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử.
+ Ngũ kinh: Kinh thi, kinh thư, kinh dịch, kinh lễ, kinh xuân thu.
HS: Đọc đoạn tư liệu.
Em có nhận xét gì về chế độ thi cử thời Lê?
? Để khuyến khích HT chọn nhân tài, nhà Lê có chính sách gì?
? Chế độ khoa cử thời Lê sơ được tiến hành thường xuyên như thế nào? Kết quả?
- Tổ chức 26 khoa thi, chọn 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
HS: Đọc đoạn tài liệu “ Khoa cử
Em có nhận xét gì về tình hình hình thi cử, giáo dục thời Lê sơ?
GV: Cung cấp:
Văn học thời Lê sơ đạt những thành tựu nổi bật:
- VH chữ Hán được duy trì, VH chữ Nôm phát triển (Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, )
Em có nhận xét gì về tình hình văn học thời Lê sơ?
- Phát triển đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
? Thời Lê sơ có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào?
- Sử học: Đại việt sử kí toàn thư.
- Địa lí: Dư địa chí.
- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: Lập thành toán pháp
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật thời Lê sơ?
- Lương Thế Vinh soạn “Hí phường phả lục” nêu những nguyên tắc biểu diễn hát, múa
Tại sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu đó?
Công lao lãnh đạo đất nước của các vị Vua thòi Lê Sơ, đóng góp của nhân dân
1. Kinh tế
* Nông nghiệp:
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Đặt ra một số chức quan chuyên trách nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ. Đồn điền sứ.
- Thực hiện phép quân điền: Định lại chính sách chia ruông đất công làng xã.
- Khuyến khích bảo vệ sản xuất, cấm giết trâu bò bừa bãi, chống thiên tai lũ lụt, khai hoang, lấn biển.
=> Quan tâm phát triển sản xuất -> SX được phục hồi, đời sống nông dân ổn định, phát triển.
* Công nghiệp:
- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công ở làng xã và kinh đô Thăng Long.
- Đẩy mạnh các xưởng thủ công nhà nước.
* Thương nghiệp:
- Trong nước: Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.
- Ngoài nước: Buôn bán với nước ngoài được phát triển nhưng được kiểm soát chặt chẽ.
=> KT ổn định, ngày càng phát triển.
2. Xã hội
* Giai cấp:
+ Giai cấp địa chủ: Chiếm nhiều ruộng đất, nắm mọi quyền hành
+ Giai cấp nông dân: Ít ruộng đất, cày
thuê cho địa chủ, phải nộp thuế
+ Thương nhân, thợ thủ công: Ngày càng đông, phải nộp thuế, không được coi trọng
+ Nô tì: Số lượng giảm, đời sống thấp hèn.
III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA – GIÁO DỤC:
1. Tình hình giáo dục, khoa cử:
- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở trường dạy học ở các lộ, đạo phủ.
- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
- Thi cử chặt chẽ qua ba kì thi.
- Vua ban mũ áo, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá.
-> Quy củ, chặt chẽ, đào tạo được nhiều quan lại trung thành phát hiện nhân tài cho đất nước.
2. Văn học - Khoa học - Nghệ thuật:
a. Văn học:
- Phát triển cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
- Nội dung: tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng, tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc.
b. Khoa học:
Sử học, y học, địa lý, toán học đều phát triển và đạt được thành tựu rự rỡ.
- Sử học: Đại việt sử kí toàn thư.
- Địa lí: Dư địa chí.
- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: Lập thành toán pháp
c. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật sân khấu, ca múa nhạc, chèo, tuồng đều phát triển.
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: có nhiều công trình, lăng, tẩm, cung điện đặc sắc.
* HĐ3: Luyện tập:
- Gv: Phát phiếu học tập, Hs hoạt động nhóm đôi
- Hoàn thành bảng về tình hình kinh tế dưới thời Lê sơ theo yêu cầu.
* HĐ4: Vận dụng:
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.
* HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền thời Lê sơ
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau:
- Học nội dung bài, nắm được thời Lê sơ xã hội có những tầng lớp và giai cấp nào.
