I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm
1424-1426.
- Thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kì nầy
để từ chỗ bị động đối phó với quân Minh tiến đến làm chủ và bao vây được Đông Quan.
- Diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giải phóng Nghệ An, Tân Bình,
Thuận Hóa. - Diễn biến chính cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ thuật lại sự kiện lịch sử.
- Nhận xét, đánh giá các sự kiện, lịch sử tiêu biểu.
3. Tư tưởng:
- Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất
kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
- Tinh thần yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, HD thực hiện chuẩn KTKN Lịch
sử 7, phiếu học tập.
2- Học sinh: Chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp:
- Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể
cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật "Chia sẻ nhóm đôi", hoạt động cá nhân
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 38: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/01/2020
Ngày giảng: 7A2: 09/01/2020
TIẾT 38 - BÀI 19:
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HOÁ
VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC ( 1424 - 1426 )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm
1424-1426.
- Thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kì nầy
để từ chỗ bị động đối phó với quân Minh tiến đến làm chủ và bao vây được Đông Quan.
- Diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giải phóng Nghệ An, Tân Bình,
Thuận Hóa. - Diễn biến chính cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ thuật lại sự kiện lịch sử.
- Nhận xét, đánh giá các sự kiện, lịch sử tiêu biểu.
3. Tư tưởng:
- Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất
kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
- Tinh thần yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, HD thực hiện chuẩn KTKN Lịch
sử 7, phiếu học tập.
2- Học sinh: Chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp:
- Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể
cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật "Chia sẻ nhóm đôi", hoạt động cá nhân
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc k/n Lam Sơn giai đoạn 1918-1923?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG1: Khởi động:
- Cho HS làm bài tập nhanh khái quát nội dung bài cũ ?
? Bài học hôm nay có những nội dung chính nào?
GV: Dẫn dắt vào bài mới: Ta hoà hoãn với quân Minh được một thời gian
ngắn, vì không mua chuộc được Lê Lợi nên quân Minh trở mặt tấn công. Ta phải rút
quân vào Nghệ An xây dựng lực lượng, giải phóng Nghệ An - Tân Bình - Thuận Hoá
và tiến quân ra Bắc.
* HOẠT ĐỘNG2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cơ bản
Giảng theo SGK: Những khó khăn của
nghĩa quân.
- HĐN bàn 2p
? Tại sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển
quân vào Nghệ An?
- Vì Nghệ An là vùng đất rộng người đông,
địa hình hiểm trở lại xa trung tâm địch.
? Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn
Chích?
- Rất đúng đắn, phù hợp với tình hình lúc đó.
GV: tường thuật diễn biến
- HĐ cá nhân – KT động não
? Em có nhận xét gì về khí thế cách mạng
của nghĩa quân?
- Như trúc chẻ ( trích Bình Ngô đại Cáo)
GV: chỉ trên lược đồ vị trí của Tân Bình,
Thuận Hóa.
HS: Theo dõi SGK
? Dựa vào SGK em hãy trình bày diễn
biến cuộc tấn công giải phóng Tân Bình,
Thuận Hoá?
- HĐ cặp đôi 1p
? Em có nhận xét gì về tương quan lực
lượng giữa ta và địch sau khi giải phóng
Tân Bình - Thuận Hoá ?
- Tương quan lực lượng giữa ta và địch có
1. Giải phóng Nghệ An( 1424), Tân
Bình, Thuận Hóa
a. Giải phóng Nghệ An
- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch
chuyển quân vào Nghệ An.
- Theo kế hoạch của Nguyễn Chích,
được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12-10 -
1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn
Đa Căng và giành thắng lợi sau đó hạ
thành Trà Lân.
- Bằng kế nghi binh ta đã đánh thắng ở
Khả Lưu, Bồ Ải.
- Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu,
Thanh Hoá chưa đầy 1 tháng.
b. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
- Tháng 8- 1425 Trần Nguyên Hãn, Lê
Ngân chỉ huy một lực lượng mạnh từ
Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình
và Thuận Hoá và giành thắng lợi. Vùng
giả phóng kéo dài từ Thanh Hóa đến
đèo Hải Vân.
- Quân Minh còn mấy thành lũy bị cô
lập và bị nghĩa quân vây hãm.
sự thay đổi: lực lượng của ta ngày càng
trưởng thành, khu giải phóng được mở
rộng, địch rơi vào thế bị động, phải co
cụm để phòng thủ.
Gọi học sinh đọc SGK.
? Tháng 9/1426 Lê Lợi có quyết định như
thế nào?
- HĐN 4 -4p
? Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày kế
hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ?
? Em có nhận xét gì về kế hoạch tiến quân
của Lê Lợi?
- Táo bạo, mạnh mẽ, quyết đoán, đúng đắn
? Kết quả của tấn công ra Bắc như thế nào?
- HĐ cá nhân – KT động não
? Việc nghĩa quân nhận được sự ủng hộ
của nhân dân nói lên điều gì?
- Đây là một cuộc chiến chính nghĩa, đấu
tranh vì nhân dân
2. Tiến quân ra Bắc và mở rộng
phạm vi hoạt động (năm 1426)
- Tháng 9 - 1426, Lê Lợi chia làm 3
Đạo quân tiến quân ra Bắc:
+ Đạo thứ nhất: Tiến ra giải phóng
miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ
Vân Nam sang.
+ Đạo thứ 2: Giải phóng vùng hạ lưu
sông Nhị (Sông Hồng) và chặn
đường rút lui của giặc từ Nghệ An về
Đông Quan.
+ Đạo thứ 3: Tiến thẳng về Đông Quan.
- Quân ta được sự ủng hộ của nhân dân,
giành nhiều trận thắng lớn. Địch cố thủ
trong thành Đông Quan.
-> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai
đoạn phản công.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
? Nối cột A với cột B sao cho phù hợp
Đạo quân Nối Kế hoạch
1. Đạo thứ nhất 1- b a. Tiến thẳng ra Đông Quan
1. Đạo thứ hai 2- c b. Tiến quân giải phóng Tây Bắc, ngăn chặn viện
binh của giặc từ Vân Nam sang
1. Đạo thứ ba 3- a c. Giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (S.Hồng) và
chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông
Quan, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Sưu tầm hình ảnh, câu chuyện lịch sử liên quan tới các nhân vật lịch sử trên.
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- Sưu tầm những mẩu chuyện về sự ủng hộ của nhân dân đối với nghĩa quân
Lam Sơn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc và chuẩn bị trước phần III bài 19.
+ Tìm hiểu về hoàn cảnh, tóm tắt diễn biến, kết quả của trận Tốt Động, Chúc
Động, Chi Lăng, Xương Giang
+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_38_cuoc_khoi_nghia_lam_son_1418_1.pdf