- Đọc và chuẩn bị trước phần III: Tình hình văn hóa, giáo dục.
- Y/c: + Tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ như thế nào?
+ Những thành tựu về văn hoá, KH, nghệ thuật thời Lê sơ.
+ Nêu những nét khái quát về các danh nhân văn hóa thời Lê sơ.
+ Sưu tầm chân dung các danh nhân văn hóa thời Lê sơ.
Ngày giảng: ..../05/2020
Tiết 43 - Bài 23:
KINH TẾ VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI - XVIII
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tình hình nông nghiệp nước ta thế kỉ XVI, XVIII.
- Tình hình thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI, XVIII.
- Những thành tựu về văn hóa nước ta thế kỉ XVI, XVIII.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:
- Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước và lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng dân tộc.
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp:
Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* HĐ1: Khởi động:
Cho HS làm bài tập nhanh khái quát nội dung bài cũ
GV: Dẫn dắt vào bài mới:
* HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
I. Kinh tế:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
GV: Gọi HS đọc mục 1 SGK.
? Ở Đàng Ngoài chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không?
HS: Chúa trịnh không chăm lo khai hoang, tổ chức đê điều.
Ruộng dất bị bọn cường hào đem càm bán.
? Cường hào đem cầm bán ruộng đất công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân như thế nào?
HS: Nông dân không có ruộng cấy cày nên:
+ Mất mùa đói kém xảy ra dồn dập.
+ Nhiều người bỏ làng đi nơi khác.
? Ở Đàng Trong chúa Nguyễn có quan tân đén sản xuất nông nghiệp không? Nhằm mục đích gì?
HS: Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận Quảng để củng cố xây dựng cát cứ.
Mục đích: Xây dựng kinh tế giàu mạnh để chống đối lại họ Trịnh.
? Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang?
HS: Cung cấp nông cụ, lương ăn lập làng ấp.
- Ở Thuận Hoá chiêu tập nhân dân lưu vong tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ về quê cũ làm ăn.
? Chúa Nguyễn đã làm gì để mở rộng đất đai? Xây dựng cát cứ?
HS: Đặt phủ Gia Định, mở rộng xuống vùng đất Mĩ Tho Hà Tiên. Lập xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.
? Phủ Gia Định gồm có mấy dinh? Thuộc những tỉnh nào hiện nay hiện nay?
HS: Gồm 2 dinh:
- Dinh Trấn Biên: ( Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương,Bình Phước)
- Dinh Phiên Trấn: ( Thành phố HCM, Long An, Tây Ninh)
H: K-G: Nhận xét sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong?
HS: Đàng Ngoài ngưng trệ.
Đàng Trong phát triển.
GV gọi HS đọc mục 2 SGK.
? Nước ta gồm có các ngành nghề thủ công tiêu biểu nào?
HS: Dệt lụa, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,...
? Ở thế kỉ XVII, thủ công nghiệp phát triển như thế nào?
HS: Làng thủ công mọc lên ở nhiều nơi (SGK)
? Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào?
HS: Xuất hiện nhiều chợ, phố xá và các đô thị.
H: K-G: Nhận xét về chợ? Xuất hiện nhiều chợ chứng tỏ điều gì?
HS: Buôn bán trao đổi hàng hoá rất phát triển .
HS đọc "Một số người phương Tây.........." SGK.
? Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài?
HS:Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân châu Á ,châu Âu vào buôn bán, mở cửa hàng để nhờ họ mua vũ khí.
- Về sau: hạn chế ngoại thương.
H: K-G: Vì sao đến giai đoạn sau chính quyền Trịnh - Nguyễn hạn chế ngoại thương?
HS: Họ sợ người phương Tây có ý đồ xâm chiếm nước ta.
1. Nông nghiệp:
* Đàng Ngoài :
- Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán
=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút.
=> Đời sống nhân dân đói khổ.
* Đàng Trong:
Khuyến khích khai hoang.
Đặt phủ Gia Định
Lập làng xóm mới.
=> Kinh tế phát triển rõ rệt
2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.
- Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán:
- Thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện
các làng thủ công
- Thương nghiệp: Xuất hiện nhiều chợ, phố xá và các đô thị.
- Hạn chế về ngoại thương.
II. Văn hóa:
GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK.
H: Ở thế kỉ XVI - XVII nước ta có những tôn giáo nào?
- Nho giáo Phật giáo, Đạo giáo và sau đó thêm Thiên Chúa giáo.
H: Trình bày rõ sự phát triển của từng tôn giáo đó?
- Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
K - G: Vì sao lúc này Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn?
- Do các thế hệ phong kiến tranh giành địa vị.
- Vua Lê trở thành bù nhìn.
H: Ở thôn quê có những hình thức sinh hoạt tư tưởng như thế nào?
- Hội làng : là hình thức sinh hoạt phổ biến lâu đời trong lịch sử.
H: Quan sát hình 53. Bức tranh miêu tả cái gì?
- Buổi biểu diển võ nghệ tại các hội làng. Hình thưc phong phú, nhiều thể loại: Đấu kiếm, đua ngựa, bắn cung,....
K - G: Hình thức sinh hoạt văn hoá có tác dụng gì?
- Thắt chặt tình đoàn kết - giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
GV: KL
H: Đạo Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?
- Bắt nguồn từ châu Âu. Thế kỉ XVI các giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn truyền bá đạo Thiên Chúa.
H: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Thế kỉ XVII Một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt để tiện việc biên soạn và giảng giáo lí Thiên Chúa.
GV: Nhấn mạnh vài trò của A lếch xăng đrốt.
H: Vì sao chữ quốc ngữ ra đời?
HS: Mục đích truyền đạo.
H: Theo em chữ Quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong quá trình phát triển văn hoá Việt Nam?
HS: ( HS thảo luận nhóm )
- Là chữ viết tiện lợi.
- Là công cụ thông tin rất thuận tiện, vai trò quan trọng trong văn học viết.
GV : Yêu cầu học sinh tự đọc nhẩm.
K - G: Vặn học giai đoạn này bao gồm mấy bộ phận? Nhận xét vè dặc điểm của văn học?
- 2 bộ phận:
+ Vặn học bác học.
+ Văn học dân gian.
H: Ở thế kỉ XVI - XVII nước ta có những nhà thơ, nhà văn nào nổi tiếng? Nêu một số tác phẩm mà em biết?
- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
HS: Đọc phần in nghiêng SGK.
GV: Nhiều thể loại phong phú : truyện, thơ,...
Nội dung: phản ảnh tinh thần tình, cảm lạc quan yêu thương con người của nhân dân lao động.
H: Kể tên nhưng thành tựu của các loại hình nghệ thuật?
Nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật sân khấu tinh tế đánh dấu một trình độ mới trong phong cách nghệ thuật.
1. Tôn giáo
- Nho giáo vẫn được đề cao; Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi
- Nhân dân vẫn giữa nếp sống văn hóa truyền thống
- Cuối thế kỉ XVI xuất hiện Đạo Thiên Chúa giáo.
2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ.
- Thế kỉ XVII Một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt để tiện việc biên soạn và giảng giáo lí Thiên Chúa.
- Tiếng Việt la tinh hóa được hoàn thiện dần và chữ quốc ngữ ra đời từ đó.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian
- Văn học chữ Nôm rất phát triển.
Tiêu biểu:
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đào Duy Từ.
- Nghệ thuật dân gian nhiều thể loại phong phú : truyện, thơ,...
- Nội dung: phản ảnh tinh thần, tình cảm lạc quan yêu thương con người của nhân dân lao động.
- Nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật sân khấu tinh tế đánh dấu một trình độ mới trong phong cách nghệ thuật.
* HĐ3: Luyện tập:
- Gv: Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thực hiện bài tập theo phiếu.
* HĐ4: Vận dụng:
Nhận xét về tình hình kinh tế - văn hóa nước ta ở thế kỉ VI – XVIII.
* HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau:
- Học nội dung bài, nắm được thời Lê sơ xã hội có những tầng lớp và giai cấp nào.
- Đọc và chuẩn bị trước Bài 25 - Phong trào Tây Sơn
- Y/c:
+ Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
+ Nét chính về sự bùng nổ của khởi nghĩa Tây Sơn.
+ Tiến trình, ý nghĩa việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
+ Diễn biến, kết quả, ý nghĩa trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
=============== * * * ==============
Ngày giảng: .../05/2020
Tiết 44 - Bài 25:
PHONG TRÀO TÂY SƠN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp Hs nắm được:
- Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
- Nét chính về sự bùng nổ của khởi nghĩa Tây Sơn.
- Tiến trình, ý nghĩa việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:
- Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước và lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng dân tộc.
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp:
Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* HĐ1: Khởi động:
Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh, phát triển lực lượng nghĩa quân, ba anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, đánh đuổi quân Xiêm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
* HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
I- KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
HS: Đọc sgk tìm hiểu mục 1
GV: Cung cấp:
Những biểu hiện nào chứng tỏ chính
quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu và mục nát?
- Quan lại tăng quá mức, tập đoàn Trương Phúc Loan nắm quyền hành tham nhũng.
HS: Đọc phần in nghiêng sgk.
Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?
- Hoang phí, xa xỉ, tham nhũng.
Đời sống nông dân Đàng Trong có gì giống và khác với nông dân Đàng Ngoài? Vì sao?
Đều cơ cực. Vì đều bị g/c pk bóc lột thậm tệ.
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?
Nêu một vài nét tiêu biểu của chàng Lía?
- Phần in nghiêng sgk
GV: Cung cấp kiến thức:
GV: Đọc và giải thích những câu ca dao ca tụng chàng Lía.
HS: Đọc SGK tìm hiểu nội dung mục 2.
Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?
- Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì?
- xây dựng lực lượng, lập căn cứ; khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”
Có nhà chép sử PK cho rằng anh em Tây Sơn khởi nghĩa vì đánh bạc thua, trốn vào rừng làm giặc. Theo em ý kiến đó đúng hay sai?
- Đó chỉ là ý kiến xuyên tạc, anh em Tây Sơn khởi nghĩa vì căm giận sự thống trị tàn ác của chúa Nguyễn. Khẩu hiệu được nhân dân hưởng ứng.
GV: Chỉ trên lược đồ về căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn.
Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa căn cứ xuống Tây Sơn Hạ đạo?
- Thảo luận nhóm - từng nhóm báo cáo kết quả - lớp góp ý bổ sung.
HS: Đọc phần in nghiêng SGK.
Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn?
- Đông, có trang bị vũ khí bênh vực quyền lợi cho người dân nghèo.
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII.
a. Tình hình xã hội.
- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu mục nát.
- Đời sống nhân dân khổ cực.
b. Cuộc khởi nghĩa chàng Lía.
- Nổ ra ở Truông Mây (Bình Định)
- Chủ trương: “Lấy của giàu chia cho người nghèo”
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
a. Lãnh đạo:
- Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
b. Căn cứ:
- Tây Sơn thượng đạo.
- Tây Sơn hạ đạo.
c. Lực lượng:
- Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc, thợ thủ công, thương nhân.
II- TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN
VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
GV: Chỉ bản đồ thành Quy Nhơn.
HS: Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
GV: Kể chuyện: Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt, bị nhốt vào cũi rồi khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn.
GV: Vừa giảng vừa chỉ địa danh Quy Nhơn ở bản đồ.
Nhận xét cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc? Thành Quy Nhơn thuộc về Tây Sơn có ý nghĩa gì?
- Lần đầu tiên nghĩa quân hạ được một thành luỹ dinh thự của bọn quan lại. Y thế chính trị của chúng suy sụp, trái lại uy thế nghĩa quân tăng lên nhanh chóng.
GV: Chỉ vùng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận nghĩa quân đã làm chủ khi chiếm được thành Quy Nhơn.
Biết tin Tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh có hành động gì?
- Phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế)
Tại sao Nguyễn Nhạc phải hoà hoãn với quân Trịnh?
- Họ Nguyễn không chống nổi quân Trịnh phải vượt biển vào Gia Định.
- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi, phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
GV: (giảng): từ năm 1776-1783 nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định.
Trong lần tiến quân thứ 2 (năm 1777) Tây Sơn bắt giết đựoc chúa Nguyễn chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát
GV: Chỉ đại danh Gia Định trên bản đồ.
Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa lan
nhanh và giành được thắng lợi?
- Sức mạnh của nhân dân hưởng ứng khởi nghĩa thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc.
Gv: Yêu cầu Hs chú ý vào nội dung của bài phần 2-sgk.
Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?
- Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm. Vua Xiêm lợi dụng cơ hội này thực hiện âm mưu chiếm đất Gia Định.
GV: Sử dụng lược đồ H57 chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo hai hướng mũi tên: 2 vạn quân thuỷ đổ bộ trên Rạch Giá (Kiên Giang) 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi tiến vào nước ta?
- Hung hăng, bạo ngược nên nhân dân căm ghét.
GV: Chỉ bản đồ địa danh Mĩ Tho.
Đại bản danh của nghĩa quân chọn khoảng sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông này?
HS: Trả lời theo SGK.
GV nói thêm: Các cù lao Thái Sơn, Bốn Thôn, Bà Kiểu và 2 bên bờ cây cỏ rậm rạp
GV: Giới thiệu các kí hiệu chỉ thuỷ quân, Bộ binh Tây Sơn, trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
GV trình bày kết quả.
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào?
- Là một trong những cuộc thuỷ chiến lớn nhất. Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân, thiên tài quân sự của của Nguyễn Huệ. Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến nhà Xiêm do Nguyễn Ánh dẫn đường.
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
* Hạ thành Quy Nhơn.
- Tháng 9/1773 nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.
- Năm 1774 mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
- Hoà hoãn với quân Trịnh.
- Năm 1783 chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)
a. Nguyên nhân:
Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
b. Diễn biến:
- Năm 1784 Quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
- Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa.
c. Kết quả: Quân Xiêm bị đánh tan.
d. Ý nghĩa:
- Đập tan âm mưu xâm lược của Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.
* HĐ3: Luyện tập:
- Gv: Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thực hiện bài tập theo phiếu.
* HĐ4: Vận dụng:
Nhận xét về cách tiến quân của quân Tây Sơn.
* HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau:
- Học nội dung bài, nắm được thời Lê sơ xã hội có những tầng lớp và giai cấp nào.
- Đọc và chuẩn bị trước Bài 25 - Phong trào Tây Sơn
- Y/c:
- Diễn biến, kết quả cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
=============== * * * ==============
Ngày giảng: .../05/2020
Tiết 44 - Bài 25:
PHONG TRÀO TÂY SƠN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp Hs nắm được:
- Tiến trình nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân - tiến quân ra Bắc diệt họ Trịnh.
- Tiến trình Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:
- Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước và lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng dân tộc.
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp:
Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* HĐ1: Khởi động:
Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh, phát triển lực lượng nghĩa quân, ba anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, đánh đuổi quân Xiêm bảo vệ nền độc lập dân tộc và đập tan các thế lực quân xâm lược nước ngoài.
* HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
HS: Đọc thông tin SGK.
H: Tình hình Đàng Ngoài như thế nào?
- Quân Trịnh đóng ở Phú Xuân kiêu căng sách nhiểu dân chúng.
GV: Dùng lược đồ trình bày diễn biến của nghĩa quân Tây sơn.
H: Vì sao Nguyễn Huệ nêu danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh" ?
GV: Chỉ bản đồ: Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ cho quân từ Phú Xuân đánh ra Thăng Long. Chúa Trịnh bị bắt.
H: Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy?
- Nhân dân chán ghét nhà Trịnh, ủng hộ Tây Sơn.
- Thế lực nghĩa quân Tây Sơn đang mạnh.
GV: Chỉ địa danh Thăng Long trên lược đồ.
GV: Gọi học sinh đọc mục 2 SGK.
H: Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn rút về Nam như thế nào?
- Con cháu họ Trịnh
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_42_den_49_nam_hoc_2019_2020_truon.docx